Thoát vị cơ hoành: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Cơ hoành là một hàng rào cơ có dạng hình vòm nằm giữa lồng ngực và khoang bụng. Nó ngăn cách tim, phổi với các cơ quan trong ổ bụng (như là dạ dày, ruột, lách và gan).

Thoát vị cơ hoành xảy ra khi một hoặc nhiều cơ quan trong ổ bụng di chuyển lên trên lồng ngực thông qua một lỗ hổng (lỗ mở) ở cơ hoành. Loại khiếm khuyết này có thể xuất hiện từ khi sinh ra hoặc mắc phải sau này trong cuộc sống. Đây luôn là trường hợp cấp cứu y tế và cần phải phẫu thuật nhanh chóng để khắc phục tổn thương.

Những nguyên nhân gây ra thoát vị hoành?

Thoát vị hoành bẩm sinh (CDH) là do sự phát triển bất thường của cơ hoành trong khi thai nhi đang hình thành. Một khiếm khuyết xảy ra trong cơ hoành của thai nhi khiến cho một, thậm chí nhiều cơ quan trong ổ bụng di chuyển vào lồng ngực và chiếm lấy không gian mà đáng nhẽ là của phổi và kết quả là phổi không thể phát triển bình thường. Trong phần lớn các trường hợp, điều này chỉ ảnh hưởng đến một bên phổi.

Thoát vị hoành mắc phải (ADH) thường là kết quả của chấn thương đâm thủng hoặc một lực cùn gây ra, trong đó phải kể đến tai nạn giao thông và té ngã gây ra phần lớn tổn thương. Vết thương xuyên thấu thường do vết đâm hoặc vết thương do súng bắn. Ngoài ra phẫu thuật vùng bụng hoặc ngực cũng có thể gây ra tổn thương ngẫu nhiên cho cơ hoành. Hiếm khi thoát vị hoành xảy ra mà không rõ lý do và không được chẩn đoán trong một thời gian đầu, cho đến khi nó trở nên nghiêm trọng đến mức gây ra các triệu chứng.

Các yếu tố nguy cơ của thoát vị hoành?

Hầu hết thoát vị cơ hoành bẩm sinh là vô căn; nguyên nhân của chúng đều không được biết rõ. Người ta tin rằng sự kết hợp của một số nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của tình trạng này. Các bất thường về nhiễm sắc thể và di truyền, môi trường bị ảnh hưởng và các vấn đề dinh dưỡng đều có thể có vai trò trong việc hình thành các thoát vị này. Nó cũng có thể xảy ra cùng với các vấn đề ở cơ quan khác như sự phát triển bất thường của hệ thống tim, đường tiêu hóa hoặc sinh dục.

Bị ngã tác động lên vùng cơ hoành có thể gây thoát vị (nguồn: https://www.baamboozle.com/)Bị ngã tác động lên vùng cơ hoành có thể gây thoát vị (nguồn: https://www.baamboozle.com/)

Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ bị thoát vị hoành mắc phải:

  • Thương tật do tai nạn giao thông
  • Thủ thuật phẫu thuật trên ngực hoặc bụng
  • Ngã, tác động đến vùng cơ hoành
  • Vết đâm
  • Vết đạn bắn

Các triệu chứng của thoát vị hoành?

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khi bị thoát vị hoành có thể khác nhau tùy thuộc vào kích thước, nguyên nhân và các cơ quan liên quan.

Khó thở

Điều này thường rất nghiêm trọng. Trong CDH, tình trạng khó thở này là kết quả của sự phát triển bất thường phổi. Còn trong ADH, nó xảy ra khi phổi không thể hoạt động bình thường do bị chèn ép.

Thở nhanh

Phổi cố gắng bù đắp lượng oxy thấp trong cơ thể bằng cách hoạt động thông khí với tốc độ nhanh hơn .

Da xanh

Khi cơ thể không nhận đủ oxy từ phổi, nó có thể làm cho da trở nên xanh xao (tím tái).

Nhịp tim nhanh 

Tim co bóp nhanh hơn bình thường để cố gắng cung cấp máu giàu oxy cho cơ thể.

Âm thanh hơi thở bị khó nghe hoặc không có

Triệu chứng này thường gặp trong trường hợp CDH vì một trong 2 bên phổi của bé có thể chưa được hình thành đúng cách. Âm thanh hơi thở ở bên bị ảnh hưởng sẽ không có hoặc rất khó nghe.

Âm thanh của ruột ở vùng ngực

Xảy ra khi ruột di chuyển lên khoang ngực.

Bụng đầy hơn

Bụng của bạn có thể ít đầy hơn so với khi sờ nắn (kiểm tra cơ thể bằng cách ấn vào một số vùng nhất định). Đó là do các cơ quan trong ổ bụng bị đẩy lên khoang ngực.

Cách chẩn đoán thoát vị hoành?

Các bác sĩ thường có thể chẩn đoán thoát vị hoành bẩm sinh trước khi trẻ được sinh ra. Khoảng một nửa số trường hợp được phát hiện khi siêu âm thai. Cũng có thể gặp phải tình trạng tăng lượng nước ối (chất lỏng bao quanh và bảo vệ thai nhi) trong tử cung.

Sau khi sinh, những bất thường sau có thể xuất hiện khi khám sức khỏe:

  • Cử động ngực bất thường
  • Khó thở
  • Da xanh, tím tái
  • Mất tiếng thở ở một bên ngực
  • Tiếng ruột trong lồng ngực
  • Cảm giác bụng “trống rỗng”

Chẩn đoán CDH hoặc ADH thường chỉ cần làm các xét nghiệm sau đây:

  • Chụp X-quang
  • Siêu âm (sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh bên trong các khoang ngực, ổ bụng và các tạng bên trong)
  • Chụp CT (cho phép kiểm tra trực tiếp các cơ quan trong ổ bụng)
  • Xét nghiệm khí máu động mạch (lấy máu trực tiếp từ động mạch và kiểm tra nồng độ oxy, carbon dioxide và độ axit hoặc độ pH)
  • MRI (để đánh giá tập trung hơn các cơ quan, đặc biệt là ở thai nhi)

Điều trị thoát vị hoành như thế nào?

Cả thoát vị hoành bẩm sinh và mắc phải thường cần phải phẫu thuật khẩn cấp. Phẫu thuật phải được thực hiện để lấy các cơ quan trong ổ bụng ra khỏi lồng ngực và đặt chúng trở lại ổ bụng. Sau đó bác sĩ phẫu thuật sẽ sửa chữa cơ hoành.

Phẫu thuật cho trẻ sơ sinh là cách để khắc phục khối thoát vị (nguồn: https://www.choc.org/)Phẫu thuật cho trẻ sơ sinh là cách để khắc phục khối thoát vị (nguồn: https://www.choc.org/)

Với CDH, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật sớm nhất là từ 48 đến 72 giờ sau khi sinh em bé. Phẫu thuật có thể xảy ra sớm hơn trong các tình huống khẩn cấp hoặc có thể bị trì hoãn tùy trường hợp cụ thể vì mọi trường hợp đều có sự khác nhau. Bước đầu tiên là phải ổn định em bé và tăng nồng độ oxy trong cơ thể. Nhiều loại thuốc và kỹ thuật được sử dụng để giúp ổn định trẻ sơ sinh và hỗ trợ thở. Những em bé này được chăm sóc tốt nhất tại khoa chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU). Khi em bé đã ổn định, sau đó phẫu thuật có thể được tiến hành.

Với ADH, bệnh nhân thường cần được ổn định trước khi phẫu thuật. Bởi vì hầu hết các trường hợp ADH là do chấn thương, có thể có các biến chứng khác như chảy máu trong nên ca phẫu thuật cần diễn ra càng sớm càng tốt.

Làm thế nào có thể ngăn ngừa bị thoát vị hoành?

Hiện tại, không có cách nào được biết đến có thể ngăn chặn được CDH. Khám thai sớm và thường xuyên khi mang thai là điều quan trọng để giúp phát hiện tình trạng này trước khi sinh. Nó sẽ giúp bạn lập kế hoạch và chăm sóc thích hợp trước, trong và sau khi sinh.

Một số biện pháp phòng ngừa cơ bản có thể giúp bạn tránh bị ADH bao gồm:

  • Lái xe cẩn thận và luôn thắt dây an toàn.
  • Tránh các hoạt động khiến bạn dễ bị chấn thương nặng ở ngực hoặc bụng, chẳng hạn như chơi thể thao quá sức.
  • Hạn chế rượu và tránh sử dụng ma túy vì chúng có thể khiến bạn dễ gặp tai nạn hơn.
  • Thận trọng khi sử dụng các vật sắc nhọn như dao và kéo.

Tiên lượng lâu dài với thoát vị hoành?

Tiên lượng về CDH phụ thuộc vào mức độ tổn thương của phổi, cũng như mức độ nghiêm trọng của sự liên quan tới các cơ quan khác. Theo nghiên cứu hiện tại, tỷ lệ sống sót chung đối với thoát vị cơ hoành bẩm sinh là 70-90%

Tỷ lệ sống sót trong trường hợp bị ADH có liên quan trực tiếp tới loại chấn thương, tuổi và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, cũng như mức độ nghiêm trọng của khối thoát vị dựa trên kích thước và các cơ quan khác có liên quan.

Câu hỏi liên quan

Các biến chứng xảy ra sau phẫu thuật có thể là: Chảy máu rỉ rả trong ổ bụng, Viêm phúc mạc do thủng tạng, áp xe tồn lưu, Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, Thoát vị hoành tái phát,...
Xem thêm
Trong quá trình hình thành, vì một lý do nào đó, cơ hoành không được hoàn thiện đầy đủ tạo thành khe hở cơ hoành khiến cho lồng ngực và ổ bụng không được ngăn cách hoàn toàn làm cho các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, gan, lách có thể đi lên lồng ngực qua khe hở cơ hoành gây nên bệnh thoát vị hoành.
Xem thêm
Thoát vị khe hoành là tình trạng một phần dạ dày chui lên lồng ngực.
Xem thêm
Thoát vị khe hoành nếu không gây ra triệu chứng thì thường không cần can thiệp điều trị. Đối với các trường hợp gây ra triệu chứng, bác sĩ sẽ dùng các loại thuốc hay được dùng cho chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Xem thêm
Thoát vị khe hoành thực quản được chia thành 4 loại: Thoát vị kiểu trượt, Thoát vị cạnh thực quản (thoát vị kiểu cuốn), Thể hỗn hợp của 2 loại trên, Thoát vị khổng lồ, gần như toàn bộ dạ dày bị xoắn ngược lên nằm trong lồng ngực
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thoát vị cơ hoành
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!