Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà
1. Chuẩn bị
- Khi đọc tản văn, các em cần chú ý
+ Bài tản văn viết về ai, về sự việc gì (đề tài)?
+ Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
+ Vấn đề tác giả nêu lên có ý nghĩa xã hội như thế nào?
+ Những yếu tố nào bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả
- Đọc trước văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà, tìm hiểu thêm về tác giả Huỳnh Như Phương.
- Tìm hiểu những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong thời kì chống Mỹ cứu nước.
Trả lời:
- Bài tản văn viết về sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.
- Phương thức biểu đạt:biểu cảm, tự sự.
- Ý nghĩa xã hội:Thấy được những hi sinh thầm lặng của những người phụ nữ.
- Những yếu tố bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, tình cảm của tác giả: Ngôi kể, câu chuyện có thật.
- Tác giả Huỳnh Như Phương: Huỳnh Như Phương (sinh năm 1955), là giảng viên cao cấp tại Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM.
- Những hi sinh mất mát của nhân dân ta trong thời chống Mĩ cứu nước: những người chồng phải xa vợ, những người mẹ phải xa con, rất nhiều người phải nằm lại nơi chiến trường.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính Người ngồi đợi trước hiên nhà: Bài tản văn viết về sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tranh minh họa và nhan đề văn bản có mối liên hệ gì?
Trả lời:
Tranh minh họa minh họa cho nhan đề “Người ngồi đợi trước hiên nhà”
Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý hoàn cảnh chia tay của nhân vật dượng Bảy.
Trả lời:
Hoàn cảnh chia tay của nhân vật dượng Bảy: Dượng Bảy chia tay dì Bảy khi đơn vị phải chuyển đi.
Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý ngôi kể của văn bản
Trả lời:
Ngôi kể của văn bản là ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”.
Câu 4 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vì sao dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống?
Trả lời:
Dì Bảy biết dượng Bảy còn sống vì dượng Bảy đã nhờ một người đi đường báo tin và gửi tặng dì Bảy chiếc nón bài thơ mua được trên đường hành quân.
Câu 5 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý hoàn cảnh hi sinh của dượng Bảy
Trả lời:
Hoàn cảnh hi sinh của dượng Bảy: dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía đông bắc Sài Gòn.
Câu 6 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua lời văn, hình dung giọng kể của tác giả.
Trả lời:
Qua lời văn, hình dung giọng kể của tác giả, đó là tình cảm xót xa trước sự cô đơn của dì.
Câu 7 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả có suy nghĩ gì?
Trả lời:
Trước hoàn cảnh của dì, tác giả có suy nghĩ rằng nếu dì đi bước nữa thì dì có được hưởng hạnh phúc không. Tác giả băn khoăn.
Câu 8 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng gì?
Trả lời:
Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng xác thực câu chuyện, để người đọc tin câu chuyện là có thật và nhân vật dì Bảy cũng là có thật.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Trả lời:
Bài tản văn viết về dì Bảy, về việc dì mòn mỏi ngóng trông ngày dượng Bảy trở về.
a. Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn.
b. Dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết
c. Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết
d. Ngày hòa bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý dì, nhưng lòng dì không còn rung động.
e. Ra miền Bắc rồi lại vào miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình.
Trả lời:
Sự kiện chính theo trật tự như tác giả đã kể trong văn bản:
c. Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết .
e. Ra miền Bắc rồi lại vào miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình.
a. Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn.
d. Ngày hòa bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý dì, nhưng lòng dì không còn rung động.
b. Dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết.
Trả lời:
- Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức miêu tả, biểu cảm.
- Tác dụng: thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết bên cạnh việc kể chuyện.
Trả lời:
- Câu văn, đoạn văn thể hiện trực tiếp tình cảm suy nghĩ của tác giả:
+ "Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với dì, tôi chợt nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa, thì liệu bây giờ dì có được hạnh phúc hay không. [...]"
+ "Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ."
- Tác giả thể hiện sự quan tâm, yêu thương, lo lắng và cả xót xa khi dì phải sống một mình. Tác giả cầu mong cho dì được sống bình an, mạnh khỏe.
Trả lời:
Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta là những người được sống trong hòa bình cần phải biết ơn những người đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc cũng như cần giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Trả lời:
Có người nói: Dì bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Em cũng đồng tình với ý kiến này. Bởi dì Bảy đã dành cả một đời để ngóng trông ngày dượng Bảy trở về.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác: