Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 26 | Cánh diều Ngữ văn 7 Tập 2

1900.edu.vn xin giới thiệu Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 26 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 26

Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dựa vào ngữ cảnh, xác định nghĩa của các từ ngữ in đậm trong khổ thơ dưới đây:

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời 

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái 

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi 

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

(Nguyễn Khoa Điềm)

Trả lời: 

- quả: là những đứa con.

- quả non xanh: người con chưa trưởng thành.

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ dưới đây. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó đối với việc miêu tả sự vật.

Cha lại dắt con đi trên cát mịn 

Ánh nắng chảy đầy vai,

(Hoàng Trung Thông) 

Trả lời: 

- Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu thơ

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai,

- Tác dụng: giúp người đọc hình dung ra được hình ảnh hai cha con dắt nhau đi trên bãi cát tràn ngập ánh nắng.

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng trong những câu dưới đây

a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, ... (Hồ Chí Minh)

b, Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi...

(Hoàng Trung Thông) 

c) Về đây mới thấy, sen xứng đáng để…ngợp. (Văn Công Hùng)

d) Nhưng... xin lỗi... -Từ đầu dây bên kia có giọng kinh ngạc phản đối-Tôi không thể...! (Brét-bơ-ry)

Trả lời: 

a) Tỏ ý còn nhiều nhân vật lịch sử mà tác giả chưa liệt kê hết.

b) Gợi sự lắng đọng của cảm xúc, thể hiện mong muốn của người con muốn xông pha khám phá thế giới.

c) Thể hiện sự ngạc nhiên của tác giả.

d) Thể hiện cảm xúc ngại ngùng.

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) giải thích nghĩa của từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây và cho biết em dựa vào đâu để xác định nghĩa của hai từ đó:

Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lắng rất đỏ

(Viễn Phương)

Trả lời: 

“Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng” là hình ảnh tả thực về một vầng thái dương mang lại ánh sáng và sự sống cho con người. Hình ảnh “Mặt Trời trong lăng” lại là một hình ảnh ẩn dụ và đầy sáng tạo của tác giả dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc - chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó thể hiện tình cảm lòng biết ơn

sâu sắc đối với người cha già của dân tộc.

Dựa vào ngữ cảnh của câu thơ em xác định nghĩa của các từ đó.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Những cánh buồm

Mây và sóng

Mẹ và quả

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc 1 bài thơ

Trao đổi về một vấn đề

Câu hỏi liên quan

“Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng” là hình ảnh tả thực về một vầng thái
Xem thêm
- Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu thơ Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Xem thêm
- quả: là những đứa con. - quả non xanh: người con chưa trưởng thành.
Xem thêm
a) Tỏ ý còn nhiều nhân vật lịch sử mà tác giả chưa liệt kê hết. b) Gợi sự lắng đọng của cảm xúc, thể hiện mong muốn của người con muốn xông pha khám phá thế giới.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thực hành tiếng việt trang 26 CD Ngữ văn Tập 2
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!