Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 20 Tập 2 | Cánh diều

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20 Tập 2 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 20 Tập 2 ngắn nhất

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Hai câu in đậm dưới đây áp dụng biện pháp tu từ nào để khẳng định chủ quyền quốc gia và nền độc lập của nước ta? Tên các triều đại Việt Nam, Trung Hoa được sắp xếp như thế nào?

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đến một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Nguyễn Trãi)

Trả lời:

- Hai câu in đậm trên áp dụng biện pháp tu từ liệt kê để khẳng định chủ quyền quốc gia và nền độc lập của nước ta

- Tên các triều đại Việt Nam, Trung Hoa được sắp xếp theo thứ tự thời gian từ xa nhất tính đến thời điểm bây giờ. Để nhấn mạnh sự lâu đời của các triều đại.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Tìm và nêu tác dụng của một số biện pháp tu từ liệt kê mà Nguyễn Trãi đã sử dụng trong văn bản Đại cáo bình Ngô để:
a) Lên án giặc ngoại xâm.

b) Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê Lợi.

c) Nói lên khó khăn, thử thách mà nghĩa quân đã trải qua.

d) Miêu tả thất bại thảm hại của quân giặc.

e) Ca ngợi chiến thắng vang dội của quân ta.

Trả lời:

a) Lên án giặc ngoại xâm.

 

“Vét sản vật, bắn chim trả, chốn chốn lưới chăng

  Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt”

=> Liệt kê những tội ác của kẻ thù nhằm làm nổi bật lòng dạ tham lam, độc ác, vô nhân tính của giặc.

b) Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê Lợi.

 

“Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời

  Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối

  Quên ăn vì giận, sách lược thao, suy xét đã tính

  Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kĩ”

=> Làm nổi bật nỗi lòng của vị chủ tướng, tình yêu nước, thương dân và quyết tâm đánh bại kẻ thù.

c) Nói lên khó khăn, thử thách mà nghĩa quân đã trải qua.

 

 Tuấn kiệt như sao buổi sớm

  Nhân tài như lá mùa thu

  Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần

  Nơi duy ác hiếm người bàn bạc”

==> Nói lên những thiếu thốn về nhân lực của quân ta trong những ngày đầu khởi nghĩa

d) Miêu tả thất bại thảm hại của quân giặc.

 

 “Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm

  Tốt Động thay chất đầy nội, nhơ để ngàn năm

  Phúc tâm quân giặc, Trần Hiệp đã phải bêu đầu

   Mọt gian kẻ thù, Lí Lượng cũng đành bỏ mạng”

=> Liệt kê những địa danh và tên tướng giặc bại trận nhằm làm nổi bật thất bại thảm hại của kẻ thù.

e) Ca ngợi chiến thắng vang dội của quân ta.

 

“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

  Voi uống nước, nước sông phải cạn

  Đánh một trận, sạch không kinh ngạc

  Đánh hai trận, tan tác chim muông”

=> Làm nổi bật sức mạnh và những chiến thắng oanh liệt của ta.

Câu 3 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Tìm biện pháp liệt kê trong các câu dưới đây. Ngoài cách sắp xếp từ ngữ trong phép liệt kê của tác giả, em có thể sắp xếp lại như thế nào? Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em.

a) Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc.

b) Kỉ niệm Nguyễn Trãi là nhớ Nguyễn Trãi, nhắc Nguyễn Trãi, làm quen với Nguyễn Trãi hơn nữa: người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa. (Phạm Văn Đồng)

c) Muốn biến hoài bão đó thành hiện thực thì trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh. (Vũ Khoan)

Trả lời:

Câu

Phép liệt kê

Sắp xếp lại

a

Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.

Nguyễn Trãi là người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.

b

...người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.

người làm chính trị, người làm quân sự, người làm văn, làm thơ, người nghiên cứu lịch sử nước nhà đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.

c

...trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh.

trí thông minh, tính cần cù và lòng hiếu học.

Câu 4 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý kiến của em về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), trong đoạn văn đó có sử dụng biện pháp tu từ liệt kê.

Đoạn văn mẫu tham khảo

Không phải ngẫu nhiên mà Bình Ngô đại cáo được người đời sau mệnh danh là áng "thiên cổ hùng văn". Đọc tác phẩm, người đọc được quay trở lại thế kỉ XV đầy hào khí. Có được sức mạnh ấy chính là bởi trong Bình Ngô đại cáo, chất hào hùng luôn thấm đẫm trang văn. "Hào hùng" có nghĩa là "có khí thế mạnh mẽ, sôi nổi". Và như vậy, chất hào hùng trong Bình Ngô đại cáo chính là sự biểu hiện khí thế mạnh mẽ, sôi nổi một cách đậm nét. Bên cạnh những giá trị nội dung khẳng định chủ quyền dân tộc, Nguyễn Trãi sử dụng giọng văn đĩnh đạc, hào hùng, trang nghiêm, lý lẽ sắc bén, đanh thép và và lối diễn đạt sóng đôi, cân xứng của những câu văn biền ngẫu đã khẳng định và ngợi ca tầm vóc lịch sử lớn lao của Đại Việt.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đại cáo bình Ngô

Gương báu khuyên răn (bài 43)

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội

Tự đánh giá: Thư dụ Vương Thông lần nữa

Câu hỏi liên quan

a. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.
Xem thêm
a) Lên án giặc ngoại xâm.
Xem thêm
Không phải ngẫu nhiên mà Bình Ngô đại cáo được người đời sau mệnh danh là áng "thiên cổ hùng văn". Đọc tác phẩm, người đọc được quay trở lại thế kỉ XV đầy hào khí.
Xem thêm
- Hai câu in đậm trên áp dụng biện pháp tu từ liệt kê để khẳng định chủ quyền quốc gia và nền độc lập của nước ta
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 20 Tập 2
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!