Tắc tia sữa và viêm tuyến vú: Dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

Tắc tia sữa là hệ thống ống dẫn sữa ở một vùng hoặc một phần vú bị cản trở (sữa bị ứ lại) tạo ra một cục mềm ở vú.

Video Tắc tia sữa, nỗi ám ảnh của bà mẹ sau sinh

Viêm tuyến vú là tình trạng viêm ở vú thường do ống dẫn sữa bị tắc chưa thông hoặc núm vú bị tổn thương. Viêm tuyến vú có thể kèm theo tình trạng nhiễm trùng hoặc không.

Triệu chứng tắc tia sữa và viêm tuyến vú

Tắc tia sữa

Tắc tia sữa có thể gây sưng, nóng, đỏ, đau vú  Nguồn ảnh: https://www.pinterest.comTắc tia sữa có thể gây sưng, nóng, đỏ, đau vú. Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

 

  • Triệu chứng tại chỗ
    • Một vùng hoặc một phần vú bị tấy đỏ, sờ  mềm, cứng và đau.
    • Đôi khi, có thể bị đau một vùng hoặc đau mà không có cục u rõ ràng.
    • Có thể có một đốm trắng gây đau trên núm vú.
  • Triệu chứng toàn thân
    • Có thể bị sốt nhẹ thường dưới 38,5độ C.

Viêm tuyến vú

  • Triệu chứng tại chỗ
    • Một vùng hoặc một phần vú bị tấy đỏ sờ mềm, cứng và đau.
    • Đôi khi, có thể bị đau một vùng hoặc đau mà không có cục u rõ ràng.
    • Thường sưng, nóng, đau dữ dội hơn so với tắc tia sữa.
    • Có thể có các vệt đỏ trải dài ra ngoài từ vùng viêm đỏ.
  • Triệu chứng toàn thân
    • Sốt trên 38,5oC 
    • Các triệu chứng giống như cảm cúm như đau nhức khớp, đau và lờ đờ. Các triệu chứng thường khởi phát nhanh chóng.

Điều quan trọng là bắt đầu điều trị ngay khi bạn cảm thấy có khối u hoặc điểm đau trên vú.

Điều trị tắc tia sữa và viêm tuyến vú

Tiếp tục cho trẻ bú hoặc vắt sữa bên vú bị tắc tia sữa hoặc viêm  Nguồn ảnh: https://www.pinterest.comTiếp tục cho trẻ bú hoặc vắt sữa bên vú bị tắc tia sữa hoặc viêm. Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

  • Phần quan trọng nhất của điều trị là loại bỏ sữa thường xuyên bằng cách cho con bú hoặc vắt sữa (8 lần/ ngày).
  • Lượng sữa từ vú bị ảnh hưởng có thể giảm tạm thời. Điều này là bình thường, cho bú thêm hoặc vắt sữa sẽ giúp lượng sữa trở lại bình thường.
  • Bạn có thể vắt sữa dự trữ dần.
  • Sau khi hết viêm tuyến vú, thông thường vùng bị ảnh hưởng sẽ bầm tím hoặc vẫn ửng đỏ trong một tuần hoặc lâu hơn sau đó.
  • Sữa có thể có vị mặn do hàm lượng natri và clorua tăng lên. Nếu trẻ đang bú sữa mẹ có thể quấy khóc do sự thay đổi này. Nếu con bạn được cho ăn bằng ống thông dạ dày, chúng sẽ không nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào.

Xử trí trước khi cho ăn hoặc vắt sữa

  • Chườm ấm vú ngay trước khi cho con bú (trong tối đa 10 phút) hoặc cố gắng vắt sữa để kích thích sự tiết sữa. Có thể sử dụng vòi sen có nước ấm hoặc túi giữ nhiệt để chườm ấm cho vú.
  • Mát xa nhẹ nhàng cũng có thể giúp kích thích sự tiết sữa.
  • Vắt tay nếu cần làm mềm quầng vú nhằm giúp bé ngậm vú tốt.

Xử trí trong khi cho ăn hoặc vắt sữa

  • Bắt đầu cho bú hoặc vắt sữa ở bên vú bị đau trước nhưng nếu quá đau, hãy bắt đầu cho bú hoặc vắt sữa ở bên ít đau hơn cho đến khi sữa chảy xuống rồi đổi bên.
  • Đảm bảo em bé ngậm vú tốt và yêu cầu hỗ trợ nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào.
  • Tiếp tục mát xa vú trong khi cho con bú hoặc vắt sữa.

Xử trí sau khi cho ăn hoặc vắt sữa

  • Nếu em bé vẫn chưa hút hết sữa trong khi bú, hãy tiếp tục xoa bóp và vắt sữa cho đến khi cảm thấy vú đã kiệt.
  • Nếu bé bú chưa hiệu quả, bạn có thể cho bé bú thêm sữa đã vắt.
  • Có thể chườm lạnh lên vùng vú bị ảnh hưởng trong tối đa 10 phút để giảm đau và viêm.

Thuốc giảm đau

Thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen giúp giảm các triệu chứng như đau và viêm hiệu quả. Paracetamol có thể được dùng kết hợp với ibuprofen. Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng sinh

  • Thuốc kháng sinh không cần thiết để điều trị tắc tia sữa.
  • Nếu các triệu chứng của tắc tia sữa không giảm sau 12-24 giờ hoặc nếu bạn bị sốt, bạn nên đi khám để được xử trí thêm.
  • Nếu bắt buộc phải dùng kháng sinh, bạn vẫn có thể tiếp tục cho con bú hoặc vắt sữa để tiếp tục bú mẹ. Nên uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cân nhắc dùng men vi sinh để giảm nguy cơ tưa miệng.

Phòng bệnh tắc tia sữa và viêm tuyến vú

  • Không mặc áo ngực hoặc quần áo quá chật.
  • Tránh nằm sấp khi ngủ.
  • Không nên kéo dài thời gian mà không cho con bú hoặc vắt sữa.
  • Nghỉ ngơi khi có thể.
  • Uống nước đầy đủ.
  • Đảm bảo bú đúng cách.
  • Đảm bảo máy hút sữa được đặt đúng vị trí.
  • Thường xuyên kiểm tra vú để phát hiện các cục u và xoa bóp chúng trong khi cho con bú hoặc vắt sữa.
  • Cho trẻ bú mẹ thường xuyên nếu trẻ cần (trung bình từ 8 - 12 lần/ ngày).

Bạn không nên cho trẻ cai sữa nếu bạn bị tắc tia sữa hoặc viêm tuyến vú. Bạn phải tiếp tục hút sữa ra khỏi vú vào thời điểm này để giảm nguy cơ bị áp xe vú.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Theo nguyên lý được nhắc tới, lược có răng cưa dày và đều, giúp mẹ tác động nhẹ nhàng lên vùng ngực đang bị căng cứng vì tắc sữa. Những chiếc răng lược được chải theo chiều dòng sữa lưu thông sẽ giúp kích thích dòng chảy và phần nào làm tan những cục sữa đông đang làm tắc nghẽn các nang sữa.
Xem thêm
Massage vú đúng cách là massage nhẹ nhàng nhưng phải tạo được 1 lực chắc chắn tương đối lên nơi đang bị tắc, massage từ nơi tắc hướng về phía núm vú. Thực hiện massage vú bằng cách dùng 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 bầu ngực (khoảng 30 giây) rồi dùng 5 ngón tay chụm lại vê quầng vú.
Xem thêm
Khi bị tắc tia sữa, thì thuốc tây được dùng nhiều nhất đó là thuốc giảm đau và hạ sốt. Còn những loại thuốc kháng sinh thì chỉ dùng khi tình trạng tắc sữa đã nặng, làm cho mẹ bị viêm vú, có mủ…
Xem thêm
Khi gặp tình trạng này hãy bình tĩnh và tham khảo một số cách chữa tắc tia sữa nổi cục sau đây: Massage bầu ngực, Chườm nóng, Uống lá bồ công anh,...
Xem thêm
Bạn có thể chú ý thấy một số dấu hiệu nhận biết mình đang bị tắc tia sữa: Dấu hiệu tiêu biểu nhất là khi nặn hoặc hút hoặc cho con bú thì không thấy sữa từ bầu sữa chảy ra. Sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít, ngay cả khi mẹ chủ động vắt sữa. Ngực căng cứng và to hơn so sới bình thường, mức độ căng cứng càng lúc càng to dần, cảm giác đau nhức.
Xem thêm
Bạn có thể áp dụng phương pháp dân gian đơn giản, hiệu quả cho mẹ bị tắc tia sữa: Dùng lá mít, Đắp hành tím, Đắp lá bắp cải,...
Xem thêm
Bạn chỉ cần rửa sạch lá bồ công anh và đun nước uống. Hoặc bạn cũng có thể đun một ấm nước sôi sau đó thả lá bồ công anh vào khoảng 10 – 15 phút thì có thể uống được.
Xem thêm
Tắc tuyến sữa là tình trạng thường xảy ra vào những ngày đầu mới sinh hoặc vào thời kỳ cho con bú do ống dẫn sữa không thông làm sữa được sản xuất nhưng không thoát ra được.
Xem thêm
Có nhiều biện pháp phòng chống tắc tia sữa các mẹ có thể áp dụng: Chườm ấm, Thay đổi nhiều tư thế cho con bú, Vắt sữa bằng tay,...
Xem thêm
Chữa tắc tia sữa bằng máy hút sữa là phương pháp khá đơn giản, nhanh chóng, dễ thực hiện mà lại mang tới hiệu quả cao được nhiều mẹ áp dụng
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tắc tia sữa
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!