Thai lưu là gì? Và những hiểu biết cơ bản khác về thai lưu

Thai chết lưu là hiện tượng một thai ngừng phát triển trong tử cung sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Mât thai nhi trước tuần thứ 20 của thai kỳ được gọi là sẩy thai.

Cứ khoảng 1 trong 200 phụ nữ mang thai có một thai bị chết lưu. Nhiều trường hợp thai chết lưu xảy ra ngay trong những thai kì hoàn toàn bình thường gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần của người làm cha mẹ. 

Hầu hết phụ nữ có tiền sửthai  lưu vẫn có thể sinh con khỏe mạnh trong lần mang thai tiếp theo. Nếu thai chết lưu do một số nguyên nhân  như rối loạn nhiễm sắc thể hoặc vấn đề về dây rốn, thì khả năng xảy ra thai lưu ở lần tiếp theo  là rất nhỏ. Nếu nguyên nhân là do bệnh mãn tính ở mẹ hoặc do rối loạn di truyền ở bố mẹ thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trung bình, cơ hội mang thai thành công trong tương lai là hơn 90%.

Nguyên nhân nào gây ra thai chết lưu?

 Rau bong non là một tình trạng có thể dẫn tới thai chết lưu (https://www.aboutkidshealth.ca/) Rau bong non là một tình trạng có thể dẫn tới thai chết lưu (https://www.aboutkidshealth.ca/)Trong khoảng một nửa số trường hợp, không rõ nguyên nhân thai chết lưu. Nguyên nhân của thai chết lưu bao gồm:

  • Dị tật bẩm sinh, có hoặc không có bất thường nhiễm sắc thể
  • Các vấn đề về dây rốn; Khi bị sa dây rốn, dây rốn sa ra ngoài âm đạo hoặc dây rốn có thể thắt, quấn chặt quanh cổ của em bé trước khi sinh. sẽ hạn chế nguồn cung cấp oxy trước khi em bé có thể tự thở. Các vấn đề với rau thai nuôi dưỡng em bé; trong trường hợp rau bong non, rau thai bong quá sớm khỏi thành tử cung.
  • Các tình trạng bệnh lý ở mẹ như đái tháo đường thai kỳ hoặc tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật
  • Hạn chế tăng trưởng trong tử cung, (IUGR), khiến thai nhi có nguy cơ tử vong do thiếu dinh dưỡng
  • Suy dinh dưỡng trầm trọng
  • Nhiễm trùng khi mang thai
  • Tiếp xúc với các tác nhân môi trường như thuốc trừ sâu hoặc carbon monoxide
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình về các tình trạng đông máu như huyết khối, viêm tắc tĩnh mạch hoặc thuyên tắc phổi

Nguy cơ thai chết lưu?

 Sử dụng rượu, bia, ma túy, thuốc lá có nguy cơ rất cao gây ra thai chất lưu (https://vintank.com/) Sử dụng rượu, bia, ma túy, thuốc lá có nguy cơ rất cao gây ra thai chất lưu (https://vintank.com/)Nguy cơ thai chết lưu cao hơn nếu bạn có bất kỳ yếu tố nào sau đây:

  • Tiền sử thai chết lưu trước đó
  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy
  • Hút thuốc
  • Béo phì
  • Dưới 15 tuổi hoặc trên 35 tuổi

Các triệu chứng của thai chết lưu?

Thường không có cảnh báo trước khi thai chết lưu. Nhưng các triệu chứng sau đây có thể báo hiệu sự cố:

  • Chảy máu âm đạo, đặc biệt là trong nửa sau của thai kỳ, có thể có vấn đề với em bé của bạn. Nếu bạn bị chảy máu, hãy gọi cho bác sĩ. Nhưng hãy biết rằng nhiều phụ nữ bị chảy máu âm đạo khi mang thai vẫn có thể thể đảm bảo sinh con đủ tháng.
  • Giảm vận động hoặc thay đổi mức độ hoạt động bình thường của em bé.

Gọi cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào ở trên. 

Đánh giá nguyên nhân thai chết lưu


Sau khi đưa thai lưu ra ngoài tử cung mẹ, bác sĩ có thể giải thích cho gia đình về việc thực hiện các xét nghiệm giải phẫu bệnh và xét nghiệm di truyền để có thể tìm nguyên nhân thai lưu, đồng thời  giúp bạn chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh trong tương lai 

Có tiến hành xét nghiệm hay không phụ thuộc vào quyết định gia đình sau khi thảo luận với bác sĩ Bạn cũng có thể thấy hữu ích khi chia sẻ với các bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

Nếu thai chết lưu do rối loạn di truyền, bạn có thể được giới thiệu đến chuyên gia tư vấn di truyền để kiểm tra thêm. Chuyên gia tư vấn di truyền có thể xem xét tiền sử bệnh của bạn và cung cấp thông tin về nguy cơ dị tật bẩm sinh trong những lần mang thai sau này.

Các phương pháp điều trị cho thai chết lưu là gì?


Nếu em bé của bạn tử vong trước khi được sinh ra, thường có một số lựa chọn để đưa thai lưu ra ngoài tử cung. Trong nhiều trường hợp, không cần phải làm điều này ngay lập tức trừ khi bạn có các bệnh lý nền. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ hẹn một thời gian thích hợp để tiến hành các thủ thuật. Hầu hết thai chết lưu có thể được đưa qua đường âm đạo sau khi khởi phát chuyển dạ, trừ khi có những lý do cụ thể cho việc sinh mổ.

Nếu có thể, trước khi nhập viện, hãy cân nhắc xem bạn có muốn được sắp xếp đặc biệt hay không. Bạn có thể muốn có một phòng riêng hoặc một phòng cách xa những phụ nữ sinh con khác. Hãy nghĩ xem bạn muốn gặp em bé, đặt tên cho em bé hay chụp ảnh. Đây là một thực tế phổ biến từ những năm 1980 với niềm tin rằng làm như vậy sẽ giúp phụ nữ thích nghi với sự mất mát.

Sau khi thai chết lưu, cũng như những lần sinh nở khác, bạn có thể bị căng sữa, khó chịu do rạch tầng sinh môn, trầm cảm và các vấn đề khác.Thai chết lưu là một sang chấn tâm lý lớn với người mẹ. Một cố vấn, nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần có trình độ chuyên môn có thể giúp bạn và gia đình bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này. 

Cảm giác tội lỗi là một phản ứng phổ biến. Hãy nhớ rằng thai chết lưu hiếm khi xảy ra do bạn đã làm hoặc không làm gì đó gây ra. Cảm giác đau buồn, tức giận và bối rối là điều bình thường. Việc mất con có thể làm căng thẳng cuộc hôn nhân của bạn. Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp đỡ rất nhiều. Ngoài ra, hãy cân nhắc tham gia một nhóm hỗ trợ nơi bạn có thể nói về cảm xúc của mình với các bậc cha mẹ khác khi đối mặt với cái chết của một đứa trẻ. 

Làm thế nào tôi có thể ngăn ngừa thai chết lưu?


Nhiều trường hợp thai chết lưu xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước ở phụ nữ mà không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào. Nhưng những phụ nữ có nguy cơ thai chết lưu - chẳng hạn như những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp - cần được theo dõi chặt chẽ. Em bé thường sẽ được kiểm tra trong những tuần cuối của thai kỳ. Nếu xét nghiệm này cho thấy điều gì đó khác thường, việc sinh sớm có thể ngăn ngừa thai chết lưu. Đôi khi, có thể cần phải mổ cắt lớp   khẩn cấp.

Tất cả phụ nữ mang thai nên theo dõi chuyển động của em bé nhiều lần mỗi ngày, bất kể các yếu tố nguy cơ khác. Điều này đặc biệt quan trọng sau tuần thứ 26. Nếu em bé đạp hoặc ít cử động hơn, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức hoặc đến bệnh viện.

Sau khi thai chết lưu, bạn có thể đợi một thời gian trước khi mang thai lại. Một số phụ nữ mang thai trong 12 tháng đầu sau khi thai chết lưu có mức độ lo lắng và trầm cảm cao, cả trong thời kỳ mang thai và cho đến một năm sau khi sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra thai chết lưu, bạn có thể là người có “nguy cơ cao” trong lần mang thai tiếp theo. Gặp bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa đđể có thể có lời khuyên bổ ích  cho lần mang thai tiếp theo an toàn và khỏe mạnh.

Cơ hội sinh con khỏe mạnh của bạn sẽ cao hơn nếu bạn chăm sóc sức khỏe tốt trước khi mang thai và khám thai sớm, thường xuyên. Bác sĩ sẽ kiểm tra các bệnh nhiễm trùng, xem xét tiền sử bệnh của bạn và đảm bảo rằng bạn được điều trị cho bất kỳ vấn đề nào.

Các bước sau có thể giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh:

  • Tập thể dục, ăn uống đầy đủ và bổ sung 400-800 microgam axit folic mỗi ngày, bắt đầu từ 1 đến 2 tháng trước khi mang thai.
  • Tránh uống rượu và hút thuốc.
  • Chỉ dùng thuốc do bác sĩ kê đơn. Không bao giờ ngừng bất kỳ loại thuốc nào mà không tham khảo ý kiến trước với bác sĩ của bạn.
  • Lái xe cẩn thận và thắt dây an toàn.
  • Lắp đặt một báo động carbon monoxide trong nhà của bạn để ngăn ngừa ngộ độc carbon monoxide.
 Một máy dò khí Carbon monoxide (khí CO) trong nhà giúp bạn nhận biết loại khí gây nguy hiểm này (nguồn: https://www.walmart.com/) Một máy dò khí Carbon monoxide (khí CO) trong nhà giúp bạn nhận biết loại khí gây nguy hiểm này (nguồn: https://www.walmart.com/)

Tránh ngộ độc thực phẩm và các bệnh nhiễm trùng khác. Tránh xa thức ăn chế biến sẵn như thịt nguội và thức ăn nhanh. Nếu bạn phải ăn những thực phẩm này, hãy chắc chắn rằng chúng đã được đun nóng kỹ lưỡng. Không ăn pho mát mềm chưa tiệt trùng, thực phẩm sống  hoặc thịt nấu chưa chín.

Câu hỏi liên quan

Khi mẹ mang thai đôi bị lưu một thai xảy ra ở thời điểm dưới 7 tuần, thai bị lưu tự tiêu biến mà không cần phải nhờ vào can thiệp bên ngoài. Nếu thai bị lưu ở thời điểm 7 tuần thai, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ dùng thuốc tiêu biến thai hoặc hút thai. Trường hợp thai khi đã trên 8 tuần, mẹ cần đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn cách bảo vệ cho thai nhi còn lại.
Xem thêm
Khái niệm sảy thai và thai chết lưu là khác nhau mặc dù đều được hiểu là tình trạng mất thai.
Xem thêm
Chi phí tùy vào các xét nghiệm bạn làm, cơ sở y tế, có thể giao động từ 1,5 - 4 triệu đồng.
Xem thêm
mẹ cần chú ý kiêng cữ để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe: Kiêng quan hệ tình dục trong 1 tháng, Kiêng làm việc nặng, Chế độ vệ sinh,...
Xem thêm
Các dấu hiệu thai lưu 5 tuần mẹ cần lưu ý: Không còn cảm giác bị nghén, Mẹ không có cảm nhận sự chuyển động của thai nhi, Tử cung của mẹ không còn phát triển, Mẹ bị vỡ ố, Không còn nghe thấy tim thai đập.
Xem thêm
Hiện tượng này có thể biểu hiện đồng thời hoặc chỉ có một trong các dấu hiệu như sau: Thai nhi không có chuyển động hoặc chuyển động yếu ớt, Vỡ ối sớm, Hết triệu chứng nghén thai kỳ đột ngột,...
Xem thêm
Dấu hiệu thai chết lưu 3 tháng giữa: Đau bụng và chảy máu âm đạo, Mất các dấu hiệu mang thai một cách đột ngột, Không nghe được tim thai và cử động của thai nhi,...
Xem thêm
Hiện tượng thai chết lưu là tình trạng thai chết trước thời điểm sinh, một số ít trường hợp có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ, thậm chí là lúc sinh.
Xem thêm
Thời gian thích hợp để mang thai trở lại là từ 3 – 6 tháng sau khi lấy thai lưu, khi đó tử cung và các bộ phận trong cơ quan sinh sản đã tái tạo lại như lúc đầu.
Xem thêm
Có nhiều nguyên nhân gây thai lưu, một số nguyên nhân thường gặp gồm: Do rối loạn nhiễm sắc thể hoặc các vấn đề sức khỏe khác ở thai nhi, Do bệnh lý ở sản phụ, Do bất thường phần phụ và tử cung
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thai lưu
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!