Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64 lớp 7 | Kết nối tri thức

1900.edu.vn xin giới thiệu Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64 lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 64 Tập 1

Bài giảng Soạn văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

* Số từ

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)Tìm số từ trong các câu sau:

 a. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới.

b. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay.

c. Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!

Trả lời:

Số từ trong các ví dụ trên là:

a. hai bố con

b. một bình

c. ba chục mét

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu sau:

a. Bố có thể lặn một hơi dài đến mấy phút.

b. Tôi còn về vài ngày nữa là khác.

c. Tôi nghe nói bà về đây một hai hôm rồi đi.

Tìm thêm ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác và đặt câu với mỗi từ.

Trả lời:

Số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu trên là:

a. mấy phút.

b. vài ngày.

c. một hai hôm.

- Ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác là: những, nắm, ít

Đặt câu:

- Những ngày tới, tôi rất bận.

- Mẹ mang nắm thóc ra sân để cho gà ăn.

- Ít nữa thôi là tôi phải sang Anh du học rồi.

Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)Trong câu: “Nó là thằng Tí, con bà Sáu", từ Sáu có phải là số từ không? Vì sao từ này được viết hoa?

Trả lời:

- Từ “Sáu” không phải số từ.

- Từ “Sáu” được viết hoa vì đây là danh từ, tên riêng chỉ người.

Câu 4 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong câu: “Bụng nó đầy nước, bố phải nắm ngược hai chân dốc xuống như làm xiếc", có số từ hai kết hợp với chân (hai chân). Trong tiếng Việt, bên cạnh hai chân còn có đôi chân. Hãy tìm thêm những trường hợp tương tự và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa cụm từ có số từ hai và cụm từ có danh từ đơn vị đôi chỉ số lượng trong mỗi trường hợp.

Trả lời:

- Những trường hợp tương tự: Đôi đũa- hai chiếc đũa, đôi mắt- hai cái mắt, đôi hoa tai- hai chiếc hoa tai…

- Sự khác nhau giữa cụm từ có số từ “hai” và cụm từ có danh từ đơn vị “đôi” là:

+ “Hai” là số từ chỉ số lượng, dùng để đếm các sự vật.

+ “Đôi” là danh từ chỉ một tập hợp sự vật có hai yếu tố cùng loại, tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị thống nhất về mặt chức năng, công dụng

Câu 5 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Có những số từ vốn chỉ số lượng xác định nhưng trong một số trường hợp lại mang nghĩa không xác địnhVí dụ: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Từ chín thứ hai là số từ chỉ số lượng xác định nhưng ở đây lại mang nghĩa biểu trưng là nhiều (nhiều nghề). Hãy tìm một thành ngữ có số từ được dùng theo cách như vậy và giải thích nghĩa của thành ngữ đó.

Trả lời:

Thành ngữ có số từ được dùng theo cách tương tự là: Ba mặt một lời

Từ “một” là số từ chỉ số lượng xác định nhưng ở đây mang nghĩa biểu trưng (sự thật được xác minh).

Bài giảng Ngữ văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Thực hành Tiếng việt trang 64

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Tri thức ngữ văn trang 58

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Người thầy đầu tiên

Thực hành tiếng Việt trang 72

Quê hương

Câu hỏi liên quan

Thành ngữ có số từ được dùng theo cách tương tự là: Ba mặt một lời Từ “một” là số từ chỉ số lượng xác định nhưng ở đây mang nghĩa biểu trưng (sự thật được xác minh).
Xem thêm
Số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu trên là: a. mấy phút.
Xem thêm
- Từ “Sáu” không phải số từ. - Từ “Sáu” được viết hoa vì đây là danh từ, tên riêng chỉ người.
Xem thêm
- Những trường hợp tương tự: Đôi đũa- hai chiếc đũa, đôi mắt- hai cái mắt, đôi hoa tai- hai chiếc hoa tai… - Sự khác nhau giữa cụm từ có số từ “hai” và cụm từ có danh từ đơn vị “đôi” là:
Xem thêm
Số từ trong các ví dụ trên là: a. hai bố con b. một bình c. ba chục mét
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thực hành tiếng Việt trang 64 KNTT
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!