Tìm và nêu tác dụng của một số biện pháp tu từ liệt kê mà Nguyễn Trãi đã sử dụng trong văn bản Đại cáo bình Ngô để
161
05/07/2023
Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Tìm và nêu tác dụng của một số biện pháp tu từ liệt kê mà Nguyễn Trãi đã sử dụng trong văn bản Đại cáo bình Ngô để:
a) Lên án giặc ngoại xâm.
b) Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê Lợi.
c) Nói lên khó khăn, thử thách mà nghĩa quân đã trải qua.
d) Miêu tả thất bại thảm hại của quân giặc.
e) Ca ngợi chiến thắng vang dội của quân ta.
Trả lời
a) Lên án giặc ngoại xâm.
|
“Vét sản vật, bắn chim trả, chốn chốn lưới chăng
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt”
=> Liệt kê những tội ác của kẻ thù nhằm làm nổi bật lòng dạ tham lam, độc ác, vô nhân tính của giặc.
|
b) Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê Lợi.
|
“Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối
Quên ăn vì giận, sách lược thao, suy xét đã tính
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kĩ”
=> Làm nổi bật nỗi lòng của vị chủ tướng, tình yêu nước, thương dân và quyết tâm đánh bại kẻ thù.
|
c) Nói lên khó khăn, thử thách mà nghĩa quân đã trải qua.
|
“Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc”
==> Nói lên những thiếu thốn về nhân lực của quân ta trong những ngày đầu khởi nghĩa
|
d) Miêu tả thất bại thảm hại của quân giặc.
|
“Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm
Tốt Động thay chất đầy nội, nhơ để ngàn năm
Phúc tâm quân giặc, Trần Hiệp đã phải bêu đầu
Mọt gian kẻ thù, Lí Lượng cũng đành bỏ mạng”
=> Liệt kê những địa danh và tên tướng giặc bại trận nhằm làm nổi bật thất bại thảm hại của kẻ thù.
|
e) Ca ngợi chiến thắng vang dội của quân ta.
|
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận, sạch không kinh ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông”
=> Làm nổi bật sức mạnh và những chiến thắng oanh liệt của ta.
|
Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Đại cáo bình Ngô
Gương báu khuyên răn (bài 43)
Thực hành tiếng Việt trang 20
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội
Tự đánh giá: Thư dụ Vương Thông lần nữa