Tác giả, tác phẩm Qua Đèo Ngang
I. Tác giả Bà Huyện Thanh Quan
- Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, chưa rõ năm sinh, năm mất.
- Quê quán: làng Nghi Tàm, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội.
- Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh), tỉnh Thái Bình, do đó mà có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan.
- Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, hiện còn để lại sáu bài thơ Đường luật.
- Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều, hầu hết viết bằng chữ Nôm, theo thể Đường luật. Hiện tìm được những bài sau: Thăng Long thành hoài cổ, Qua chùa Trấn Bắc, Qua Đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà, Tức cảnh chiều thu, Cảnh đền Trấn Võ, Cảnh Hương sơn.
II. Tìm hiểu tác phẩm Qua Đèo Ngang
1. Thể loại
Qua Đèo Ngang thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được viết khi Bà Huyện Thanh Quan vào Phú Xuân - Huế nhận chức quan của mình.
- Bài thơ này được viết vào khoảng thế kỉ XIX, khi tác giả lần đầu tiên tới Đèo Ngang.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Qua Đèo Ngang có phương thức biểu đạt là biểu cảm.
4. Tóm tắt Qua đèo Ngang
Bài thơ là bức tranh cảnh vật bao la rộng lớn nhưng tiêu điều, hoang sơ. Từ chỗ cảm nhận vẻ đẹp hoang vắng của thiên nhiên, nhà thơ quay trở về thực tại của cõi lòng. Đứng trước trời, nước mênh mông, trước cảnh bể dâu của cuộc đời, con người thấy nhỏ bé, cô đơn, quay lại chỉ có mình với mình, với mảnh tình riêng đơn lẻ, nhỏ nhoi, trống vắng mênh mông.
5. Bố cục Qua Đèo Ngang
4 phần (Đề, thực, luận, kết)
+ Hai câu luận: bàn luận, nhận xét
+ Hai câu thực: miêu tả cụ thể cảnh và người
+ Hai câu đề: mở ý
+ 2 câu cuối: khép lại mạch ý bài thơ. Đó chính là nỗi lòng của Bà Huyện Thanh Quan.
6. Giá trị nội dung
Bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời, thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả.
7. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Qua Đèo Ngang
1. Hai câu đề
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
- Thời điểm: bóng xế tà
→ Ánh nắng nhạt của chiều muộn ⇒ Gợi nỗi buồn.
→ Gợi lên một nỗi buồn man mác.
- Cảnh: cỏ cây chen đá > < lá chen hoa
+ Điệp từ, tiểu đối
+ Điệp từ “chen”
+ Tiểu đối: Cỏ cây thì chen đá > < lá thì chen hoa.
→ Nơi đây có cây cối, có hoa lá chen chúc um tùm, hoang sơ.
⇒ Gợi lên vẻ hoang sơ, rậm rạp; không gian hoang vắng gợi nỗi buồn.
2. Hai câu thực
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
- Phép đối: Lom khom > < lác đác
→ Đối rất cân, rất chỉnh ⇒ Phác họa nên một bức tranh sơn thủy hữu tình.
- Từ láy tượng hình
+ Lom khom: Gợi dáng vẻ vất vả, nhỏ nhoi
+ Lác đác, vài: Gợi hình ảnh ít ỏi, thưa thớt.
- Đảo cấu trúc câu
+ Lom khom - tiều vài chú
+ Lác đác - chợ mấy nhà
→ Nhấn mạnh dáng vẻ nhỏ bé, tội nghiệp của con người và sự thưa thớt, xác xơ của cảnh vật.
- Đảo từ
+ Tiều vài chú
+ Chợ mấy nhà
→ Đảo từ trong cụm danh từ + từ chỉ số lượng ít ỏi (vài, mấy) ⇒ Gợi lên một thế giới cô liêu, lẻ loi, hoang vắng.
⇒ Cảnh: Sự sống ít ỏi, thưa thớt, hoang sơ.
⇒ Tình: Nỗi buồn man mát của lòng người.
3. Hai câu luận
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
- Nghệ thuật đối
+ Nhớ nhà > < đau lòng
+ Con quốc quốc > < cái gia gia
+ Hệ thống thanh điệu cũng đối: TT BB BTT > < BB TT TBB
→ Làm nổi bật trạng thái, cảm xúc, tạo nhạc điệu cân đối cho bài thơ
- Nghệ thuật ẩn dụ: mượn tiếng chim để gợi tả lòng người
⇒ Sự hoang vắng của cảnh vật và nỗi nhớ nước, thương nhà bồn chồn của nhà thơ
4. Hai câu kết
Dừng chân đứng lại trời ,non ,nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
- Cảnh đèo Ngang: trời, non, nước > < Mảnh tình riêng ta với ta
+ Cảnh: bao la, bát ngát, hùng vĩ, trùng điệp → Ấn tượng mênh mông, xa lạ, vắng vẻ và tĩnh lặng
+ Tình: nhỏ nhoi, cô đơn tuyệt đối
⇒ Hình ảnh đối lập. Cảnh bao la khôn cùng, con người buồn bã, cô đơn, nhỏ bé
⇒ Gợi tâm sự sâu kín về nỗi nhớ nước, thương nhà da diết, âm thầm, lặng lẽ của con người trước cảnh vật bao la và rộng lớn..
Xem thêm tác giả tác phẩm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tác giả tác phẩm: Thiên trường vãn vọng
Tác giả tác phẩm: Ca Huế trên sông Hương
Tác giả tác phẩm: Hịch tướng sĩ