Soạn bài Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi
Bước 1: Chuẩn bị
- Thành lập nhóm và phân công công việc
- Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận
- Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận
Bước 2: Thảo luận
- Trình bày ý kiến:
Nhóm trưởng dẫn dắt thành viên trình bày ý kiến. Thư kí ghi lại và thảo luận về vấn đề tranh cãi theo sơ đồ sau:
- Phản hồi các ý kiến
Các thành viên tham gia thảo luận, phản hồi các ý kiến trái chiều cũng như bảo vệ ý kiến của bản thân theo mẫu sau:
Ý kiến phản hồi |
Ý kiến đồng tình của các nhóm thành viên trong nhóm |
Ý kiến phản bác của các thành viên trong nhóm |
Ý kiến 1:… |
… |
… |
Ý kiến 2:… |
… |
… |
- Thống nhất ý kiến
+ Ý kiến đưa ra bằng chứng, lý lẽ thuyết phục, người nói bảo vệ được trước sự phản bác của các thành viên.
+ Tổng hợp điểm tương đồng trong các ý kiến trái chiều, được các thành viên trong nhóm đồng thuận
+ Ý kiến dung hòa các ý kiến trái chiều, dựa trên cơ sở cân nhắc những điểm hợp lí, chưa hợp lí của các ý kiến.
Trong trường hợp chưa thống nhất được ý kiến cần bảo lưu ý kiến và tiếp tục tìm tòi, làm rõ và họp lại để thống nhất các ý kiến còn tranh cãi.
Bài nói tham khảo
Chủ đề thảo luận: Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường?
- Nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường vì
+ Sử dụng điện thoại sẽ khiến học sinh xao nhãng trong việc học
+ Tiếp xúc với thiết bị công nghệ nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh: cận thị, béo phì…
+ Học sinh sẽ lười suy nghĩ, bị phụ thuộc vào công nghệ.
- Không nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường vì:
+ Học sinh có thể liên hệ với gia đình khi gặp trường hợp khẩn cấp
+ Tra cứu thông tin, tài liệu qua Internet phục vụ cho việc học
+ Cập nhật tin tức linh hoạt
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: