Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên Cánh diều
Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 2 Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên
A. Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên ngắn gọn:
Phần Đọc – hiểu văn bản
1. Chuẩn bị
Câu 1 (trang 4 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Khi đọc truyện đồng thoại các em cần chú ý.
+ Truyện kể về sự việc gì? Đâu là những sự việc chính?
+ Nhân vật trong truyện là những loài vật nào? Ai là nhân vật chính?
+ Truyện muốn nhắn gửi đến người đọc bài học gì? Bài học ấy có ý nghĩa với em không?
Trả lời
- Truyện kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Các sự việc chinh được kể là:
+ Ngoại hình cường tráng của Dế Mèn
+ Sự khinh bỉ của Dế Mèn đối với Dế Choắt
+ Cái chết của Dế Choắt
+ Bài học đường đời đầu tiên
- Nhân vật trong truyện là: Dế Mèn. Dế Choát, chị Cốc
- Nhân vật chính: Dế Mèn
- Hình dạng, tính nết của các con vật được thể hiện trong truyện vừa giống loài vật ấy, vừa giống con người:
Hình dáng
+ Dế Mèn: thanh niên cường tráng, đi bách bộ, đầu, to ra thành từng tảng, đứng oai vệ, mỗi bước đi làm điệu dún dẩy, kiểu cách con nhà ra võ
+ Dế Choắt: gầy gò, dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện, lưng, mạng sườn, mặt mũi ngẩn ngơ.
Tính cách:
+ Dế Mèn: bướng, hung hăng, hống hạch, trịch thượng
+ Dế Choắt: yếu ớt, hiền lành.
+ Cốc: đanh đá, nóng nảy.
- Ý nghĩa truyện muốn gửi gắm: ở đời không nên hung hăng, bậy bạ, ích kỷ để mang tai họa đến cho người khác và cho cả chính mình. Bài học ấy rất có ý nghĩa cho tất cả chúng ta.
Trả lời
- Tác giả:
+ Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ra tại Hà Nội.
+ Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp
+ Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình Tô Hoài đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá.
+ Ông có hang trăm đầu sách về nhiều thể loại đặc biệt là sách viết cho thiếu nhi.
- Tác phẩm: “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
Trả lời
- Mỗi dịp hè về quê, em thường chơi chọi dế cùng với các bạn.
- Về loài dế:
+ Dế được con người dùng để nuôi hoặc đá nhau như cá chọi hay gà chọi, đem lại tính giải trí.
+ Dế có rất nhiều loài, loài phổ biến là dế than, và một số loài khác như dế dũi, dế lửa, dế mèn và dế cơm...
+ Trong một vài nhà hàng nó thường là một món ăn thơm ngon và bồi bổ, hiện nay bạn có thể đến một số trại dế để có thể mua dế, thức ăn cho dế sẽ là vài đám cỏ đơn giản nên chúng được nuôi rất nhiều.
2. Đọc hiểu
Câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 5 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Hãy chú ý các chi tiết miêu tả Dế Mèn.
Trả lời:
Các chi tiết miêu tả Dế Mèn:
- Ngoại hình:
+ Càng: mẫm bóng
+ Vuốt: cứng, nhọn hoắt
+ Cánh: áo dài chấm đuôi
+ Đầu: to, nổi từng tảng
+ Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạm
+ Râu: dài, cong vút
- Hành động:
+ Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung đùi
+ Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo anh gọng vó
+ Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ.
+ Nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt sâu
Trả lời:
Qua lời kể của Dế Mèn, em hãy hình dung về Dế Choắt:
- Trạc tuổi Dế Mèn
- Tính cách hiền lành, thật thà, yếu đuối, nhút nhát
- Người gầy gò, cánh ngắn củn, càng bè bè, râu cụt
=> Dế Choắt là người xấu xí, yếu đuối, nhút nhát, trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn.
Trả lời:
- Trong tranh là hình ảnh trịch thượng của Dế Mèn.
- Hình ảnh Dế Mèn và Dế Choắt mà em hình dung ở phần 3 có điểm tương đồng ở ngoại hình và tính cách hống hách bắt nạt của Dế Mèn và yếu thế của Dế Choắt khi ta nhìn bức tranh.
Câu 4 (trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Dế Mèn đã "nghịch ranh" như thế nào?
Trả lời:
Dế Mèn đã "nghịch ranh" bằng cách đi trêu đùa chị Cốc rồi bỏ chạy mà không quan tâm tới chuyện gì sẽ diễn ra sau đó.
Câu 5 (trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Tai họa mà Dế Mèn kể ở đây là gì? Xảy ra với ai?
Trả lời:
Tai họa ở đây xảy ra với Dế Choắt là do bày trò trêu chị Cốc nên đã gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt.
Câu 6 (trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Em hãy tưởng tượng nét mặt Dế Mèn lúc này.
Trả lời:
Nét mặt Dế Mèn lúc này đầy ăn năn, dằn vặt. Hai hàng nước mắt lặng lẽ chảy dài, Dế Mèn lặng lẽ cúi gằm mặt tạ tội với Choắt và ân hận vì những gì đã xảy ra.
Câu 7 (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Tranh minh họa nhân vật nào và về sự việc gì trong truyện?
Trả lời:
Tranh minh họa nhân vật Dế Mèn đang đứng ăn năn hối hận trước mộ Dế Choắt về sự việc đáng tiếc vừa xảy ra, khiến Dế Choắt phải chết oan uổng.
Câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
Trả lời:
- Câu chuyện được kể bằng lời kể của nhân vật: Dế Mèn
- Các nhân vật tham gia vào câu chuyện: Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc
Câu 2 (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời:
- Dế Mèn đã ân hận về việc trêu chị Cốc và gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
- Tóm tắt: Đoạn trích miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính tình còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chị Cốc nên đã gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt. Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.
Câu 3 (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời:
- Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ và thấy hành động vừa rồi của mình thật thú vị.
- Thái độ, tâm trạng Dế Mèn thay đổi sau đó: sợ hãi, hoảng hốt ân hận và nhận ra hành động vừa rồi thật ngu si.
=> Sư thay đổi về thái độ và tâm trạng của Dế Mèn là do Dế Mèn đã nhận ra hậu quả khôn lường, tác hại đánh đổi cả mạng sống của anh bạn hàng xóm, từ đó anh mới ân hận và thay đổi thái độ.
Câu 4 (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời:
Tính cách Dế Mèn:
+ Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời, có lối sống khoa học, cơ thể khỏe mạnh và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình.
+ Dế Mèn tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi, coi thường người khác qua cách gọi Dế Choắt là chú mày và tình huống trêu ghẹo chị Cốc.
Câu 5 (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời:
Ở cuối đoạn trích, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đã “đứng lặng giờ lâu” và “nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Theo em, đó là bài học sống ở đời phải biết khiêm nhường, luôn quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, khi mắc lỗi sai phải biết hối cải và sửa chữa những lỗi lầm đó.
Câu 6 (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời:
- Những điểm “có thật” ở loài dế mà tác giả miêu tả:
+ Đôi càng mẫm bóng.
+ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
+ Người rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương được và rất ưa nhìn.
+ Đầu to ra, nổi từng tảng rất bướng.
+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp.
- Những chi tiết thực ấy được tác giả khéo léo nhân hóa, gắn với những hành động, cử chỉ, tính cách của con người như:
+ Tên nhân vật được viết hoa như tên người, nhân hóa con vật như một con người
+ Dế Mèn xưng tôi, có những hành động như người như: ăn uống điều độ, siêng tập thể dục, trịnh trọng, khoan thai, đi đứng oai vệ, cà khịa với tất cả bà con lối xóm
+ Tình cách như con người: hống hách, kiêu căng, ngạo mạn,...
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Bài học đường đời đầu tiên
I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen.
- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công.
- Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
- Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
- Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp
- Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.
- Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.
- Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.
2. Sự nghiệp văn học
- Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình Tô Hoài đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá:
+ Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc);
+ Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà);
+ Giải thưởng của Hội Nhà văn Á - Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây);
+ Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996).
+ Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2010.
- Tác phẩm chính
Sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941); O chuột (tập truyện, 1942); Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953); Miền Tây (tiểu thuyết, 1967); Ba người khác (tiểu thuyết, 2006),...
- Phong cách nghệ thuật: Hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
- “Bài học đường đời đầu tiên” (tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”
- “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi
2. Thể loại: Truyện đồng thoại
3. Bố cục: 2 phần
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "sắp đứng đầu thiên hạ rồi"): Bức chân dung tự họa của Dế Mèn.
- Đoạn 2 (Còn lại): Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
4. Tóm tắt
Chuyện kể về một chàng dế thanh niên cường tráng có tính kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình. Trong một lần nghịch dại trêu chị Cốc, Dế Mèn vô tình dẫn tới cái chết thương tâm của Dế Choắt - anh bạn hàng xóm yếu ớt, tội nghiệp. Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.
5. Giá trị nội dung
Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
6. Giá trị nghệ thuật
- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.
- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.
- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Thực hành đọc hiểu - Cô bé bán diêm
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ