Soạn bài Người thầy đầu tiên
Bài giảng Soạn văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Người thầy đầu tiên
* Trước khi đọc
Trả lời:
Cô Hoa là giáo viên em rất yêu quý. Cô dạy văn rất hay không chỉ vì phương pháp dạy dễ hiểu mà còn có giọng nói trầm ấm, ngọt ngào. Nhờ có cô mà một đứa “dễ buồn ngủ” trước những giờ học văn như em ngày càng thấy hứng thú và yêu thích môn Văn nhiều hơn.
* Đọc văn bản
1. Nhận biết: Người kể chuyện ở đây là ai?
Trả lời:
- Người kể chuyện ở phần 1 và 4 là một họa sĩ trẻ, cùng quê với An-tư-nai.
- Người kể chuyện ở phần 2 và 3 là An-tư-nai.
2. Theo dõi: Sự thay đổi nhân vật người kể chuyện
Trả lời:
Việc thay đổi nhân vật người kể chuyện giữa các phần trong đoạn trích chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả, khiến cho câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn và chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn.
3. Theo dõi: Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.
Trả lời:
Cuộc đối thoại giữa các nhân vật đã cho thấy tình cảm của An-tư-nai dành cho người thầy đáng kính của mình là thầy Đuy-sen. Đồng thời cũng thấy được, hoàn cảnh sống của An-tư-nai: thiếu thốn về cả vật chất và tình cảm, không được yêu thương, chăm sóc.
4. Theo dõi: Những chi tiết miêu tả sự quan tâm, chăm sóc các học trò của thầy Đuy-sen.
Trả lời:
Những chi tiết miêu tả sự quan tâm, chăm sóc các học trò của thầy Đuy-sen là:
- Trước những trận mưa tuyết đầu mùa, phải lội qua suối lòng đá để đi học, về sau khi không thể nào lội qua được nữa vì nước băng lạnh cóng chân, thầy Đuy sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế và cứ như thế thần lần lượt đưa hết các em sang.
- Thầy Đuy-sen cố gắng kiếm gỗ để bắc cầu qua suối, giúp các em qua suối dễ dàng để đến trường.
- Thầy xoa hai bàn chân đã tím, cứng đờ như gỗ của tôi, bóp chặt đôi tay lạnh cóng…
→ Thầy Đuy-sen là một người có mục đích sống cao đẹp, kiên nhẫn, nhân hậu và giàu lòng vị tha.
5. Theo dõi: Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nại về mọi người, về thầy Đuy-sen.
Trả lời:
Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nai:
- Về mọi người: Trước những hành động chế nhạo, cười cợt của bọn nhà giàu dành cho thầy Đuy-sen, An-tư-nai cảm thấy vô cùng khó chịu, chỉ “muốn đuổi theo những con người ngu xuẩn ấy, muốn nắm lấy cương ngựa và quát thẳng vào những bộ mặt láo xược của họ: “Các người không được nói thầy giáo của chúng tôi như thế! Các người ngu lắm, các người tồi lắm” …và chỉ biết nuốt những giọt lệ căm uất đang trào lên, nóng hổi.
- Về thầy Đuy-sen: Yêu và quý trọng những tình cảm thầy đã dành cho đám học trò chúng tôi.
6. Hình dung: Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai.
Trả lời:
Trong kí ức của An-tư-nai, thầy Đuy-sen là một người tuyệt vời, luôn quan tâm học trò nhỏ của mình, giàu tình yêu thương, nhân hậu.
7. Theo dõi: Tình cảm của An-tư-nai và các học trò dành cho thầy Đuy-sen.
Trả lời:
“Chắc chắn tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, vì những ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng tôi”.
8. Nhận biết: Người kể chuyện ở phần (4) là ai?
Trả lời:
Người kể chuyện ở phần 4 là anh họa sĩ.
9. Suy luận: Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về điều gì?
Trả lời:
Người kể chuyện băn khăn, trăn trở về tác phẩm đang còn dang dở, nhân vật “tôi” đã nhớ lại cuộc sống khổ ải mà mình đã từng trải qua, không biết nên vẽ nội dung bức tranh là gì: vẽ hai cây phong của thầy Đuy-sen và An-tư nai; vẽ tranh đề tài “người thầy đầu tiên” hay vẽ lại khoảnh khắc người thầy tiễn An-tư-nai lên tỉnh và cất tiếng gọi An-tư-nai lần cuối cùng.
* Sau khi đọc
Nội dung chính Người thầy đầu tiên: Thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn của An-tư-nai đối với thầy Đuy-sen – người thầy nhân hậu, giàu tình yêu thương đã làm thay đổi cuộc sống của An-tư-nai.
Trả lời:
- Người kể chuyện ở phần 1 và 4 là một họa sĩ trẻ, cùng quê với An-tư-nai.
- Người kể chuyện ở phần 2 và 3 là An-tư-nai.
→ Trong cả 4 phần đều được sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể xưng “tôi”.
Trả lời:
Mối quan hệ giữa 2 người kể chuyện: An-tư-nai và anh họa sĩ đều sinh ra và lớn lên ở Mát-xco-va và có quen biết nhau. Họ đều được mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới của quê hương.
Trả lời:
An-tư-nai là một cô bé mồ côi không biết chữ, sống tại một vùng quê nghèo khó, lạc hậu và từng bị người thím độc ác bán đi… Nhờ thầy Đuy-sen và sự thông minh của mình, An-tư-nai đã có cơ hội được lên thành phố học tập và trở thành một viện sĩ nổi tiếng.
Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em hãy đọc kĩ phần (3) của đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật nào?
b. Những chi tiết tiêu biểu nào được nhà văn sử dụng để khắc hoạ nhân vật thầy Đuy-sen?
c. Khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen.
Trả lời:
a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai.
b. Những chi tiết tiêu biểu được nhà văn sử dụng để khắc hoạ nhân vật thầy Đuy-sen là:
- Ngôn ngữ đối thoại: trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học; động viên, khích lệ An-tư-nai...
- Hành động: một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, khắc nghiệt, sự đơn độc; mơ ước về một tương lai tươi sáng cho học trò.
- Cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai về thầy: cảm nhận về lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy; mong ước thầy là người ruột thịt của mình…
→ Thầy Đuy-sen là một người có lý tưởng sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu và giàu lòng yêu thương đặc biệt là yêu thương học trò của mình.
Trả lời:
- An-tư-nai đặc biệt yêu quý, ngưỡng mộ và biết ơn người thầy đầu tiên của mình.
- Nhờ có thầy Đuy-sen, từ một cô bé mồ côi không biết chữ, ở một vùng quê nghèo khó lạc hậu... An-tư-nai đã có cơ hội học tập trên thành phố và trở thành một viện sĩ nổi tiếng.
Đuy-sen? Em ủng hộ ý tưởng nào của hoạ sĩ?
Trả lời:
Ở phần (4), nhân vật người hoạ sĩ đã có những ý tưởng cho bức tranh vẽ thầy
Đuy-sen là:
+ Vẽ hai cây phong thầy Đuy-sen và An-tư-nai trồng, cùng đứa trẻ với đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo.
+ Vẽ cảnh tượng thầy Đuy-sen bế trẻ em qua con suối mùa đông.
+ Vẽ lại khoảnh khắc thầy Đuy-sen tiễn An-tư-nai lên tỉnh sao cho bức tranh ấy diễn tả tiếng gọi cất lên từ tâm hồn Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe văng vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người.
- Mỗi ý tưởng của người họa sĩ đều có những nét độc đáo riêng, tuy nhiên em ủng hộ ý tưởng thứ 2: cảnh tượng thầy Đuy-sen bế trẻ em qua con suối mùa đông. Vì nó sát với nhan đề của truyện.
Trả lời:
Việc thay đổi nhân vật người kể chuyện giữa các phần trong đoạn trích chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả, khiến cho câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn và chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn.
* Viết kết nối với đọc
Em hãy viết đoạn văn kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba (Mẫu 1)
Kể lại phần (1)
Mùa thu năm ngoái, người họa sĩ nhận được một bức thư điện từ làng gửi đến mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới. Ông sẽ về làng dạo quanh, ngắm cảnh và vẽ ít bức kí họa. Ở đó ông gặp bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà đã viết cho ông một bức thư khi ông trở về thành phố. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà cho mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ. Và ông đã quyết định sẽ kể câu chuyện đó.
Kể lại phần (4)
Người họa sĩ đã nhiều lần vẽ đi vẽ lại bức kí họa. Ông đi đi lại lại trong cảnh tĩnh mịch của buổi lê minh và cứ suy nghĩ mãi, bức tranh của ông mới chỉ là một ý đồ. Ông đã nghĩ ra nhiều ý tưởng để vẽ Người thầy đầu tiên. Đó là vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, hoặc vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng, hoặc lúc Đuy-sen bế trẻ con qua suối trên những con ngựa nô nê hung dữ, những con người đần độn chế giễu ông, hoặc vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh.
Bài giảng Ngữ văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Người thầy đầu tiên
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học