Soạn bài Mẹ lớp 7 | Cánh diều

1900.edu.vn xin giới thiệu Soạn bài Mẹ Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Mẹ

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 44 Sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc bài thơ bốn chữ (hoặc năm chữ), các em cần chú ý:

+ Bài thơ được chia làm mấy khổ? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?

+ Bài thơ viết về ai và về điều gì? Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ?

+ Bài thơ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Tác dụng của chúng là gì?

- Ngoài bài thơ Lượm của Tố Hữu (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ bốn chữ nào khác không? Đọc trước bài thơ Mẹ, tìm hiểu thêm về tác giả Đỗ Trung Lai.

- Mỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc gì? Hãy chia sẻ cảm xúc đó với các bạn.

Trả lời: 

- Khi đọc bài thơ: 

Khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ cần chú ý:

- Bài thơ được chia làm 5 khổ. Vần trong bài thơ đượcgieo vần chân. Các dòng thơ được ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3 .

- Bài thơ viết về mẹ và sự già đi của mẹ theo năm tháng.. Người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm trong bài thơ là: người con (tác giả).

- Ngoài bài thơ Lượm của Tố Hữu, em còn biết bài thơ bốn chữ: Mùa thu của em của Quang Huy, Hai chị em của Lưu Trọng Lư.

- Một số nét chính về tác giả Đỗ Trung Lai:Ông sinh năm 1950, quê ở Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội. Giọng thơ của ông truyền thống, trữ tình đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều triết lí, tâm sự nhẹ nhàng, tự nhiên. Các tác phẩm tiêu biểu: Đêm sông Cầu (thơ, 1990), Anh và em những người khác (thơ, 1990), Đắng chat và ngọt ngào (thơ, in chung 1991), Thơ và tranh (1998), Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000).

- Mỗi khi nghĩ về mẹ em thường có cảm xúc đó là sự biết ơn. Biết ơn vì những năm tháng vất vả mẹ nuôi em khôn lớn.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính MẹBài thơ viết về mẹ và sự già đi của mẹ theo năm tháng.

Tài liệu VietJack

* Trả lời câu hỏi giữa bài 

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý vần và nhịp của bài thơ.

Trả lời:

- Bài thơ viết theo vần chân: thẳng - trắng, thấp đất.

- Nhịp thơ: 2/2, 1/3.

Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau" ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?

Trả lời:

Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau" ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ đối lập nhau về nghĩa.

Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý sắc thái biểu cảm của từ “nâng” (dòng 15) và từ “cầm” (dòng 16).

Trả lời:

Từ “nâng” và từ “cầm” dùng để bộc lộ cảm xúc. Thể hiện sự xót xa của con khi mẹ ngày một già.

Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Dòng 18 dùng để hỏi hay bộc lộ cảm xúc?

Trả lời:

Dòng 18 là câu hỏi tu từ dung để bộc lộ cảm xúc.

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Qua bài thơ Mẹ, chỉ ra đặc điểm của thể thơ bốn chữ ở các yếu tố: số tiếng và nhịp ở các dòng thơ, vần của bài thơ.

Trả lời:

Đặc điểm của thể thơ bốn chữ:

- Số tiếng: 4

- Nhịp: 1/3, 2/2

- Vần: vần chân: thắng - trắng, thấp - đất,…

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bài thơ Mẹ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì? Nêu cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ.

Trả lời:

- Bài thơ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa khi mẹ mỗi ngày một già đi.

- Cảm nhận của em: đó là cảm xúc xót xa, thương mẹ khi mà theo năm tháng mỗi ngày mẹ lại già yếu, gầy guộc hơn.

Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

- Những từ ngữ tác giả dùng để nói về “mẹ”: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất, khô gầy.

- Những từ ngữ tác giẩ dung để nói về “cau”: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời.

- Những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng và tác dụng:

+ Tương phản đối lâp: còng - thẳng, cao - thấp, gần đất - gần với giời

→ Làm nổi bật hình ảnh của người mẹ đang già đi theo năm tháng.

+ So sánh: Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ

→ Thể hiện cảm xúc xót xa của con.

+ Câu hỏi tu từ: Sao mẹ ta già?

→ Tâm trạng xót xa, bần thần của con khi tuổi mẹ ngày một già thêm.

Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)Chỉ ra và phân tích các từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ ở hai khổ thơ cuối bài.

Trả lời:

- Những câu thơ thể hiện tình cảm của người con:

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

Sự xót xa của người con khi theo năm tháng mẹ một gầy đi. Hình ảnh so sánh chân thực “cau khô – Khô gầy như mẹ”. Và qua động từ nâng để chỉ sự nâng niu, trân trọng của người con giành cho mẹ của mình. Con luôn trân trọng sự hi sinh, những năm tháng vất vả của mẹ. Giờ đây con lớn khôn thì mẹ lại già, yếu đi “ không cầm được lệ”.

- Nội dung của hai dòng thơ cuối bài: Đó là sự trống trải của người con khi câu hỏi không nhận được lời đáp “Sao mẹ ta già”.

Câu 5 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc hoạ hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh nào? Tại sao?

Trả lời:

Trong số những hình ảnh tác giả dung để khắc họa hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh so sánh “cau khô – khô gầy như mẹ” vì hình ảnh vừa thể hiện được tình cảm của con và đồng thời cũng thể hiện được sự hi sinh vất vả suốt cả một đời của người mẹ.

Câu 6 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy người thân có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy?

Trả lời:

Qua năm tháng em thấy sự thay đổi của mẹ. Tóc mẹ giờ đã bạc nhiều, mẹ cũng chẳng thể xâu kim. Nếp nhăn trên khuôn mặt, khóe mắt mẹ giười nhiều lắm. Em chỉ mong mình nhanh khôn lớn để có thể báo đáp công ơn của mẹ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Hướng dẫn tự học trang 42

Kiến thức ngữ văn trang 43

Ông đồ

Thực hành tiếng việt trang 48

Tiếng gà trưa

Câu hỏi liên quan

- Những câu thơ thể hiện tình cảm của người con: Một miếng cau khô
Xem thêm
Qua năm tháng em thấy sự thay đổi của mẹ. Tóc mẹ giờ đã bạc nhiều, mẹ cũng chẳng thể xâu kim. Nếp nhăn trên khuôn mặt, khóe mắt mẹ giười nhiều lắm. Em chỉ mong mình nhanh khôn lớn để có thể báo đáp công ơn của mẹ.
Xem thêm
Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau" ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ đối lập nhau về nghĩa.
Xem thêm
- Khi đọc bài thơ:  Khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ cần chú ý:
Xem thêm
- Bài thơ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa khi mẹ mỗi ngày một già đi.
Xem thêm
Bài thơ viết theo vần chân: thẳng - trắng, thấp đất. - Nhịp thơ: 2/2, 1/3.
Xem thêm
Từ “nâng” và từ “cầm” dùng để bộc lộ cảm xúc. Thể hiện sự xót xa của con khi mẹ ngày một già.
Xem thêm
- Những từ ngữ tác giả dùng để nói về “mẹ”: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất, khô gầy. - Những từ ngữ tác giẩ dung để nói về “cau”: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời.
Xem thêm
Dòng 18 là câu hỏi tu từ dung để bộc lộ cảm xúc.
Xem thêm
Đặc điểm của thể thơ bốn chữ: - Số tiếng: 4
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Mẹ CD
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!