Soạn bài Kiến thức ngữ văn lớp 11 trang 36 hay nhất
1. Cấu tứ là cách triển khai, tổ chức hình ảnh, mạch cảm xúc của bài thơ. Một số cách tổ chức cấu tứ thường gặp: tương đồng, tương phản, tăng cấp, chuyển hoá hoặc thống nhất các mặt đối lập (động / tĩnh, không gian / thời gian, cảnh / tình,...). Ví dụ: bài thơ Bảo kính cảnh giới (bài 43) của Nguyễn Trãi là sự vận động từ cảm xúc của người nghệ sĩ trước vẻ đẹp thiên nhiên (6 cầu dầu) sang cảm xúc của người luôn gần buồn vui của mình với cuộc sống của trăm họ (2 câu kết).
2. Thơ có yếu tố tượng trưng là thơ có những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những ý niệm, hoặc gợi lên một liên tưởng sâu xa.
- Trong thơ cổ điển, các hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng cho người quân tử (với tâm hồn thanh cao). Trong ca dao, cặp hình ảnh thuyền - bến tượng trưng cho người con trai / người ra đi (thuyền) và người con gái / người ở lại (bến). Những hình ảnh tượng trưng này có tính công thức, gần với truyền thống văn hoá của một cộng đồng.
- Trong thơ hiện đại, về cơ bản, các hình ảnh có tính biểu tượng gắn với phong cách và cái nhìn nghệ thuật của từng nhà thơ, thường được xây dựng thông qua cách sử dụng nhạc điều, những kết hợp từ bất thường, các phép so sánh và đặc biệt là án dự chuyển đổi cảm giác nhằm biểu đạt những rung động, nhận thức sâu xa, những tồn tại vô hình. Ý nghĩa của yếu tố tượng trưng trong thơ vì thế thường mơ hồ, không xác định nhưng lại ẩn chứa những phát hiện, liên tưởng độc đáo. Ví dụ:
Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên,
Cây mẹ ríu rít cặp chim chuyên.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.
(Xuân Diệu)
Mặc dù bức tranh thơ vẫn dựa trên những chất liệu trong đời sống hiện thực (thời gian: buổi chiều, các sự vật: cây me, chim, lá,...) nhưng cái mà tác giả hưởng tới là trạng thái vô hình ẩn giấu bên trong của tạo vật. Vì thế, chiều thành chiều mộng, nhánh cây thành nhánh duyên. Đây là những kết hợp từ bất thường gọi lên một trạng thái mơ mộng, xao xuyến của vũ trụ. Một biểu hiện khác của yếu tố tượng trưng trong khổ thơ trên là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “động tiếng huyên". Từ động có thể hiểu là “vang động” (cảm nhận bằng thính giác) nhưng cũng có thể được hiểu là "chuyển động" (cảm nhận bằng thị giác). Theo cách hiểu thứ hai, âm thanh (vô hình) được hữu hình hoá, như của mình, thức dậy. Khổ thơ dày đặc những yếu tố tượng trưng và vì thế là một phát hiện mẫu nhiệm về sự bí ẩn sâu xa của trời đất trong thời khác thu về.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: