Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 69 lớp 7 | Cánh diều

1900.edu.vn xin giới thiệu Soạn Thực hành tiếng việt lớp 7 trang 69 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng việt lớp 7 trang 69 Tập 1

Câu 1 (trang 69, 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm phó từ trong các câu sau. Cho biết chúng đi kèm từ loại nào và bổ sung ý nghĩa gì cho từ trung tâm.

a) Con vật khủng khiếp quá! (Véc-nơ)

b) Đúng là tàu đang đỗ ở chỗ nước trong ... (Véc-nơ) 

c) Vòi và đuôi bạch tuộc có khả năng mọc lại. (Véc-ng) 

d) Anh đừng để tâm đến chuyện hôm nay. (Bret-bơ-ly)

Trả lời:

a) quá: mức cho tính từ khủng khiếp.

b) đang: thời gian tiếp diễn cho động từ đỗ.

c) lại: chỉ sự lặp lại cho động từ mọc.

d) đừng: phủ định, đến: mục đích. Cả hai bổ nghĩa cho động từ để tâm

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm số từ trong những câu dưới đây. Xác định nghĩa mà số từ bổ sung cho danh từ trung tâm. Chỉ ra hiện tượng biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm đầu một số yếu tố cấu tạo trong các số từ là từ ghép. 

a) Ở bên phải cửa sổ xuất hiện bảy con bạch tuộc nữa. (Véc-nơ)

b) Ở đó đã tập hợp chừng hai mươi người cầm rìu sẵn sàng chiến đấu. (Véc-nơ)

c) Cuộc chiến đấu kéo dài mười lăm phút. (Véc-nơ) 

d) ...Căn Háp (Hab) có hệ thống liên lạc phụ thứ hai và thứ ba. (En-đi Uya)

Trả lời:

a) bảy: chỉ số lượng cho danh từ trung tâm “bạch tuộc”.

b) hai mươi: chỉ số lượng cho danh từ trung tâm “người”.

c) mười lăm: bổ sung ý nghĩa thời gian cho danh từ trung tâm “cuộc chiến đấu”.

d) thứ hai, thứ ba: chỉ số thứ tự cho danh từ trung tâm “hệ thống liên lạc phụ”.

Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các tổ hợp “số từ + danh từ” in đậm trong những câu dưới đây giúp em hình dung về loài bạch tuộc như thế nào?

a) Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét. (Véc-nơ)

b) Thân nó hình thoi phình ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn. (Véc-nơ)

c) Con quái vật có tám vòi thì bảy vòi đã bị chặt đứt. (Véc-nơ)

Trả lời:

a) Chiều dài của con bạch tuộc: rất dài.

b) Khối lượng của con bạch tuộc: nó rất nặng.

c) Số vòi đã bị các thủy thủ chặt đứt, qua đó thấy được mức độ thương tật của con vật.

Câu 4 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc, trong đó có sử dụng ít nhất ba phó từ và ba số từ. Chỉ ra nghĩa của các phó từ và số từ trong đoạn văn đó.

Trả lời:

Bạch tuộc là một đoạn trích kể về cuộc chiến đấu giữa con người với một loài vật khổng lồ. Qua văn bản em đã rút ra được những bài học cho mình: thứ nhất, cần phải dũng cảm và kiên cường khi gặp phải khó khăn , thử thách trong cuộc sống. Thứ hai, đó là chúng ta hãy luôn đoàn kết, thể hiện tinh thần đội nhóm để vượt qua gian nan. Thứ ba, đó là chúng ta cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên và không ngừng khám phá những điều mới mẻ mà thiên nhiên mang lại.

Số từ: một, thứ nhất, thứ hai, thứ ba,..

Phó từ: đã, lại, hãy, ...

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Bạch tuộc

Chất làm gỉ

Nhật trình Sol 6

Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc

Thảo luận nhóm về một vấn đề

Câu hỏi liên quan

a) quá: mức cho tính từ khủng khiếp. b) đang: thời gian tiếp diễn cho động từ đỗ.
Xem thêm
Bạch tuộc là một đoạn trích kể về cuộc chiến đấu giữa con người với một loài vật khổng lồ. Qua văn bản em đã rút ra
Xem thêm
a) Chiều dài của con bạch tuộc: rất dài. b) Khối lượng của con bạch tuộc: nó rất nặng.
Xem thêm
a) bảy: chỉ số lượng cho danh từ trung tâm “bạch tuộc”. b) hai mươi: chỉ số lượng cho danh từ trung tâm “người”.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thực hành tiếng việt trang 69 CD
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!