Soạn bài Sang thu lớp 7 | Chân trời sáng tạo

1900.edu.vn xin giới thiệu Soạn bài Sang thu lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Sang thu

Video giải Ngữ văn lớp 7 Soạn bài Sang thu

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên vào thời khắc giao mùa.

Trả lời: 

- Thời khắc giao mùa thường kéo sự biến đổi của tự nhiên. Vào khoảng thời gian ấy, nó đem đến một cảm giác háo hức đan xen tiếc nuối. Ta chờ đợi, háo hức đón chờ một mùa mới và cũng tiếc nuối vì sự qua đi của một mùa khác mang theo bao kỷ niệm đã qua. Thời khắc giao mùa như một sự chuyển tiếp của đất trời và tâm hồn con người cũng theo đó mà thay đổi.

* Trải nghiệm cùng văn bản 

1. Tưởng tượngEm hình dung thế nào về hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/ vắt nửa mình sang thu”?

- Động từ "vắt'' chỉ trạng thái lơ lửng của đám mây giữa bầu trời cuối hạ đang chuyển mình. Dường như một nửa đã chuyển sang mùa thu nhưng nửa còn lại vẫn lưu luyến mùa hạ.

→ Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ấy, đám mây trở thành chiếc cầu nối gắn kết hai mùa nhưng vẫn còn chút quyến luyến mùa hạ.

2. Theo dõiĐiểm chung của những từ ngữ như chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần là gì?

Chùng chình: chậm lại như kéo dài thời gian. Đặt trong hoàn cảnh câu, từ láy ám chỉ làn sương di chuyển chậm lại như còn vương vấn mùa hạ.

Dềnh dàng: chậm chạp, mất thời gian vào việc vô ích. Trong bài Sang thu thì từ "dềnh dàng" được hiểu là tốc độ chậm chạp như đang không muốn bước sang mùa thu.

Vắt nửa mình: chỉ một trạng thái lơ lửng của đám mây giữa bầu trời cuối hạ đang vừa muốn chuyển sang mùa thu nhưng lại lưu luyến mùa hạ.

Vơi dần: chỉ sự ít đi dần dần, không mạnh mẽ mà nhẹ nhàng, từng chút.

→ Giống nhau: chỉ sự chuyển mình của đất trời mùa hạ sang thu nhưng với một trạng thái không nỡ. Các sự vật dường như đều lưu luyến mùa hạ, háo hức mùa thu.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính Sang thuBài thơ diễn tả cảm xúc tinh tế, sự trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ trong thời khắc giao mùa từ mùa hạ sang mùa thu.

Soạn bài Sang thu Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đầu em nhận biết được điều đó?

Trả lời: 

- Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm cuối mùa hạ, đầu mùa thu.

- Dấu hiệu nhận biết: thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh chỉ thiên nhiên được nhắc đến trong bài như: “hương ổi”, “gió se”, “sương”, “thu đã về”, “chim vội vã”, “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”…

Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ. Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn nhà thơ?

Trả lời: 

Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ: hương ổi phả vào trong gió se, sương chùng chình qua ngõ, chim vội vã, đám mây vắt nửa mình, vơi dần cơn mưa, hàng cây.

→ Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận được sự tinh tế trong tâm hồn của nhà thơ. Ông đã dùng các giác quan của mình để cảm nhận thiên nhiên một cách sâu sắc, thể hiện một tâm hồn thơ đa sầu, đa cảm.

Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Sang thu có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung văn bản?

Trả lời: 

- Ngắt nhịp: Nhịp thơ linh hoạt 3/2

- Gieo vần: vần chân

→ Tác dụng: tạo sự liên kết và nhạc điệu cho bài thơ.

Câu 4 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Theo em, chủ đề của bài thơ Sang thu là gì? Qua bài thơ này, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến người đọc?

Trả lời: 

- Chủ đề: miêu tả sự chuyển mình của thiên nhiên cảnh vật khi bước vào mùa thu, theo đó là những cảm nhận đầy tinh tế mang theo cảm xúc riêng của tác giả.

- Thông điệp của tác giả muốn gửi gắm: trước thiên nhiên đẹp đẽ như vậy, con người cần biết trân trọng, nâng niu những món quà mà mẹ thiên nhiên ban tặng.

Câu 5 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?

Trả lời: 

Sang thu thể hiện khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu cùng với cảm nhận tinh tế của tác giả trước thời khắc giao mùa. Còn Thu hay Mùa Thu chỉ thể hiện được mùa thu, không còn cảm giác vương vấn mùa hạ.

→ Ta không thể thay nhan đề Sang thu được đổi thành Thu hay Mùa thu bởi chỉ có Sang thu mới lột tả được hết ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc.

Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Đọc bài thơ Sang thu, em học được gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?

Trả lời: 

- Cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả Hữu Thỉnh:

+ Nhà thơ đã mở rộng tầm quan sát qua nhiều góc độ từ cao-thấp, gần-xa. Kết hợp với cảm nhận qua các giác quan.

+ Những cảm nhận tinh tế nhất về sự thay đổi của đất trời được thể hiện rõ nét bằng một hồn thơ tinh tế, yêu thiên nhiên cảnh vật tha thiết.

→ Qua bài thơ chúng ta học được từ nhà thơ Hữu Thỉnh rất nhiều bài học. Trước hết đó là phải có một tình yêu thiên nhiên. Sau đó là quan sát thiên nhiên bằng cái nhìn đa chiều.

Câu 7 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích cho sự lựa chọn của em.

Trả lời: 

Từ “bỗng” là từ em thấy hay nhất. Đây vốn là từ dùng cho người, tác giả đã tinh tế dùng nó như một lời thổ lộ của thiên nhiên, đất trời về một sự bất ngờ, ngỡ ngàng trước sự ập đến của mùa thu. Sự vật bỗng chốc trở nên có hồn tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tri thức Ngữ văn trang 10

Lời của cây

Ông Một

Thực hành tiếng Việt trang 19

Con chim chiền chiện

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Sang thu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!