Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16 Cánh diều
Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 2 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16
A. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt ngắn gọn:
Câu 1 (trang 16 SGK Ngữ Văn 6 tập 2):
Trả lời:
- Từ ghép: mẫm bóng, lợi hại.
- Từ láy: hủn hoắn, phành phạch, giòn giã.
Câu 2 (trang 16 SGK Ngữ Văn 6 tập 2)
Trả lời:
Em có thể hình dung về ngoại hình của nhân vật Dế Mèn:
- Mẫm bóng: đôi càng mập mạp, cứng, khỏe khoắn.
- Hủn hoẳn: đôi cánh ngắn ngủn
Câu 3 (trang 16 SGK Ngữ Văn 6 tập 2)
Trả lời:
- Thành ngữ "chết ngay đuôi, vái cả sáu tay " sử dụng các bộ phận đuôi và sáu tay thay vì các bộ phận cẳng và hai tay ở thành ngữ "chết thẳng cẳng, vái cả hai tay"
- Thành ngữ "chết ngay đuôi, vái cả sáu tay" phù hợp với loài dế hơn, vì loài dế khác với con người, đặc tính của chúng là có đuôi và có 6 chân
Câu 4 (trang 16 SGK Ngữ Văn 6 tập 2)
Trả lời:
Chủ ngữ là cụm danh từ trong các câu trên là:
a) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo
b) Những gã xốc nổi
c) Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng
Câu 5 (trang 16 SGK Ngữ Văn 6 tập 2)
Trả lời:
Thành phần trước |
Thành phần trung tâm |
Thành phần sau |
những |
cái vuốt |
ở chân, ở khoeo |
những |
gã |
xốc nổi |
hàng ngàn |
ngọn nến |
sáng rực, lấp lánh trên cành cây xanh tươi |
rất nhiều |
bức tranh |
màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng |
- Tác dụng: phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói)
Câu 6 (trang 16 SGK Ngữ Văn 6 tập 2)
Trả lời:
Bài học đường đời đầu tiên kể lại truyện một cậu thanh niên cường tráng có tính kiêu căng, xốc nổi.Cậu luôn tự cho mình là nhất, trêu chọc bà con trong xóm.Vào một lần nọ, do bày trò trêu chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.Sau cơ sự ấy, Dế Mèn đã nhận cái sai của bản thân.Qua tất cả sự việc trên,em thấy rằng Dế Mèn là một người mặc dù kiêu ngạo nhưng có trái tim nhân hậu.Cậu đã dần thay đổi sau khi nhận ra sai lầm.Và em cũng sẽ cố gắng để hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày.
Chú thích:
Chủ ngữ là cụm từ: phần in đậm.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt:
1. Mở rộng chủ ngữ
- Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu; chỉ sự vật, hiện tượng có hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ; trả lời cho các câu hỏi Ai?, Con gì?, Cái gì?. Chủ ngữ thường được biểu hiện bằng danh từ, đại từ. Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
- Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm danh từ, tức là cụm từ có danh từ làm thành tố chính (trung tâm) và một hay một số thành tố phụ.
VD: Một ngôi nhà to lớn ở trên núi
CDT
2. Cụm danh từ
* Khái niệm
- Cụm danh từ (còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ) là một tập hợp tự do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành (Từ ngữ phụ thuộc được gọi là phụ ngữ).
- So với danh từ, cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể hơn, chi tiết hơn và có cấu tạo phức tạp hơn. Cụm danh từ đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp giống như danh từ (làm chủ ngữ, phụ ngữ động từ...).
- Quan hệ giữa dành từ trung tâm với các phụ ngữ đứng trước hoặc đứng sau danh từ trung tâm ấy là quan hệ chính phụ.
Ví dụ: học sinh (danh từ) —> tất cả học sinh lóp 6A (cụm danh từ).
* Cấu tạo
- Về cấu tạo, cụm danh từ có thể có cấu tạo đầy đủ hoặc không đầy đủ
+ Dạng cấu tạo dẩy dủ:
Phần trước |
Phần trung tâm |
Phần sau |
một |
ngôi nhà |
vững chãi |
+ Dạng cấu tạo đầy đủ:
Phần trước |
Phần trung tâm |
một |
ngôi nhà |
Phần trung tâm |
Phần sau |
ngôi nhà |
vững chãi |
- Chú ý:
+ Phần trung tâm còn được gọi là: chính tố, danh từ trung tâm, danh từ chính,...
+ Phụ ngữ trước còn được gọi là: phụ tố trước, phụ ngữ trước,...
+ Phụ ngữ sau còn được gọi là: phụ tố sau, phụ ngữ sau,...
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Thực hành đọc hiểu - Cô bé bán diêm