Soạn bài Ôn tập
Trả lời:
"Ếch ngồi đáy giếng", "Thầy bói xem voi", "Hai người bạn đồng hành và con gấu", "Chó sói và chiên con" đều là truyện ngụ ngôn bởi các yếu tố từ nhân vật, đề tài đến cốt truyện đều mang đặc trưng của thể loại truyện ngụ ngôn.
Trả lời:
- Cách nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hậu quả không mấy tốt đẹp:
+ Con ếch thì bị con trâu dẫm bẹp.
+ Các ông thầy bói thì đánh nhau toác đầu chảy máu
- Bài học chung có thể rút ra từ hai truyện "Ếch ngồi đáy giếng" và "Thầy bói xem voi" là: phải luôn trau dồi hiểu biết, mở mang kiến thức, tôn trọng ý kiến của người khác và nhìn nhận mọi sự việc dưới cái nhìn khách quan.
Trả lời:
Em thích truyện "Hai người bạn đồng hành và con gấu hơn" vì câu chuyện đã dạy em thế nào là một người bạn chân chính. Đó phải là người luôn giúp đỡ, quan tâm bạn bè và không bỏ mặc bạn bè khi gặp khó khăn.
Câu 4 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Trả lời:
a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, em cần lưu ý:
- Sự kiện được kể lại trong văn bản cần mang tính xác thực
- Nên sử dụng ngôi thứ nhất để kể lại
- Kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài viết
- Cần biết chọn lọc thông tin sử dụng trong bài
- Bố cục đảm bảo 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
b. Câu văn theo em nên dùng dấu chấm lửng là:
- “Em đã được nghe nhiều câu chuyện về các Vua Hùng qua các sự tích nổi tiếng như Sự tích bánh chưng bánh dày, Sơn Tinh Thủy Tinh…”
- “Lễ hội đền Hùng được tổ chức hàng năm bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác…”
Câu 5 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cho biết:
a. Nên chuẩn bị và trình bày bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn thế nào cho hấp dẫn?
Trả lời:
a.
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
- Có thể lựa chọn truyện ngụ ngôn Việt Nam và truyện ngụ ngôn của các dân tộc khác trên thế giới.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý
+ Nhân vật, sự kiện chính và diễn biến của sự kiện ấy trong truyện? Bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện? Tính chất hài hước, phê phán…
+ Truyện nên được kể theo trình tự nào? Trong khi kể có thể sử dụng tranh ảnh minh họa như thế nào, giong điệu và biểu cảm thế nào?
- Lập dàn ý
+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện, nhân vật và đặt câu hỏi dự đoán bài học sau khi kể.
+ Thân bài: kể diễn biến chính của câu chuyện kết hợp với giọng điệu phù hợp, thể hiện đúng nội dung của truyện.
+ Kết bài: nêu nhận xét, đánh giá chung của bản thân về câu chuyện.
Bước 3: Trình bày
- Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp
- Nói to, rõ ràng
- Phân bố thời gian nới hợp lý
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
- Trong vai trò của người nói: ghi nhận câu hỏi và nhận xét của người nói và đưa ra phản hồi thỏa đáng
- Trong vai trò người nghe: nêu nhận xét hoặc câu hỏi gợi nhắc người trình bày bổ sung. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nghe bằng cách:
- Nhập vai vào nhân vật như cử chỉ, điệu bộ, giọng nói...
- Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh.
Câu 6 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng.
Trả lời:
Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng:
- Sử dụng dấu chấm lửng đúng vị trí và đúng mục đích của câu văn.
- Tránh lạm dụng dấu chấm lửng bởi nó dễ gây hiểu sai nghĩa của câu.
- Nên thêm dấu chấm lửng vào những trường hợp cần thiết để tạo sự rõ ràng cho lời văn.
Trả lời:
Qua những câu chuyện ngụ ngôn, em học được nhiều bài học quý giá về đạo đức, triết lý sâu sắc trong cuộc sống. Từ đó giúp em có những cách ứng xử đúng mực, thích nghi với cuộc sống tốt hơn.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe