Soạn bài Ôn tập học kì I trang 142 - 148 lớp 9 Tập 1 | Kết nối tri thức

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Ôn tập học kì I trang 142 - 148 lớp 9 Tập 1 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập học kì I - Ngữ văn 9

A. Ôn tập kiến thức

Câu hỏi 1 trang 142 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1Xem lại văn bản đọc chính trong 5 bài học ở học kì I, lập bảng vào vở và ghi các thông tin cơ bản.

Văn bản Tác giả Loại, thể loại Nội dung Đặc điểm hình thức
         
         
         

Trả lời:

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Nội dung

Đặc điểm hình thức

Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ

Truyện truyền kì

Khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Bày tỏ nỗi lòng cảm thông với số phận đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng các yếu tố truyền kỳ tạo nên một tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Dế chọi

Bồ Tùng Linh

Truyện truyền kì

 Câu chuyện đã tái hiện một mảng hiện thực đen tối của xã hội, vì thế truyện có giá trị hiện thực sâu sắc. Chỉ một câu chuyện dâng dế chọi lên vua mà phản ánh được cả bộ mặt của giai cấp thống trị tàn bạo, ăn chơi sa đoạ và những thảm cảnh mà nhân dân lao động phải chịu đựng. Một con dế chọi có thể mang đến thảm kịch cho một gia đình, một tỉnh nhưng cũng có thể mang vinh hoa phú quý đến cho cả một tỉnh,  một dòng họ.

Cốt truyện li kì kèm những yếu tố đầy chất quái dị, kết cấu chặt chẽ xoay quanh câu chuyện.

Buổi tiễn đưa

Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm

Song thất lục bát

Thể hiện những tình cảm đầy lưu luyến của người chinh phu và người chinh phụ lúc chia tay.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng được sử dụng rất thành công.

Tiếng đàn mưa

Bích Khê

Song thất lục bát

Mỗi khi mưa rơi, dường như cảm xúc trong mỗi người lại trở nên nhạy cảm hơn. Tiếng mưa đi kèm với những tâm trạng nhớ nhung, khắc khoải và những suy tư về cuộc sống.

Bài thơ không dài, không dùng quá nhiều từ ngữ và chi tiết những vẫn đem lại đủ cả hình ảnh và những tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình.

Kim - Kiều gặp gỡ

Nguyễn Du

Lục bát

Khắc họa khung cảnh khi lần đầu Kim Trọng và Thúy Kiều gặp gỡ, đôi lứa xứng đôi, trai tài gái sắc, từ đó mà tình yêu đã nảy nở.

- Sử dụng kết hợp ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân.

- Diễn tả nội tâm nhân vật qua hành động, qua nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" đầy đặc sắc.

- Thể thơ lục bát được sử dụng tài tình, thuần thục.

Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu

Truyện thơ Nôm

Ngợi ca những con người hiếu thảo, nhân hậu đầy nghĩa khí, lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa tráo trở.

Xây dựng nhân vật theo phương thức 3: qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít khắc hoạ ngoại hình và ít đi sâu vào nội tâm. Tác giả chỉ kể về nhân vật để nhân vật tự bộc lộ tính cách. Ngôn ngữ thơ mộc mạc bình dị.

Chuyện người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người

Nguyễn Đặng Na

Văn bản nghị luận

Phân tích số phận bi kịch của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương.

Kết cấu chặt chẽ, ngôn ngữ nghị luận đặc sắc, có tính liên kết cao.

Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

Trần Văn Toàn

Văn bản nghị luận

Phân tích tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh từ đó đưa phẩm chất cần có trong một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Kết cấu chặt chẽ, ngôn ngữ nghị luận đặc sắc, có tính liên kết cao.

Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Sếch-xpia

Bi kịch

Thể hiện tình yêu trong sáng chân thành và thủy chung, vượt lên khỏi hận thù để đến với tự do hạnh phúc.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt thành công ở những đoạn độc thoại nội tâm. Cách nói, lối nói hồn nhiên của hai nhân vật, cách sử dụng lối nói của nhau để xóa đi sự ngăn cách mà hận thù tạo ra.

Lơ Xít

Coóc-nây

Bi kịch

Thể hiện sự đấu tranh giữa tình yêu và danh dự của bản thân.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt thành công ở những đoạn độc thoại nội tâm.

Câu hỏi 2 trang 142 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1Nêu sự khác biệt giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm trên một số tiêu chí: chữ viết được sử dụng, các loại nhân vật được miêu tả, đặc điểm ngôn ngữ.

Trả lời:

- Điểm khác biệt:

* Truyện thơ Nôm:

- Viết bằng chữ Nôm, trình bày bằng thơ.

- Có cấu trúc phức tạp hơn, có thể bao gồm nhiều câu thơ, tạo thành cốt truyện dài.

- Kể về các chủ đề lịch sử, nhân vật lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng dân gian.

* Truyện truyền kì:

- Trình bày bằng thể văn xuôi tự sự.

- Có yếu tố kì ảo và hiện thực.

- Truyện truyền kì sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

- Nhân vật trong truyện truyền kỳ đa dạng: thần tiên; người trần; yêu quái. Các nhân vật thường có nét kì lạ, biểu hiện ở nguồn gốc ra đời, ngoại hình hay năng lực siêu nhiên.

Câu hỏi 3 trang 142 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội xuất hiện trong một số truyện truyền kì hoặc truyện thơ Nôm có giúp ích gì cho việc đọc hiểu tác phẩm không? Vì sao?

Trả lời:

Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội có giúp ích cho việc đọc hiểu tác phẩm. Vì đặt vào trong hoàn cảnh, bối cảnh xã hội đó chúng ta mới có thể hiểu được nỗi đau số phận của con người lúc đó. 

Câu hỏi 4 trang 142 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1Trong học kì I, em đã được học những kiến thức tiếng Việt mới nào? Nêu những khái niệm cần nắm vững để giải quyết bài tập ở các bài học.

Trả lời:

- Điển tích điển cố

- Các yếu tố Hán Việt đồng âm

- Các yếu tố Hán Việt gần âm

- Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần

- Lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện

- Chữ Nôm và chữ quốc ngữ

- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

- Một số lưu ý về cách tham khảo, trích dẫn tài liệu

- Câu rút gọn và câu đặc biệt

Câu hỏi 5 trang 142 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1Qua việc thực hiện các bài viết trong học kì I, em hãy nêu những điểm khác nhau trong việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng ở kiểu bài nghị luận xã hội và kiểu bài nghị luận văn học.

Trả lời:

- Điểm khác nhau:

+ Nghị luận xã hội: Sử dụng các lí lẽ dẫn chứng thực tế cuộc sống để phân tích chứng minh vấn đề.

+ Nghị luận văn học: Sử dụng các lí lẽ dẫn chứng trong chính các tác phẩm văn học để phân tích chứng minh vấn đề.

Câu hỏi 6 trang 142 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1Nêu những nét giống nhau và khác nhau giữa kiểu bài trình bày ý kiến về một vấn đề và kiểu bài thảo luận về một vấn đề.

Trả lời:

- Giống: Đều sử dụng lời nói kết hợp với ngôn ngữ hình thể để làm rõ vấn đề.

- Khác nhau:

+ Trình bày ý kiến về một vấn đề: Đưa ra ý kiến, nêu lên suy nghĩ nhận xét đưa ra lí lẽ bằng chứng cụ thể để làm rõ ý kiến của mình.

+ Thảo luận về một vấn đề: Sẽ có nhiều ý kiến của nhiều người để cùng nhau thảo luận.

B. Luyện tập tổng hợp

1. Phiếu học tập số 1

1. Đọc

  • Chọn phương án đúng (làm vào vở)

Câu 1 trang 144 SGK Ngữ Văn Tập 1: Những dấu hiệu nào cho thấy đoạn trích mang đặc điểm của thể thơ song thất lục bát?

A. Ngôn ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn trích

B. Số tiếng trong các câu thơ và cách hiệp vần giữa các câu thơ liền nhau

C. Các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn trích

D. Những cung bậc cảm xúc được nhà thơ thể hiện trong đoạn trích

Trả lời:

Chọn đáp án B.

Câu 2 trang 144 SGK Ngữ Văn Tập 1Cách hiệp vần nào được sử dụng trong đoạn trích trên?

A. Tất cả các câu liền nhau hiện vần với nhau

B. Chỉ có một số câu liền nhau hiệp vần với nhau

C. Chỉ có các cặp lục bát hiệp vần với nhau

D. Chỉ có các cặp câu bảy tiếng hiệp vần với nhau

Trả lời:

Chọn đáp án A.

Câu 3 trang 144 SGK Ngữ Văn Tập 1Trạng thái cảm xúc gì của nhà thơ được thể hiện trong hai câu thơ: Làm sao bác vội về ngay,/ Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời?

A. Bình tĩnh, thản nhiên

B. Thảng thốt, hụt hẫng

C. Tuyệt vọng, sợ hãi

D. Cô đơn, thương mình

Trả lời:

Chọn đáp án B.

Câu 4 trang 144 SGK Ngữ Văn Tập 1Trong hai câu thơ: Ai chẳng biết chán đời là phải/ Vội vàng sao đã mải lên tiên, biện pháp tu từ nào được sử dụng?

A. So sánh

B. Nói quá

C. Nhân hóa

D. Nói giảm nói tránh

Trả lời:

Chọn đáp án D.

Câu 5 trang 144 SGK Ngữ Văn Tập 1Nhận định nào nêu đúng nội dung chính của đoạn trích?

A. Đoạn trích nói về những kỉ niệm thời trẻ của tác giả với bạn

B. Đoạn trích thể hiện sự bi quan của tác giả trước một sự việc đau thương

C. Đoạn trích là tiếng lòng bi thiết của tác giả khi nghe tin bạn quý vừa mất

D. Đoạn trích cho thấy nhận thức của tác giả về quy luật tất yếu của đời người

Trả lời:

Chọn đáp án C.

  • Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 144 SGK Ngữ Văn Tập 1Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?

Trả lời:

- Tâm trạng của tác giả:

 "Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta".

Một sự thảng thốt xót thương cất lên, tưởng như bất ngờ bị đánh rơi mất một cái gì vô cùng quý báu. Nhóm từ "thôi đã thôi rồi" thay cho khái niệm "đã mất", "đã chết", "đã qua đời", một lối nói bình dị, làm giảm bớt đi nỗi đau đớn ghê gớm đối với tuổi già. Theo cách tính tuổi của các cụ ngày trước thì Dương Khuê mất lúc 63 tuổi, khi đó Nguyễn Khuyến đã 68 tuổi rồi. Đúng là tiếng khóc bạn của những bậc cao niên. Hai chữ "nước mây" chỉ hai sự vật cách xa. Nước chảy, mây trôi, xa nhau vời vợi, nghìn trùng cách trở, có mấy khi gặp nhau. Song, lòng nước chảy, dù đi đâu về đâu vẫn ôm ấp bóng mây trôi. Hình ảnh "nước mây" được liên kết với các từ láy "man mác", "ngậm ngùi" diễn tả một trời thương xót, một không gian cách trở bao la, âm dương đôi đường, buồn đau, nặng trĩu.

Câu 2 trang 144 SGK Ngữ Văn Tập 1Những biểu hiện nào cho thấy tình cảm sâu nặng giữa tác giả và người bạn của mình?

Trả lời:

Những biểu hiện: Chữ "bác" trong thơ Nguyễn Khuyến mang tính biểu cảm sâu sắc. Nhà thơ luôn luôn gọi bạn bằng bác, thể hiện một tấm lòng kính trọng và thân mật. Chữ "kính" và chữ "lễ" in đậm trong phong cách ứng xử của Tam nguyên Yên Đổ: "Bác già tôi cũng già rồi...”

Câu 3 trang 145 SGK Ngữ Văn Tập 1Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn trích và phân tích hiệu quả nghệ thuật ở từng trường hợp.

Trả lời:

- Các từ láy:

+ hững hờ; ngẩn ngơ: Thể hiện sự vô cảm với tất cả mọi thứ vì đã mất đi một người bạn tri kỉ.

+ vội vàng: Thể hiện hành động ra đi bất ngờ của người bạn để lại sự thiếu vắng lẻ loi trong lòng tác giả.

+ chứa chan: Thể hiện cảm xúc đau buồn, xót thương đến tột cùng, không thể kìm được nước mắt.

Câu 4 trang 145 SGK Ngữ Văn Tập 1Em cần làm gì để biết ý nghĩa của các điển tích được tác giả sử dụng trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của các điển tích đó.

Trả lời:

- Để hiểu được các điển tích em cần đọc chú thích.

- Tác dụng: Làm nổi bật lên cảm xúc của tác giả và tình cảm dành cho người bạn đã ra đi.

Câu 5 trang 145 SGK Ngữ Văn Tập 1Ở những câu thơ sau, biện pháp tu từ điệp ngữ có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả các cung bậc cảm xúc của nhà thơ?

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa:

Giường kia treo cũng hững hờ

Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

Trả lời:

- Tác dụng:

+  Người đã không còn thì không có cảm hứng làm bất cứ điều gì dù đó có là thú vui nhất trong cuộc đời thì đều trở nên vô nghĩa. 

+ Nguyễn Khuyến rất đau đớn, mất mát khi người bạn thân tri kỉ ra đi.

2. Viết

Đề bài: Viết bài văn phân tích trích đoạn bài thơ Khóc Dương Khuê ở phần Đọc.

Trả lời:

Trong cuộc sống mỗi người, tình bạn là thứ không thể thiếu và đáng được trân quý. Không chỉ nhân đôi niềm vui, sẻ chia nỗi buồn, loại tình cảm ấy còn giống như một liều thuốc chữa lành tâm hồn, giúp con người trở nên hạnh phúc và mạnh mẽ hơn. Robert Southey từng nói, “không có sự cách biệt về không gian hay thời gian nào có thể làm yếu đi tình bạn của những người thực tâm bị thuyết phục bởi giá trị của nhau”. Thông điệp xúc động ấy cũng là ý nghĩa lớn mà Nguyễn Khuyến gửi gắm trong bài thơ Khóc Dương Khuê.

Khóc Dương Khuê được Nguyễn Khuyến viết vào năm 1902 khi Dương Khuê, người bạn tri kỷ qua đời vì bệnh tật. Từng câu chữ trong bài thơ là lời tâm sự, nỗi niềm mà nhà văn gửi gắm trước vong linh bạn.

Tâm trạng Nguyễn Khuyến lúc này như lặng đi, trùng xuống giữa những cảm xúc lẫn lộn và mơ hồ:

Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày;

Làm sao bác vội về ngay,

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.

Đối mặt trước tin dữ, Nguyễn Khuyến vẫn không thể chấp nhận hiện thực phũ phàng ấy. Vốn cho rằng Dương Khuê ít tuổi hơn ông, còn không mang nhiều bệnh tật như mình, vậy mà số phận lại trớ trêu với người bạn ông thương.

Hình ảnh “chân tay rụng rời” diễn tả sự bàng hoàng, thảng thốt cho một nỗi đau ai oán, không thể cất lên thành lời. Đó cũng chính là nỗi băn khoăn mà nhà thơ luôn trằn trọc suy nghĩ, một kết thúc quá đỗi vô tình dành cho ông.

Chỉ với bốn câu thơ ngắn, giọng thơ tự tình đầy nghẹn ngào, trong từng câu chữ thấm đẫm những giọt lệ nóng. Tiếng gọi “tôi”, “bác” xuất hiện dày đặc tựa như hai linh hồn đang hòa quyện, thấu hiểu, nương tựa nhau khiến niềm đau ấy nhân lên gấp bội.

Đối mặt với sự thật, Nguyễn Khuyến đành chấp nhận nỗi đau mất bạn nhưng vẫn luôn cho rằng điều đó thật sự phi lý. Lời thơ cất lên vừa chua xót, vừa trách than số trời đã định:

Ai chẳng biết chán đời là phải,

Sao vội vàng đã mải lên tiên;

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Dẫu biết quy luật của cuộc sống con người, không ai có thể thoát khỏi vòng xoáy sinh lão bệnh tử nhưng cái chết đột ngột của Dương Khuê khiến nhà thơ cảm thấy thật vô lý.

Sự ra đi ấy đã lấy đi của ông một người bạn hiền thấu hiểu cũng như niềm vui trong suốt năm tháng tuổi già. Vậy nên trước những thú vui tao nhã khi xưa, Nguyễn Khuyến chẳng còn hứng thú, chỉ thấy vô vị và nhạt nhòa.

Sau chữ “chẳng” xuất hiện năm lần là chữ “không” diễn tả sự trống vắng, cô đơn, sự buồn bã của nhà thơ. Người ra đi và kẻ ở lại cùng chung nỗi niềm tâm sự, Nguyễn Khuyến đã bộc lộ thái độ chán nản của mình trước thời cuộc trong bài thơ Tiến sĩ giấy:

Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe,

Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!

Không còn người bầu bạn, trò chuyện nên cuộc đời nhà thơ như mất hết ý nghĩa. Ông không muốn uống rượu, cũng chẳng thiết ngâm thơ, bởi:

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa”

Giường kia treo cũng hững hờ,

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

Sử dụng điển tích, điển cố “giường”, “đàn” qua đó khéo léo nói về tình bạn của mình giống với tình bạn của Trần Phồn – Từ Trĩ, Tử Kỳ – Bá Nha trong sử sách xưa. Trần Phồn đời Hậu Hán sau khi bạn ra về thì treo giường lên, không để ai ngồi vào, chỉ dành riêng để tiếp bạn. Còn Bá Nha sau khi Tử Kỳ chết liền bỏ chơi đàn vì thấy không ai hiểu được tâm ý.

Qua đó diễn tả nỗi buồn day dứt khôn nguôi, thể hiện tình nghĩa sâu nặng, thắm thiết của nhà thơ với người tri kỷ đã khuất. Chấm dứt dòng hồi tưởng ấy, Nguyễn Khuyến trở lại hiện thực, đưa tiễn bạn bằng tấm lòng chân thành, tình bằng hữu tri kỷ:

Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,

Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

Nguyễn Khuyến đã khóc thương cho bạn của mình với “hạt lệ như sương”. Điều đó cũng cho thấy họ đã trải qua nhiều gian truân trong cuộc đời, học được cách đối diện và chấp nhận sự thật. Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ “hạt lệ” với phép so sánh “như sương” khiến giọt nước mắt vốn đỗi bình thường lại được nâng lên thành hình tượng nghệ thuật. Không chỉ thể hiện tâm trạng mà trong sâu thẳm, tình bạn còn hiện lên với nét trong sáng và thuỷ chung sâu nặng, tạo được vẻ đẹp lấp lánh cho bài thơ.

Chính những nét nghệ thuật tưởng chừng đơn sơ, mộc mạc nhưng đã mang lại một giá trị diễn đạt vô cùng sâu sắc. Bài thơ đã diễn tả một cách tinh tế, khắc họa tình bạn cao đẹp, đáng ngưỡng mộ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.

3. Nói và nghe

Đề bài: Thảo luận về vai trò của tình bạn trong cuộc sống.

Trả lời:

Cuộc sống là những muôn vàn khó khăn trắc trở, đâu ai biết được ngày mai sẽ ra sao nó có thể là một ngày đầy nắng cũng có thể là một ngày xám xịt đầy mây đen, ta sẽ ra sao và những người ta gặp được ngày mai có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mình. Và tình bạn cũng là một mảnh ghép không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Trong tình bạn không cần phân biệt giàu sang thấp hèn, không giới hạn về học thức, dù bạn già hay trẻ lớn hay bé, dù bạn sinh ra ở đâu bạn là người như thế nào và bạn là ai thì “tình bạn” là thứ không thể thiếu trong cuốn từ điển cuộc đời của mỗi con người.

Trong suốt cuộc đời của chúng ta ngoài tình cảm gia đình thiêng liêng thì còn có những tình bạn vô cùng chân thành, dù không phải là máu mủ ruột thịt nhưng tình cảm dành cho nhau như những người anh chị em trong gia đình. Những người bằng hữu tốt xuất hiện trong cuộc đời bạn giống như những cây bút màu tô vẽ thêm bức tranh cuộc sống và một tình bạn đẹp là phải trải qua nhiều khổ luyện mới có thể nhận ra giá trị thực sự của nó. Còn gì tuyệt vời hơn khi cuộc sống có những người bạn để chia sẻ giúp đỡ nhau khi cần thiết và đôi khi tình bạn còn lãng mạn hơn tình yêu.

Có bao giờ bạn tự hỏi “tình bạn là gì?” và cũng thật khó để định nghĩa về nó. Tình bạn không phải là điều gì cao sang, mà nó nhẹ nhàng đến với chúng ta bằng những cái ôm, những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống hay những cái tung hứng với nhau khi bạn ta khoe khoang về một thứ gì đó. Tình bạn là sự chấp nhận những cái khác biệt của nhau, là những lúc cùng nhau làm những điều điên rồ, cùng nhau ngồi khóc thâu đêm chỉ vì thất tình. Tình bạn không phải là trò chơi, cũng không phải là tiền bạc mà đó là sự quan tâm chia sẻ, sự cảm thông và giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, đôi khi một vài lúc vu vơ giận hờn nhưng rồi cũng sẽ làm lành lại. Một tình bạn thực sự là khi ta có thể vô tư đùa giỡn, hay từ những câu chuyện ngồi lê đôi mách, cho đến những tâm sự thầm kín nhất cùng nhau, cùng nhau chia sẻ bí mật. Tình bạn như một món quà mà thượng đế ban tặng cho con người, nhưng việc sử dụng nó như thế nào là do chính chúng ta quyết định.

Để có được một tình bạn đẹp thì chúng ta phải làm gì? Có nhiều người luôn tự hỏi tại sao mình khó kết bạn và khó để có được tình bạn lâu dài trong khi đối với người khác vấn đề ấy lại vô cùng đơn giản. Vậy những yếu tố để tạo nên một tình bạn đẹp là gì? Không có một công thức nào có thể tạo nên nó. Để hai người trở thành bạn của nhau rất cần có sự thấu hiểu, bởi mỗi con người là mỗi cá thể khác nhau với những tính cách và cá tính khác nhau, sẽ khó khăn để trở thành bạn thân khi một trong hai người không biết thấu hiểu và cảm thông cho nhau.

Bên cạnh đó, đã là con người thì luôn có những tính xấu và tính tốt đi cùng nhau, vậy những người bạn tốt là luôn giúp chúng ta ngày một tiến bộ là những góp ý cho chúng ta sửa chữa những sai lầm chứ không phải là dung túng cho những hành động ngang ngược hay là những thói quen xấu. Chỉ cần cùng nhau làm những điều đơn giản như giảm cân hay tập thể dục hay cùng nhau học thêm một môn học thôi, có như vậy thì tình bạn mới bền chặt và lâu dài.

Đã là bạn bè thì không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen, những hành động lợi dụng bạn để trục lợi cho bản thân, hay sự đố kỵ ghen ghét hơn thua, những toan tính thiệt hơn đó là một điều không tốt làm cho tình bạn mau chóng tan rã. Tình bạn cần phải được xây dựng trên cơ sở tình cảm trong sáng, vững chắc, không vụ lợi, không ích kỷ.

Và một thứ tưởng như đơn giản nhưng vai trò của nó cũng vô cùng quan trọng đó là đừng để cái tôi của bạn quá cáo, nó sẽ là thứ bóp chết tình bạn của chúng ta đấy, hãy bình tĩnh ngồi lại và lắng nghe, hãy nhường nhịn nhau một chút, để tình bạn không bị rạn nứt nhé.

Nếu có thời gian hãy cùng nhau đi du lịch, nó sẽ chẳng làm cho bạn hối tiếc đâu, bởi khi về già những thứ chúng ta còn lại đó chính là những kỷ niệm.

Tình bạn là một điều không thể thiếu trong cuộc đời của chúng ta. Không thể chối cãi được một điều bạn là người giúp ta có thể gặp gỡ được nhiều người, học hỏi và trau dồi những điều mới mẻ. Tình bạn có vai trò là đòn bẩy, là động lực kích thích sáng tạo, xây dựng cuộc sống của chúng ta ngày một trọn vẹn và hạnh phúc hơn. Một tình bạn đẹp là nền tảng cho các mối quan hệ khác. Có thể nói rằng tình bạn là yếu tố đại diện cho tình yêu thương, nó dạy ta cách yêu thương hoà đồng và tự tin. Nếu chúng ta thành công trong tình bạn cũng có nghĩa là chúng ta đã đạt được bước đầu thành công trong cuộc sống.

Cặp đôi học trò Minh Hiếu và Tất Minh (trường THPT Triệu Sơn tỉnh Thanh Hoá) suốt 10 năm cõng bạn đi học không kể nắng mưa, ôi cái tình bạn làm cho người ta thấy cảm động biết bao. Minh Hiếu không chê bạn mình khuyết tật mà thay vào đó là cậu giúp đỡ Tất Minh ngày ngày đến trường, hai cậu học trò cứ gắn bó nhẹ nhàng như thế. Và rồi sau 12 năm đèn sách Minh Hiếu và Tất Minh đã gặt được thành quả như mong đợi. Đó là một minh chứng cho tình bạn đẹp vẫn còn tồn tại trong cuộc sống và cũng là tấm gương sáng cho biết bao nhiêu bạn học sinh.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể may mắn tìm được những người bạn tốt như Minh Hiếu và Tất Minh. Bên cạnh những tình bạn đẹp đáng để ta học hỏi và trân trọng thì xã hội cũng tồn tại những tình bạn không tốt, luôn tìm cách để hãm hại, ghen ghét và tìm cách đâm chọt sau lưng nhau, đôi khi chỉ vì một chút lợi ích mà đem bạn ra để lợi dụng, phản bội hay trục lợi cho bản thân. Hay có những người chỉ biết xúi giục bạn làm những điều sai trái. Khi họ khó khăn chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, nhưng họ chỉ khoanh tay đứng nhìn khi chúng ta rơi vào bế tắc. Chính vì vậy, để có một tình bạn đẹp ta cần phải biết lựa chọn bạn để chơi.

2. Phiếu học tập số 2

1. Đọc

  • Chọn phương án đúng (làm vào vở)

Câu 1 trang 147 SGK Ngữ Văn Tập 1Người viết đánh giá cao sở trường nào của Nam Cao trong sáng tạo văn học?

A. Xây dựng cốt truyện hấp dẫn

B. Kể chuyện sinh động, lôi cuốn

C. Khắc họa tính cách nhân vật sắc nét

D. Tả cảnh thiên nhiên tinh tế, gợi cảm

Trả lời:

Chọn đáp án C.

Câu 2 trang 147 SGK Ngữ Văn Tập 1“Nhiều nhân vật của Nam Cao là những con người hiền lành, chất phác, nhưng đời sống quá vất vả, cơ cực.” - sau câu văn này, tác giả triển khai đoạn văn theo hướng nào?

A. Phản bác ý của câu vừa nêu, sau đó đưa ra ý được cho là đúng

B. Chứng minh cho ý của câu vừa nêu, sau đó khái quát lại

C. Nhận xét câu vừa nêu, bổ sung cho ý đầy đủ hơn

D. Giải thích câu vừa nêu, bổ sung cho ý đầy đủ hơn

Trả lời:

Chọn đáp án B.

Câu 3 trang 147 SGK Ngữ Văn Tập 1Tên một số tác phẩm của Nam Cao được nhắc đến ở bài viết nhằm mục đích gì?

A. Minh họa cho ý kiến được tác giả nêu trước đó

B. Cho thấy sự phong phú trong sáng tác của Nam Cao

C. Cho thấy tác giả am hiểu về các sáng tác của Nam Cao

D. Nêu bật những đóng góp của Nam Cao đối với nền văn học

Trả lời:

Chọn đáp án D.

Câu 4 trang 147 SGK Ngữ Văn Tập 1Dòng nào sau đây nêu đúng những nét chung giữa các nhân vật trong truyện của Nam Cao?

A. Đó là những người cùng chung nghề nghiệp

B. Đó là những người cùng thành phần xã hội

C. Đó là những người cùng hoàn cảnh sống

D. Đó là những kiếp người đau khổ, bất hạnh

Trả lời:

Chọn đáp án B.

Câu 5 trang 148 SGK Ngữ Văn Tập 1Theo nội dung đoạn trích, điều gì không có tác dụng tạo nên sức hấp dẫn của truyện Nam Cao?

A. Ngoại hình khác thường, thậm chí dị dạng của một số nhân vật

B. Sự đồ sộ về số lượng tác phẩm và sự kết tinh cao độ các giá trị nghệ thuật

C. Cách nhìn của tác giả về cuộc sống, tấm lòng của tác giả đối với con người

D. Giọng trữ tình ấm áp, thể hiện niềm trân trọng mọi biểu hiện của sự sống

Trả lời:

Chọn đáp án B.

  • Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 148 SGK Ngữ Văn Tập 1Có thể xem văn bản Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao thuộc loại văn bản nghị luận văn học được không? Vì sao?

Trả lời:

Có thể xem văn bản thuộc văn bản nghị luận vì phân tích sáng tác của một tác giả văn học

Câu 2 trang 148 SGK Ngữ Văn Tập 1Chỉ ra và phân tích một số lí lẽ và bằng chứng được tác giả sử dụng trong văn bản.

Trả lời:

- Nhiều nhân vật của Nam Cao là những con người hiền lành, chất phác, nhưng đời sống quá vất vả, cơ cực.

+ Đó là những người già cả không nơi nương tựa, những em bé mô côi không ai chăm sóc, những người đàn bà không biết đến hạnh phúc lứa đôi, gia đình... (Nghèo, Dì Hảo, Một bữa no, Từ ngày mẹ chết,...)

Câu 3 trang 148 SGK Ngữ Văn Tập 1Tác giả đã lí giải như thế nào về sự thành công của Nam Cao trong sáng tác văn học?

Trả lời:

Tác giả đã lí giải: Nam Cao là một trong số ít nhà văn của chúng ta đã để lại cho văn học nhiều nhân vật không thể quên được, buộc người đọc phải nghĩ về họ, thông qua họ để nghĩ về cuộc sống.

Câu 4 trang 148 SGK Ngữ Văn Tập 1Những nội dung nào đã triển khai trong bài viết cho phép tác giả đi đến kết luận: “Đọc Nam Cao, con người muốn sống chu đáo hơn, nhân ái hơn”?

Trả lời:

- Đọc Nam Cao người ta có ấn tượng rõ rệt về các nhân vật có tính cách nổi bật, đồng thời lại có cảm nhận sâu sắc cách nhìn của tác giả đối với cuộc sống, tấm lòng của tác giả đối với con người.

- Nam Cao là một trong số ít nhà văn của chúng ta đã để lại cho văn học nhiều nhân vật không thể quên được, buộc người đọc phải nghĩ về họ, thông qua họ để nghĩ về cuộc sống.

=> Đọc Nam Cao con người muốn sống chu đáo hơn, nhân ái hơn.

Câu 5 trang 148 SGK Ngữ Văn Tập 1Văn bản trên giúp em hiểu được những gì về nhà văn Nam Cao?

Trả lời:

Giúp em hiểu về vẻ đẹp trong tâm hồn của nhà văn Nam Cao, ông luôn hướng về số phận những con người nghèo khổ phải chịu số phận bất hạnh.

2. Viết

Đề bài: Viết bài văn nghị luận phân tích một truyện ngắn được sáng tác trong những năm gần đây.

Trả lời:

Truyện ngắn “Đau gì như thể…” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư có lẽ là một truyện ngắn xúc động và xót xa nhất viết về đề tài cha con. Câu chuyện đã xây dựng nên một tình huống truyện thật đặc biệt, từ đó cho chúng ta thấy được những khía cạnh, những hoàn cảnh xót xa của cuộc sống.

Là một nữ nhà văn trẻ của đất nước, những tác phẩm của cô được nhiều người chú ý và yêu thích. Các tác phẩm của cô thường viết về những điều bình dị xoay quanh cuộc sống thường ngày. Giọng văn cô đậm chất Nam bộ, tuy nhẹ nhàng, mềm mại như tâm tình với độc giả nhưng qua đó lại khiến chúng ta cảm nhận được sự sâu cay, éo le của những câu truyện sau đó. Chất tình, chất nghệ của giọng văn nơi miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh. Truyện ngắn “Đau gì như thể…” của cô là một truyện ngắn trong số ít những tác phẩm viết về đề tài tình cha con. Nội dung của tác phẩm là câu truyện của cha con Nga và ông Tư Nhỏ khi ông bị án oan la loạn luân làm cho con mình có bầu. Qua đó, tác giả Vũ Ngọc Tư đã cho chúng ta thấy được sự thiêng liêng của người cha khi sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ con mình.

Tình huống truyện đã khiến chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về thực tế xã hội của chúng ta hiện đại. Chỉ cần có một câu chuyện bất bình được lên tiếng, chưa kể đúng sai người bị lên tiếng vẫn sẽ là người phải hứng chịu những lời chỉ trích. Điều đó không chỉ làm ảnh hưởng tới danh dự, mà còn khiến cho người bị lên án bị tổn thất về tinh thần không hề nhỏ. Tuy vậy, nhân vật chính của câu truyện - ông Tư Nhỏ không vì vậy mà đánh mất đi bản thân mình. Ông vẫn mạnh mẽ chống lại những lời lên án vô căn cứ đó và kêu oan cho bản thân mình. Ông vẫn luôn không ngừng hi vọng vào tương lai khi dù không được bên trên trả lời nhưng ông vẫn kiên quyết kêu oan tới cùng. Đó không chỉ là quyền lợi mà ông xứng đáng được hưởng, đó còn là danh dự của ông đối với mọi người, đối với bà con chòm xóm xung quanh, cũng như là đối với tương lai của cháu ngoại ông.

Trên con đường đi tìm lại công bằng cho bản thân, ông không hề đơn độc một mình. Ông vẫn còn sự ủng hộ, quan tâm cũng như cổ vũ từ phía người thân - cô con gái Nga của mình. Nhìn thấy con và cháu mình sống khỏe mạnh và hạnh phúc có lẽ đã là nguồn động lực sống lớn nhất của ông. Qua đó, ta cũng có thể nhận ra được lời nhắn nhủ của tác giả Nguyễn Ngọc Tư  chính là gia đình sẽ là nguồn động lực lớn giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách. Ngay cả với Nga, khi cô lỡ mang lỗi lầm tuổi trẻ, gia đình vẫn luôn ở bên, động viên và giúp cô vượt qua những lời đàm tiếu từ mọi người xung quanh. Nếu không có sự an ủi, động viên của cha mình, có lẽ Nga cũng đã không có đủ can đảm để sinh con ra và nuôi nấng đứa trẻ ấy lớn lên.

Tình huống truyện cũng đã mở ra cho chúng ta một câu hỏi: Ý nghĩa thật sự của những khó khăn mà chúng ta phải trải qua trong cuộc sống là gì? Có lẽ, đối với những người phải trải qua hoàn cảnh ấy, sự việc ấy họ mới có thể thấu hiểu được nỗi đau đớn ấy. Sự vô tâm, mù quáng của những người xung quanh cũng chính là một nhân tố tác động tiêu cực đến suy nghĩ cũng như cảm xúc của họ. Chính những khó khăn đó là cơ hội để chúng ta trưởng thành, thay đổi bản thân cũng như để bản thân trở thành một phiên bản tốt hơn của bản thân mình. Tuy tác giả không có câu trả lời cho câu hỏi được đặt ra, thế nhưng sau khi đọc xong câu truyện, có lẽ trong suy nghĩ của mỗi người đều có câu trả lời cho riêng mình.

Bằng cách sử dụng kỹ thuật viết tưởng tượng, tác giả đã đưa người đọc vào thế giới tâm lý của nhân vật, để họ có thể cảm nhận được những đau đớn, những mất mát mà nhân vật đang trải qua. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đã đưa độc giả tới gần hơn với những suy nghĩ của những người đã vô tình vướng phải hoàn cảnh éo le giống như vậy.

Truyện ngắn “Đau gì như thể…" của tác giả Nguyễn Ngọc Tư có lẽ đã phản ánh cho chúng ta thấy một cách chân thực và sâu sắc về những đau đớn trong cuộc sống. Cũng như đó là lời nhắc nhở, gửi gắm chúng ta rằng hãy lí trí khi đứng trước một sự việc, cũng như phải mạnh mẽ và bình tĩnh để vượt qua những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

3. Nói và nghe

Đề bài: Chọn một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống của lứa tuổi học sinh, lập dàn ý cho bài nói và tập trình bày.

Trả lời:

a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận:

- Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta.

- Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ, thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường.

- Tình trạng bạo lực học đường diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

b) Thân bài

* Thế nào là bạo lực học đường?

- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

* Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay.

- Hình thức:

+ Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.

+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.

- Thực tế chứng minh:

+ Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành, thêm một vụ bạo lực học đường vừa xảy ra ở Quảng Ninh...

+ Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm bạn bè, thầy cô…

+ Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.

+ Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.

- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.

- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

* Hậu quả của bạo lực học đường

- Với người bị bạo lực:

+ Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

+ Làm cho gia đình họ bị đau thương.

+ Làm cho xã hội nghị luận, tranh cãi.

- Với người gây ra bạo lực:

+ Phát triển không toàn diện.

+ Mọi người, xã hội chê trách.

+ Ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và tương lai, sự nghiệp bị mất.

* Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường

- Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề.

- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái nhiều hơn.

- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này.

c) Kết bài

* Nêu cảm nghĩ của em về nạn bạo lực học đường.

- Đây là một hành vi không tốt.

-  Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này?

Bạo lực học đường giờ đây đang trở thành một vấn đề nóng hơn bao giờ hết khi mà lướt qua các mạng xã hội, các trang báo điện tử tràn lan các thông tin về nạn bạo lực học đường. Nhà trường chính là ngôi nhà thứ 2 của các em học sinh. Tuy nhiên sẽ như thế nào khi các em lại cảm thấy sợ hãi hay cô đơn trong chính ngôi nhà của mình?

Có thể hiểu bạo lực học đường bao gồm rất nhiều hành vi khác nhau gây tổn thương đến học sinh bao gồm cả thể xác và tinh thần. Nó thường xảy ra giữa những học sinh, bao gồm cả việc dọa nạt, tẩy chay hay đánh đập giữa các học sinh. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia về vấn đề này, trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy ra khoảng 1800 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Có thể nói đây là một con số đáng báo động đỏ về vấn nạn này.

Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng này đó chính là do bản thân học sinh, sự thay đổi về mặt tâm sinh lí với một cái tôi cá nhân quá cao .Chỉ cần những tác động, những kích thích xấu từ bên ngoài cũng khiến học sinh học theo, ví dụ như những clip bạo lực trên mạng. Và nguyên nhân chính nữa là do phía gia đình, nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”, bố mẹ ít quan tâm đến con cái hoặc thường xuyên nặng lời quát tháo.

Vấn đề này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, là biểu hiện về việc đạo đức của học sinh ngày càng xuống cấp . Nó khiến cho học sinh trở nên hung hăng hơn, và nạn nhân thì trở nên sợ sệt, không muốn đến trường vì sợ gặp kẻ bắt nạt . Nó làm xấu đi hình ảnh của những học sinh thơ ngây trong mắt cộng đồng, xã hội.

Vì vậy cần có những giải pháp phù hợp cho vấn đề này.Về phía học sinh, sinh viên, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, giáo viên để uốn nắn, tránh phân biệt đối xử.

Như vậy, bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của cá nhân trường học mà còn là vấn đề của chính cộng đồng, xã hội. Hãy chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 bộ Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!