Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Chích bông ơi! trang 76 Ngữ Văn lớp 6 | Cánh Diều

1900.edu.vn xin giới thiệu Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Chích bông ơi! trang 76 Ngữ văn lớp 6 Cánh Diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Chích bông ơi! Cánh diều

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 2 Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Chích bông ơi!

A. Soạn bài Chích bông ơi!

1. Chuẩn bị

Câu hỏi (SGK trang 76 Ngữ Văn 6 tập 2 )

- Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Bức tranh của em gái tôi để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

- Đọc trước truyện Chích bông ơ! Tìm hiểu thêm các tư liệu về tác giả Cao Duy Sơn

Trả lời:

- Truyện kể về một lần cậu bé nhờ bố bắt một chú chim chích bông mắc kẹt khiến Dế Vần - người bố nhớ lại kỉ niệm xưa vô tình bắt chú chim chích bông con xa mẹ phải chết. Qua câu chuyện xưa giúp người con rút ra bài học cho mình

- Thời điểm xảy ra: khi Dế Vần 8 tuổi theo pa nên nương

- Truyện có nhân vật: con trai của Dế Vần, Dế Vần, pa của Dế Vần

- Nhân vật chính: Dế Vần

- Dế Vần là cậu bé hiền lành, luôn ân hận về những điều mình đã làm sai.

- Kể theo ngôi thứ ba người kể tự giấu mình đi và gọi tên các nhân vật theo tên. Cách kể này giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt những gì diễn ra với nhân vật.

- Câu chuyện muốn nhắn gửi cần bảo vệ động vật không nên chọc phá tổ chim, bắt chim non và cần  suy nghĩ cẩn thận trước khi làm một điều gì đó

- Tác giả Cao Duy Sơn:

+ Tên thật là Nguyễn Cao Sơn. Sinh ngày 28-4-1956 tại thung lũng Co Xàu, thị trấn cổ nổi tiếng của huyện Trùng Khánh (Cao Bằng). Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

+ Anh là tác giả của 5 cuốn tiểu thuyết và 4 tập truyện ngắn đã xuất bản như: "Người lang thang", "Cực lạc", "Hoa mận đỏ", "Đàn trời", "Chòm ba nhà", "Những chuyện ở lũng Cô Sầu", "Những đám mây hình người", "Hoa bay cuối trời" và "Ngôi nhà xưa bên suối". Với những đóng góp tích cực cho sự nghiệp văn học dân tộc thiểu số nói riêng, văn học nước nhà nói chung; tiếp nối nhiều giải thưởng văn học, trong đó có Giải thưởng văn học Đông – Nam Á năm 2009, nhà văn Cao Duy Sơn đã có tên trong danh sách Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2017. Hiện anh là Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa các dân tộc.

2. Đọc hiểu

Câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 77 SGK Ngữ Văn 6 tập 2): Nội dung tranh liên quan đến sự việc gì trong truyện?

Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Chích bông ơi! Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời

Nội dung tranh lên quan đến sự việc cậu bé Khìn vô tình phát hiện một chú chim bị kẹt trong bụi gai

Câu 2 (trang 77 SGK Ngữ Văn 6 tập 2): Chú ý theo dõi chuyện đang xảy ra (hiện tại) và chuyện đã xáy ra (quá khứ)

Trả lời:

- Chuyện xảy ra ở hiện tại: Cậu bé Khìn nhờ bố bắt chú chim bị mắc trong bụi gai

- Chuyện xảy ra trong quá khứ: Dế Vần bắt một chú chim chích bông non khỏi mẹ khiến chú chích bông con chết.

Câu 3 (trang 77 SGK Ngữ Văn 6 tập 2): "Chú bé" ở phần (2) là ai?

Trả lời:

- Chú bé ở phần (2) là Dế Vần

Câu 4 (trang 77 SGK Ngữ Văn 6 tập 2): "Pa" ở đây và "pa" ở đầu truyện có phải một người không?

Trả lời:

- "Pa" ở đây là bố của Dế Vần; "pa" ở đầu chuyện là bố của Khìn hay chính là Dế Vần.

Câu 5 (trang 78 SGK Ngữ Văn 6 tập 2): Theo em, người cha định nói với con điều gì?

Trả lời:

- Theo em, người cha định khuyên bảo con cho chim về tổ vì chim non xa mẹ sẽ chết

Câu 6 (trang 78 SGK Ngữ Văn 6 tập 2): Phần 3 kể chuyện hiện tại hay quá khứ?

Trả lời:

- Phần 3 kể chuyện ở hiện tại

Câu 7 (trang 79 SGK Ngữ Văn 6 tập 2): Nội dung tranh minh họa có thể hiện được phần kết thúc của truyện không?

Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Chích bông ơi! Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời

- Nội dung tranh minh họa thể hiện được kết thúc câu truyện: Khìn đã thả Chích bông bay đi tìm mẹ

Câu 8 (trang 79 SGKNgữ Văn 6 tập 2): Thử nghĩ kết thúc câu chuyện theo một hướng khác?

Trả lời

Khìn đã giúp Chích bông ra khỏi bụi gai, lúc này mẹ chú chí bông cũng đang bay đi tìm con. Nghe tiếng Chích bông mẹ, chú chim con bay lên hót líu lo cùng mẹ như kể lại với mẹ về việc được Khìn cứu mình. Cả 2 mẹ con chích bông bay lượn xung quanh hót líu lo như cảm ơn bé Khìn và Dế Vần rồi rời đi.

Câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 79 SGK Ngữ Văn 6 tập 2):

Trả lời

- Truyện viết về Dế Vần.

- Truyện kể về một lần cậu bé Khìn nhờ bố giúp đỡ một chú chim chích bông mắc kẹt khiến Dế Vần- người bố nhớ lại kỉ niệm xưa vô tình bắt chú chim chích bông con xa mẹ phải chết.

- Dế Vần là một cậu bé hiền lành, biết nhận lỗi sai và luôn ân hận về những hành vi sai lầm của mình

Câu 2 (trang 79 SGK Ngữ Văn 6 tập 2):

Trả lời

- Điểm giống nhau ở chỗ cả Ò Khìn và Dế Vần đều là những cậu bé tinh nghịch, muốn giữ lấy chim chích bông nhỏ để nuôi

- Cách viết "truyện trong truyện" là  lồng ghép một câu chuyện độc lập (có liên quan hoặc không về mặt nội dung) vào một câu chuyện chính

Câu 3 (trang 79 SGK Ngữ Văn 6 tập 2):

Trả lời

- Vì Ò Khìn sau khi nghe được câu chuyện pa kể và hiểu được việc bắt chim là không đúng, có thể khiến chim phải chết do chim con xa mẹ và nỗi day dứt trong lòng pa, cậu bé hiền lành đã thả để chim bay vút lên trời với lời thì thầm: "bay đi, bay về với mẹ mày đi"

Câu 4 (trang 79 SGK Ngữ Văn 6 tập 2):

Trả lời

- Câu chuyện muốn nhắn gửi ta rằng cần lòng nhân hậu, luôn giúp đỡ người khác, bảo vệ động vật và không nên chọc phá tổ chim, bắt chim non, suy nghĩ cẩn thận trước khi làm một điều gì đó

- Điều gây ấn tượng sâu sắc với em là cách lồng ghép hai câu chuyện một cách khéo léo tài tình, giúp người đọc vừa đọc hiểu câu chuyện vừa có thể rút ra bài học đúng đắn cho mình

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chích bông ơi!

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Nhà văn Cao Duy Sơn tên thật là Nguyễn Cao Sơn.

- Sinh ngày 28-4-1956 tại Thị trấn Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

- Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện ông là Phó Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật các dân tộc Thiểu số Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa các dân tộc.

- Ông còn là một trong tám tác giả tiêu biểu ở Đông Nam Á được Hoàng Thái tử Thái Lan Maha Vajiralongkorn cùng phu nhân đích thân trao giải thưởng.

Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Chích bông ơi! Cánh diều (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Giải thưởng:

+ Giải A Văn học Dân tộc Thiểu số của Hội Nhà văn Việt Nam 1993, với tác phẩm Người lang thang

+ Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2008 cho tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối

+ Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2009

- Tác phẩm tiêu biểu

+ Tiểu thuyết: Người lang thang, Cực lạc, Hoa mận đỏ, Đàn trời, Chòm ba nhà

+ Truyện ngắn: Những chuyện ở lũng Cô Sầu, Những đám mây hình người, Hoa bay cuối trời, Ngôi nhà xưa bên suối

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

Tác phẩm in trong Tuyển tập truyện viết về thiếu nhi dân tộc và miền núi, NXB Giáo dục, 2004

Sáng tác tại Cao Bằng, tháng 3 năm 1999

2. Bố cục

Phần 1: Đứa con trai là Khìn đòi bắt chú chim Chích Bông làm Dế Vần nhớ lại mình thời nhỏ

Phần 2: Dế Vần nhớ lại sai lầm ngày bé đã khiến chú chích bông chết thảm

Phần 3: Dế Vần cùng con trai thả chú chích bông bay về với mẹ

3. Tóm tắt

Thằng Khìn - con trai của Dế Vần bị thu hút bởi một chú chim chích bông nhỏ và đòi ba bắt cho chơi làm Dế Vần nhớ lại bản thân ngày bé. Dế Vần cũng đã từng rất thích thú với chú chích bông nhỏ và muốn giữ chú chim lại làm đồ chơi, không cho chích bông về với mẹ. Hành vi ấy của Dế vần đã làm chú chích bông chết thảm. Anh hối hận suốt thời gian sau đó vậy nên khi thấy con trai đang ở trong hoàn cảnh giống mình khi xưa, Dế Vần đã khuyên con thả cho chú chim nhỏ về với mẹ. Cuối văn bản, hai bố con thả chú chim bay về trời. Dế Vần nhìn theo với vẻ nhẹ nhõm

Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Chích bông ơi! Cánh diều (ảnh 1)

4. Thể loại: truyện thiếu nhi

5. Giá trị nội dung

Văn bản thể hiện tình yêu thương đối với động vật của những con người thôn quê chân chất. Đồng thời bộc lộ niềm cảm thông và trân trọng với tâm trạng hối hận của Ò Khìn đối với hành động trong quá khứ

Qua đó văn bản ngầm khẳng định mọi vật nuôi cũng giống như con người, cần được sống trong sự chăm sóc, yêu thương và chăm bẵm

6. Giá trị nghệ thuật

Giọng văn gần gũi, dễ hiểu với trẻ nhỏ

Hình ảnh, ngôn từ nhẹ nhàng, sinh động

Kết hợp giữa tự sự với biểu cảm

Kết cấu truyện trong truyện

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Điều không tính trước

Thực hành tiếng Việt trang 75 - 76

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Thảo luận nhóm về một vấn đề

Tự đánh giá - Nắng trưa bồi hồi

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thực hành đọc hiểu - Chích bông ơi! trang 76
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!