Bài viết này cung cấp cách phân biệt mụn cóc và chai sạn cũng như mẹo ngăn ngừa và điều trị chúng.
Mụn cóc và chai sạn
Vậy, Làm cách nào để phân biệt hai loại mụn này? Sự khác biệt nằm ở hình thể bên ngoài, vị trí xuất hiện và nguyên nhân gây ra chúng.
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc là những nốt sần nhỏ phát triển trên da, chúng có thể mọc trong lòng bàn chân, nhưng đây không phải là vị trí duy nhất có thể tìm thấy loại mụn này. Mụn cóc có thể xuất hiện bất cứ đâu trên cơ thể. Những khu vực phổ biến nhất là bàn tay và ngón tay,
Vi rút gây u nhú ở người - HPV (human papilloma virus) là nguyên nhân gây ra mụn cóc. Chúng là loại vi rút truyền nhiễm, lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
Điều thú vị là một số mụn cóc không hình thành ngay lập tức sau khi tiếp xúc với vi rút. Đôi khi cần tới 6 tháng sau khi phơi nhiễm để một nốt mụn hình thành.
Ngoài ra, không phải tất cả trường hợp tiếp xúc với vi rút đều phát triển mụn cóc. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn đủ mạnh , cơ thể có thể chống lại sự xâm nhập của vi rút.
Một số loại mụn cóc có hình thể tương tự như hạt bắp, kích thước nhỏ, màu giống với vùng da xung quanh và cảm thấy thô ráp khi sờ vào. Tuy nhiên, điểm khác biệt là bề ngoài sần sùi và các chấm đen ở trung tâm mụn cóc.
Dù mụn cóc xuất hiện thành từng mảng và gây đau nhức, nhưng chúng hầu như vô hại và tự biến mất theo thời gian.
Chai sạn là gì?
Chai sạn là lớp da dày lên bất thường do liên tục bị chà xát bằng lực ma sát. Đó là lý do vì sao những chai sạn thường xuất hiện ở ngón chân và bàn chân.
Trong khi mụn cóc có bề ngoài khá sần sùi và có chấm đen ở giữa, thì chai sạn giống như vết sần cứng, nhô cao, bao quanh bởi lớp da khô và bong tróc.
Một điểm khác biệt quan trọng nữa là nguyên nhân hình thành chai sạn không phải do vi rút cũng như bệnh truyền nhiễm.
Bạn có thể bị chai chân khi đi giày quá chật, vì nó gây nhiều áp lực lên bàn chân. Bạn cũng có thể bị chai chân khi đi giày quá lỏng vì bàn chân liên tục trượt trong giày.
Điểm giống và khác nhau
Điểm tương đồng giữa Mụn cóc và chai sạn gồm:
- Hình thể bên ngoài tương tự mảng da thô ráp
- Xuất hiện trên bàn tay và bàn chân
- Đau khi chạm vào
Điểm khác biệt giữa mụn cóc và chai sạn gồm:
Mụn cóc | Chai sạn |
Xuất hiện tất cả vị trí trên cơ thể | Chỉ xuất hiện ở bàn chân |
Vết sần có đầu nhọn màu đen ở giữa | cứng, gồ cao và bong tróc |
Do vi rút gây ra | Do lực ma sát gây ra |
Cách điều trị mụn cóc
Mụn cóc có thể tự khỏi ngay cả khi chưa điều trị. Có thể cần 6 tháng để mụn cóc hình thành nhưng cần nhiều thời gian hơn để chúng biến mất - đôi khi cần tới 1 đến 2 năm.
Để loại bỏ mụn cóc trong thời gian ngắn hơn, bạn có thể sử dụng dược phẩm không kê đơn để điều trị tại nhà. Những dược phẩm này có sẵn dưới dạng miếng dán, chất lỏng hoặc thuốc mỡ. Chúng có tác dụng làm mềm và đánh tan mụn cóc
Nếu phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị cho bạn. Ngoài ra, họ có thể đề xuất một số liệu pháp khác, bao gồm:
- Áp lạnh mụn cóc bằng nitơ lỏng
- Sử dụng laser đốt cháy mụn cóc
- Tiểu phẫu loại bỏ mụn cóc.
Một biện pháp điều trị mụn cóc phổ biến tại nhà là sử dụng băng keo , dù vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả mà phương pháp này mang lại.
Để áp dụng phương pháp này, dán băng keo lên mụn cóc trong vòng một tuần, ngâm mụn trong nước sau khi tháo băng, rồi dùng đá bọt giũa nhẹ mô chết.
Phương pháp xử lý chai sạn
Điều đầu tiên cần làm để xử lý mụn cóc là ngăn chặn nguyên nhân gây ra ma sát liên tục lên da. Lựa chọn cỡ dày vừa với kích thước chân
Sử dụng tấm lót giày tạo lớp đệm và giảm ma sát.
Phương pháp loại bỏ chai sạn phổ biến là ngâm chân trong nước để làm mềm chúng, sau đó chà nhẹ nhàng lên da bằng đá bọt.
Bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm lên da chân để cải thiện tình trạng khô và bong tróc quanh chai sạn.
Nếu chai sạn không cải thiện khi điều trị tại nhà, bác sĩ có thể loại bỏ chúng trong quá trình thăm khám tại phòng khám.
Yếu tố nguy cơ của mụn cóc và chai sạn
Bất kỳ ai cũng có thể bị mụn cóc và chai sạn, nhưng một số người có nhiều nguy cơ hơn.
Vì nguyên nhân gây nên mụn cóc là vi rút nên tình trạng suy giảm miễn dịch làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Lứa tuổi trẻ nhỏ hoặc thiếu niên
- Bệnh nhân trên nền bệnh lý mãn tính suy giảm hệ thống miễn dịch, như HIV
Yếu tố nguy cơ làm tăng hình thành chai sạn gồm mang giày không vừa hoặc dị dạng xương bàn chân, như biến dạng ngón chân cái (Bunion) hay ngón chân dạng búa . Những nguyên nhân trên khiến các ngón chân cọ xát vào nhau và vào thành giày.
Biện pháp ngăn ngừa mụn cóc và chai sạn
Ngăn ngừa mụn cóc
Để ngăn ngừa mụn cóc, tránh tiếp xúc trực tiếp với vi rút, không bắt tay những người bị mụn cóc. Không dung chung vật dụng cá nhân với người bị mụn cóc, như bấm móng tay, dũa móng tay hoặc đá bọt.
Nếu bạn bị mụn cóc, không được ngoáy mũi hoặc cắn móng tay vì sẽ lây lan vi-rút sang các bộ phận khác của cơ thể.
Ngăn ngừa chai sạn
Để ngăn ngừa chai sạn, đảm bảo cỡ giày vừa với kích thước bàn chân. Kích cỡ giày phù hợp khi bạn có thể cử động ngón chân khi mang chúng.
Chân bạn trượt trong giày có nghĩa là chúng quá lớn và cần một đôi nhỏ hơn.
Tổng kết
Dù mụn cóc và vết chai sạn có bề ngoài khá tương đồng nhưng chúng là hai dạng quá sản da khác nhau.
Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai dạng tăng sản này không chỉ hỗ trợ quá trình điều trị mà còn giúp bạn xác định xem bản thân bị nhiễm HPV hay không. Nếu bị nhiễm HPV, hãy áp dụng các bước kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa lây truyền.
Xem thêm: