Sự khác biệt giữa bệnh Thủy đậu và bệnh Zona

Bệnh thủy đậu và bệnh zona là hai bệnh do vi rút varicella-zoster gây ra.

Video Bệnh thủy đâu - zona thần kinh - giời leo

Bệnh thủy đậu thường xảy ra nhất ở trẻ em và thường gây ra các triệu chứng nhẹ như:

  • Phát ban, nổi mụn nước
  • Sốt
  • Đau đầu

Trong những năm 1990, trung bình 1 năm có 4 triệu người mắc bệnh thủy đậu ở Hoa Kỳ. Hiện nay khi vắc xin được phổ biến rộng rãi, con số này đã giảm xuống còn khoảng 350.000 ca mỗi năm.

Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, vi-rút không hoạt động nhưng vẫn tồn tại trong cơ thể bạn. Bệnh zona xảy ra khi vi-rút được kích hoạt trở lại.

Bệnh zona có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh thủy đậu. Nhưng phát ban bệnh zona thường xuất hiện dưới dạng một đám mụn nước ở một bên cơ thể thay vì xuất hiện khắp nơi.

Tìm hiểu sự khác biệt giữa bệnh thủy đậu và bệnh zona.

Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu và bệnh zona

Bệnh thủy đậu và bệnh zona đều do cùng một loại vi rút gây ra, nhưng chúng phát triển theo những cách khác nhau.

Thủy đậu

Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan và có thể dễ dàng truyền giữa người với người. Virus varicella-zoster được tìm thấy trên toàn thế giới và có thể lây lan qua hắt hơi hoặc ho.

Bạn cũng có thể mắc bệnh thủy đậu sau khi tiếp xúc với chất dịch trong mụn nước của người bị bệnh zona.

Thời gian ủ bệnh khoảng 10 tới 21 ngày trước khi xuất hiện bệnh

Bệnh zona

Sau khi bị bệnh thủy đậu, Vẫn có thể tồn tại trong rễ ống sống hoặc vị trí mà ống sống chui vào trong sọ mà không chẩn đoán được.

Vi rút có thể tồn tại trong hệ thống thần kinh của bạn vô thời hạn mà không gây ra các triệu chứng, nhưng trong khoảng 1/5 số người đã mắc bệnh, vi rút sẽ tái kích hoạt và gây ra bệnh zona . Và có thể tái đi tái lại nhiều lần.

Bạn không thể lây bệnh zona từ người khác. Chỉ có thể phát triển bệnh zona nếu bạn đã bị thủy đậu.

Một số người chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu có thể phát triển bệnh thủy đậu sau khi tiếp xúc với dịch  tiết từ mụn nước của người bị zona.

Các triệu chứng bệnh thủy đậu và bệnh zona

Bệnh thủy đậu và bệnh zona tạo ra các triệu chứng tương tự. Dưới đây là bảng so sánh.

Bệnh zona

Thủy đậu

Sốt

Sốt

Đau đầu

Đau đầu

Ớn lạnh

Ăn mất ngon

Mệt mỏi

Vết sưng đỏ hoặc hồng trên cơ thể của bạn

Yếu cơ         

 

Phát ban ngứa điển hình ở

 

Một bên cơ thể của bạn   

 

Các nốt thủy đậu thường xuất hiện sau các triệu chứng khác khoảng 2 ngày. Chúng trở thành những mụn nước chứa đầy chất lỏng trước khi đóng vảy và bong ra.

Phát ban do zona thường có các mảng đỏ và mụn nước chứa đầy dịch. Nó thường xuất hiện ở một bên của thân, nhưng cũng có thể xảy ra trên mặt hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Trước khi ban xuất hiện, bạn có thể cảm thấy ngứa, ngứa ran, bỏng rát hoặc đau.

Hình ảnh bệnh zona và bệnh thủy đậu

Dưới đây là cái nhìn so sánh giữa phát ban zona và phát ban thủy đậu.

Phát ban do bệnh thủy đậu. Nguồn ảnh https://hongngochospital.vn

Phát ban do bệnh thủy đậuNguồn ảnh https://hongngochospital.vn

 

Phát ban do bệnh zona. Nguồn ảnh https://tudienbenhhoc.com

Phát ban do bệnh zonaNguồn ảnh https://tudienbenhhoc.com

So sánh các yếu tố nguy cơ của bệnh thủy đậu và bệnh zona

Bệnh thủy đậu thường gặp nhất ở trẻ em. Ở Hoa Kỳ, trẻ em 4 - 10 tuổi có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu cao nhất.

Tiêm vắc xin thủy đậu làm giảm đáng kể khả năng mắc bệnh. Vắc xin đạt khoảng 81% hiệu quả để ngăn ngừa bệnh thủy đậu, và hiệu quả 97 - 99 % trong việc hình thành bệnh thủy đậu nặng.

Bệnh zona thường gặp ở người lớn trên 60 tuổi ở những người đã mắc bệnh thủy đậu trước 1tuổi. Bất kỳ ai bị bệnh thủy đậu khi còn nhỏ đều có thể bị bệnh zona. Những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu không thể bị bệnh zona.

So sánh về cách lây truyền bệnh

Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan và có thể dễ dàng truyền sang những người chưa mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng. Bạn vẫn có thể mắc bệnh thủy đậu nếu bạn đã tiêm phòng, nhưng ít khả năng hơn.

Bệnh zona không thể lây truyền giữa người với người và bệnh này chỉ xảy ra ở những người đã từng mắc bệnh thủy đậu. Nhưng nếu một người chưa tiếp xúc với vi-rút tiếp xúc với dịch tiết trong nốt bọng nước của người bị zona họ có thể mắc bệnh thủy đậu. Che vết phát ban của người bệnh có thể giúp ngăn ngừa lây truyền bệnh cho người khác.

Vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu và bệnh zona

Vắc xin tiêm phòng hiện nay đã được phổ biến rộng rãi để bảo vệ bạn chống lại bệnh thủy đậu và bệnh zona. Tiêm phòng là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa cả hai bệnh trên trước khi mắc phải.

Vắc xin thủy đậu

Vắc xin phòng thủy đậu được giới thiệu vào năm 1995 và đã làm giảm đáng kể số ca mắc bệnh thủy đậu. Nó ngăn cản 70 – 90% số ca mắc bệnh và 95 % số ca chuyển nặng.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo trẻ em dưới 13 tuổi tiêm hai liều. Trẻ nên tiêm liều đầu tiên khi được 12 - 15 tháng tuổi và liều thứ hai trong độ tuổi từ 4 - 6.

CDC cũng khuyến cáo những người trên 13 tuổi chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc tiêm vắc-xin nên tiêm hai liều cách nhau ít nhất 28 ngày.

Có hai loại vắc-xin được cấp phép ở Hoa Kỳ:

Varivax

bảo vệ khỏi bệnh thủy đậu

dùng được cho trẻ em trên 12 tháng và người lớn

có thể cho trẻ tiêm hai liều đầu tiên

ProQuad

bảo vệ khỏi bệnh thủy đậu, sởi, quai bị và rubella

sử dụng cho trẻ em từ 12 tháng - 12 tuổi

Vắc xin phòng bệnh zona

CDC khuyến cáo rằng những người trưởng thành khỏe mạnh trên 50 tuổi tiêm hai liều phòng bệnh zona có tên là Shingrix.

Shingrix có hơn 90 % hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh zona và đau dây thần kinh lâu dài- một tác dụng phụ của bệnh zona.

Kết luận

Bệnh thủy đậu và bệnh zona do cùng một loại vi rút gây ra, nhưng chúng là những bệnh lý riêng biệt. Bệnh thủy đậu thường phát triển ở trẻ em và gây ra các nốt đỏ hoặc hồng trên cơ thể bạn và bị phồng rộp. Nó rất dễ lây lan và có thể dễ dàng lây truyền giữa người với người.

Bệnh zona chỉ có thể phát triển sau khi bạn đã bị thủy đậu. Nó gây ra phát ban thường xảy ra ở một bên thân của bạn. Không giống như bệnh thủy đậu, bệnh zona phổ biến nhất ở những người trên 60 tuổi.

Xem thêm : 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!