Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc
* Tri thức về kiểu bài
Bài văn biểu cảm về con người, sự việc là kiểu văn bản có mục đích trình bày cảm xúc của người viết về một đối tượng
Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng.
- Sử dụng ngôi thứ nhất
- Kết hợp với miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc.
- Bố cục bài viết gồm 3 phần:
Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng.
Thân bài: biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người cần biểu lộ cảm xúc suy nghĩ, tính cách gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc cần biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn ra của sự việc.
Kết bài: khẳng định lại tình cảm và rút ra bài học cho bản thân.
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:
Văn bản: Cảm nhận về lễ đón giao thừa quê tôi
Trả lời:
Bài viết nhằm bộc lộ cảm xúc của tác giả về lễ đón giao thừa quê hương.
Trả lời:
Câu văn giới thiệu về sự việc là: “Thời gian làm nhòa nhiều thứ, nhưng không sao xóa đi mảnh kí ức đặc biệt trong tôi, về một lần cách đây nhiều năm trước, tôi đã đón cái Tết ở Cần Thơ - mảnh đất cha tôi sinh ra, cũng nơi gieo cho tôi bao nhớ thương”.
Câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc là: “Lời ca như cơn gió ngang qua đưa tâm trí tôi mơn man trở về tháng ngày của cõi nhớ”.
Trả lời:
- Ở phần thân bài, người viết đã bộc lộ cảm xúc khi thì xúc động bồi hồi, khi lại xao xuyến, ấm áp, háo hức và mong chờ.
- Để làm rõ những cảm xúc ấy, người viết đã sử dụng những yếu tố: tự sự kết hợp miêu tả để lý giải cho cảm xúc, làm cho bài viết trở nên giàu hình ảnh, cảm xúc và có sức hấp dẫn hơn.
Câu 4 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em có nhận xét gì về cách viết đoạn kết của bài văn.
Trả lời:
Ở đoạn kết bài, tác giả thể hiện sự yêu mến đối với kỉ niệm đón giao thừa và niềm mong muốn được quay trở về đón giao thừa cùng với gia đình.
Trả lời:
Từ bài viết trên, em rút ra được những lưu ý về cách viết bài văn biểu cảm về sự việc:
- Bố cục đầy đủ, rõ ràng ba phần: mở bài, thân bài, kết bài
- Các luận điểm, luận cứ phải sắp xếp theo trình tự hợp lí
- Thể hiện tình cảm của mình vào trong bài văn
- Kết hợp linh hoạt yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
* Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài: Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
Bài văn tham khảo
Kỷ niệm để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là chuyến đi về quê nội hai năm trước. Em đã dành tám năm của mình sống dưới quê cùng với ông bà do bố mẹ đi làm xa và bản thân em đã coi nó là quê hương của mình. Năm em học lớp 5, bố mẹ đã đón em về thành phố sống nhưng nó lại cách nhà ông bà quá xa nên mới đây em mới có dịp quay về đó. Chuyến đi thăm đó khiến em nhớ mãi không thể quên.
Em vẫn nhớ hôm đó, ngồi trên xe của bố, em đã rất vui, háo hức nhìn ngắm mọi thứ trên đường đi về quên ông bà. Nhìn thấy hàng cây bạch đàn ùa theo làn gió mùa hè, tiếng ve râm ran dưới cái nắng chói trang khiến em không khỏi ngậm ngùi và thốt nên rằng: “Quê hương à, tôi về rồi đây!” Mọi thứ xưa kia đều đã quá quen thuộc với tôi nay mới được nhìn lại khiến tôi vừa vui sướng, vừa xúc động. Trong lòng như có một niềm hạnh phúc dâng trào đang lan tỏa khắp cơ thể tôi.
Đến nhà ông bà, vẫn là ngôi nhà và mảnh vườn quen thuộc đó, vẫn là cái xích đu ông làm cho tôi chơi ở gốc cây ổi. Tôi nhìn thấy ông bà và chạy đến ôm lấy họ. Bà cũng khóc vì quá vui mừng, ông thì luôn miệng nói: “Về là tốt! Về là tốt!” Tôi cũng bất khóc theo vì tôi quá nhớ họ. Dù khi ở thành phố tôi cũng thường xuyên gọi điện cho ông bà nhưng hôm nay được nhìn thấy, ôm lấy khiến tôi xúc động vô cùng. Bà đã chuẩn bị những món ăn tôi thích dù đơn giản nhưng ngon vô cùng bởi đó là hương vị của quê hương, của tình cảm gia đình thắm thiết.
Ăn cơm xong tôi chay ngay sang hàng xóm tìm bạn, nhìn thấy nhau chúng tôi đã rất vui. Tôi mang bánh kẹo đến và chúng tôi cùng mang ra đồng ăn với nhau. Nhìn những cánh diều vi vu, tiếng cười nói nô đùa và đàn trâu thung thăng gặm cỏ khiến tôi có cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái lạ thường. Nơi đây không nhộn nhịp, tấp nập như thành phố, nó lúc nào cũng yên tĩnh với cánh đồng thẳng cánh cò bay thơm mùi lúa, là dòng sông dài êm ả trôi… Mọi thứ đều rất đỗi thân thương khiến tôi không muốn rời đi.
Kỳ nghỉ cũng đã hết, tôi tạm biệt ông bà, tạm biệt bạn bè trong niềm tiếc nuối để quay trở về thành phố trong niềm tiếc nuối sâu sắc. Nhưng bố đã hứa từ giờ sẽ thường xuyên đưa tôi về thăm ông bà nên đã an ủi tôi được phần nào. Dù vậy chuyến đi vẫn để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi và đâu đây vẫn văng vẳng tiếng thơ khiến tôi càng nhớ nó:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay…”
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: