Soạn bài Mắc mưu Thị Hến ngắn nhất
Chuẩn bị
- Tuồng hài thường sử dụng một số thủ pháp gây cười như: "gậy ông đập lưng ông”; kết cục bất ngờ trái ngược hoàn toàn với điều chờ đợi, lối chơi chữ, sử dụng câu đố, nói lái, nói liều để gỡ thế bị; đem cái cao quý, thiêng liêng đặt bên cạnh cái dung tục, tầm thường.... Nghêu, Sò, Ốc, Hến là một vở tuồng hài xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX.
- Tóm tắt vở tuồng
Ốc và Ngao rủ nhau ăn trộm nhà phú hộ Trùm Sò, bị đuổi bắt nhưng sau trốn thoát được. Chúng đem bán đồ ăn trộm cho Thị Hến. Lý Hà phát hiện của gian, bắt trói Thi Hến giải lên huyện. Gặp Thị Hến, cả viên Đề Hầu và Huyện Trìa đều mê thị. Huyện Trìa xử cho Thị Hến thắng kiện. Nghêu – một thầy tu phá giới, sa đoạ, đến tán tinh Thị Hến. Thị Hến hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đề Hầu cùng đến. Ở nhà Thị Hến, khi Nghêu đang tán tỉnh thì Đề Hầu gõ cửa. Nghêu phải chui vào gầm phản. Huyện Trìa tới, Đề Hầu vội tìm chỗ trốn. Thị Hến dùng mưu để cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
- Đọc trước văn bản Mắc mưu Thị Hến
- Dựa vào tóm tắt vở tuồng và bức ảnh minh hoạ trên đây, em đoán xem mưu kế của Thị Hến là gì.
Trả lời:
- Dựa vào tóm tắt và bức ảnh minh họa, em đoán mưu kế của Thị Hến là dẫn dụ cả ba kẻ Nghêu, Huyện Trìa và Đề Hầu đến nhà mình và để họ bị một phen bẽ mặt.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Nội dung chính Mắc mưu Thị Hến: Đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ của ba người Nghêu, Huyện Trìa và Đề Hầu tại nhà Thị Hến.
Trả lời:
- Nghêu: chui xuống gầm phản
- Đế Hầu: trốn
- Thị Hến: kêu Nghêu chui xuống gầm phản, kêu Đề Hầu trốn
Trả lời:
- Cử chỉ, hành động: gõ cửa nhà Thị Hến, chui xuống gầm phản để trốn.
- Thái độ: hoảng loạn khi Đề Hầu đến
Câu 3 trang 70 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Đoán xem Thị Hến sẽ làm gì với Đế Hầu.
Trả lời:
Thị Hến mở cửa, mời Đề Hầu vào nhà, dùng lời lẽ tốt đẹp nhằm lừa Đề Hầu mắc bẫy.
Trả lời:
Nghêu cảm thấy hoảng sợ, lo lắng khi nghe Đề Hầu nói kẻ phá luật sẽ hành trảm quyết.
Trả lời:
Đề Hầu sợ hãi, mặt biến sắc, thính giác trở nên kinh hồn. Hắn sợ nếu để Huyện Trìa phát hiện sẽ bị phạt nặng lên đã nhanh tìm chỗ trốn.
Câu 6 trang 73 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Chú ý hành động của Nghêu.
Trả lời:
Hành động của Nghêu: từ gầm giường bò ra và nói những lời hay ý tốt để nịnh quan huyện.
Câu 7 trang 73 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Chú ý hành động của Đế Hầu.
Trả lời:
Hành động của Đề Hầu: lổm cổm bò ra và tố cáo Nghêu và Thị Hến.
Trả lời:
Cả 3 nhân vật rời đi trong sự tức giận, xấu hổ, hối cải và tự nhủ với bản thân phải biết giữ phép tắc.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Trả lời:
- Bối cảnh: buổi tối và ở nhà Thị Hến
- Tóm tắt nội dung: Nghêu đến gõ cửa vào nhà Thị Hến và bày tỏ niềm mến ngộ đã lâu. Trong lúc cả hai đang mặn nồng thì Đề Hầu đến, Thị Hến liền bảo Nghêu chui xuống phản để trốn trước. Đề Hầu vào, Thị Hến dùng lời lẽ ngon ngọt thể hiện tình cảm sâu đậm và sau đó hỏi về chuyện tu phá giới. Đang lúc đó, Huyện Trìa xuất hiện, Đề Hầu nhanh chóng tìm chỗ trốn. Huyện Trìa vào, bày tỏ tình cảm của mình với Thị Hến, cùng lúc đó Nghêu chui ra và Đề Hầu cũng bò ra. Ba người nhìn nhau vừa giận, vừa xấu hổ mà bỏ về.
Trả lời:
Yếu tố gây cười của tác phẩm được thể hiện ở cách xây dựng tình huồng truyện độc đáo và phản ứng của mỗi nhân vật. Từ Nghêu – một thầy tu mù, đến nhà Thị Hến nhằm tán tỉnh thị, không ngờ gặp phải Đề Hầu cũng đến nhà Thị Hến. Nghêu đành chui xuống gậm phản để trốn. Rồi Huyện Trìa cùng đến khiến Đề Hầu phải trốn. Khi nghe Huyện Trìa nói sẽ trừng phạt những kẻ tu mà phá giới, Nghêu chui ra và dùng lời nói tốt đẹp để lấy lòng quan lớn, tránh khỏi bị phạt. Rồi Đề Hầu cũng xuất hiện, ba người nhìn nhau mà vừa thấy tức giận, vừa thấy xấu hổ.
Trả lời:
- Chỉ dẫn sân khấu: Nghêu chui xuống gầm phản, Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu lổm cổm bò ra
- Tác dụng: chỉ bằng những câu văn ngắn gọn, tác giả đã giúp người đọc hình dung ra được sự hèn nhát, đáng khinh bỉ của hai nhân vật. Một người là thầy tu nhưng lòng vẫn mang theo tình cảm nam nữ, một kẻ là quan nhỏ cũng mang theo những ham muốn trần tục. Từ đó khắc họa thành công 2 nhân vật của vở tuồng, tạo tiếng cười sảng khoái cho người xem.
Trả lời:
Qua từng lời chỉ dẫn, cách xây dựng tuyến cảm xúc, hành động của nhân vật, tác giả nhằm thể hiện sự châm biếm, phê phán các nhân vật – đại diện tiêu biểu của một bộ phận người ngày xưa. Những người mang trong mình sự đen tối, tình cảm trần tục của thầy tu, quan lớn với thói trăng hoa quen đường và sự nịnh nọt, buộc tội lẫn nhau và sự lẳng lơ, trơ trẽn của nhân vật Thị Hến. Qua đó, ta thấy rõ bộ mặt thối nát của xã hội phong kiến.
Trả lời:
Em ấn tượng với chi tiết cả ba người nhìn nhau, tự thấy hổ thẹn, bỏ về và hứa từ nay không dám làm như thế nữa. Đó là một chi tiết vừa buồn cười, vừa hả dạ. Bởi 3 người đến đều mang trong mình một mục đích là ve vãn Thị Hến nhưng cuối cùng chẳng ai thành công mà hơn nữa còn bị bẽ mặt. Bọn họ hoàn toàn bị dụ vào âm mưu của Thị Hến và kết quả cho thói trăng hoa, tham của lạ đó là bị bẽ mặt và hứa sẽ không mắc sai lầm như vậy nữa.
Trả lời:
Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến vẫn mang đậm ý nghĩa trong cuộc sống ngày nay. Đó là tiếng cười trước một nét đẹp truyền thống văn hóa dân gian của dân tộc. Một vở tuồng mang hơi thở của sự cổ kính, xa xưa, khiến người nghe không chỉ cười sảng khoái mà còn mang trong mình những suy nghĩ về một thời kì trong xã hội phong kiến thối nát khi con người trở nên ngày càng sa đọa, đồi bại.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm