Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi lớp 8 | Cánh diều

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 104 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): - Văn bản giới thiệu cuốn sách hoặc bộ phim nào?

- Em đã biết gì về cuốn sách hay bộ phim đó?

- Người viết có sử dụng thêm các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ,… để chuyển tải thông tin không?

- Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Thông tin chính trong mỗi phần là gì? Thông tin trong văn bản được giới thiệu theo trình tự nào?

- Cách trình bày của văn bản (nhan đề, sa pô, các tiểu mục, sự kết hợp kênh chữ và kênh hình,…) có tác dụng gì?

- Văn bản giúp em biết thêm điều gì? Thông tin từ văn bản có ý nghĩa như thế nào với em?

- Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn và nhan đề văn bản, hãy dự đoán xem văn bản sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin gì.

Trả lời:

- Văn bản giới thiệu về cuốn sách “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.

- Cuốn sách kể về người anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản và hành trình khẳng định bản thân.

- Người viết có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh để truyền tải thông tin, giúp văn bản trở nên thu hút, sinh động hơn.

- Văn bản gồm 3 phần theo như đánh dấu trong SGK:

+ Phần 1: Giới thiệu về nội dung chính, tác giả, thể loại của cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

+ Phần 2: Giới thiệu chi tiết nội dung tác phẩm

+ Phần 3: Giới thiệu giá trị nội dung, tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Cách trình bày của văn bản giúp người đọc nắm bắt được thông tin một cách dễ dàng, làm cho văn bản thêm sinh động.

- Văn bản giúp em biết thêm về cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Giúp em hiểu rõ hơn về người anh hùng Trần Quốc Toản.

- Văn bản sẽ cung cấp thông tin về nội dung, nghệ thuật của cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

            Đoạn trích đã giới thiệu tới người đọc một tác phẩm viết về người anh hùng Trần Quốc Toản có tựa đề: Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Đoạn trích đã tái hiện cuộc chiến chống lại giặc ngoại xâm của người Việt Nam trong thời kỳ đầu nước ta bị Tây Sơn xâm chiếm

Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng | Hay nhất Soạn văn 8 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 105 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Phần (1) cho em biết điều gì?

Trả lời:

-  Giới thiệu về nội dung chính, tác giả, thể loại của cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Câu 2 (trang 105 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Phần (2) giới thiệu nội dung gì?

Trả lời:

- Giới thiệu chi tiết nội dung tác phẩm.

Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Các thông tin trong ngoặc kép được trích dẫn từ nguồn nào?

Trả lời:

- Các thông tin trong ngoặc kép được trích dẫn từ tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Câu 4 (trang 107 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Phần (3) giới thiệu thông tin gì?

Trả lời:

- Giới thiệu giá trị nội dung, tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi được viết nhằm mục đích gì?

Trả lời:

-  Nhằm mục đích giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Hãy vẽ sơ đồ tư duy để thể hiện ý chính và thông tin cụ thể làm rõ cho ý chính đó của mỗi phần trong văn bản

Trả lời:

 

Giới thiệu cuốn sách

“Lá cờ thêu sáu chữ vàng”

Những thông tin chính về cuốn sách

Tác giả

Nội dung chính

Thể loại

Giới thiệu về nội dung cuốn sách

Giới thiệu nội dung chính

Tổng kết

Giá trị nội dung

Giá trị nghệ thuật

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Những nội dung nào trong sơ đồ tư duy em vừa thực hiện là thông tin khách quan về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, những nội dung nào là ý kiến chủ quan của người giới thiệu hoặc người đọc về tác phẩm?

Trả lời:

- Nội dung phần 1 và nội dung phần 2 là thông tin khách quan về tác phẩm.

- Nội dung phần 3 là ý kiến chủ quan của người giới thiệu hoặc người đọc về tác phẩm.

Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Theo em, có thể đảo trật tự trình bày nội dung của các phần trong văn bản được không? Vì sao?

Trả lời:

- Theo em, chúng ta không thể đảo lộn trật tự văn bản vì sẽ khiến cho các phần nội dung trở nên lộn xộn, không rõ ý và không thể hiện được mục đích của văn bản.

Câu 5 (trang 108 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Hình ảnh bìa sách trong bài viết thể hiện chi tiết nào trong văn bản? Theo em, vì sao người giới thiệu lại chọn hình ảnh này?

Trả lời:

- Hình ảnh bìa sách giới thiệu nội dung Trần Quốc Toản được đánh giặc ngoại xâm. 

- Vì hình ảnh này thể hiện được tấm lòng yêu nước, tư thế hiên ngang không khuất phục của Trần Quốc Toản trước quân giặc.

Câu 6 (trang 108 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Ngoài các thông tin được giới thiệu trong văn bản, em còn muốn biết thêm điều gì nữa về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng? Em làm thế nào để biết được các thông tin đó?

Trả lời:

- Ngoài các thông tin được giới thiệu trong văn bản, em còn muốn biết thêm ý nghĩa của nhan đề tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

- Để biết được các thông tin đó, em cần tìm đọc và đọc kĩ cuốn sách, tìm thêm những thông tin về lá cờ ấy.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!