Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 126 lớp 7 | Kết nối tri thức

1900.edu.vn xin giới thiệu Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 126 lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 126 Tập 1

Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền các thông tin về hai văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt và Chuyện cơm hến:

 

Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Chuyện cơm hến

Thể loại

 

 

Những hình ảnh nổi bật

 

 

Đặc điểm lời văn

 

 

Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả

 

 

Trả lời:

 

Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Chuyện cơm hến

Thể loại

Tùy bút

Tản văn

Những hình ảnh nổi bật

- Hình ảnh về xuân HN đầu tháng giêng: có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh…

- Sua rằm tháng giêng: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không còn mát xanh nhưng để lại một mùi hương man mác.

- Giới thiệu về đặc điểm trong thói quen ăn uống của người Huế- ăn cay.

- Giới thiệu về các nguyên liệu để làm món cơm hến.

- Hình ảnh nguyên liệu thứ mười ba: ngọn lửa.

Đặc điểm lời văn

- Uyển chuyển, linh hoạt, như lời tâm tình với bạn đọc.

- Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất thơ và chất trần thuật.

 Ngắn gọn, xúc tích như một cuộc trò chuyện với độc giả.

 

Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả

Tác giả đã thể hiện tình yêu da diết với thiên nhiên của đất trời khi mùa xuân sang, tháng Giêng tới.

- Thể hiện sự trân quý và tự hào về món ăn của quê hương xứ Huế, coi “một món ăn đặc sản cũng giống như là một di tích văn hóa”.

- Tác giả còn bày tỏ thái độ gay gắt khi có sự cải biến món ăn trở thành “giả mạo” và không giữ được nét xưa cũ. Món ăn cũng là một nét đẹp góp phần tạo nên nét đậm đà của bản sắc dân tộc.

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Tìm đọc một số tùy bút và tản văn viết về các đề tài cảnh sắc, ẩm thực. Chọn trong số đó một tác phẩm mà em thích nhất và trả lời các câu hỏi sau:

a. Tác phẩm viết về vùng miền hay món ăn cụ thể nào?

b. Tác giả biểu lộ tình cảm, cảm xúc gì?

c. Những từ ngữ nào diễn tả tình cảm, cảm xúc của tác giả làm em xúc động?

d. Em thấy chi tiết nào thú vị nhất?

Trả lời:

Em thích nhất tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

a. Tác giả viết về vẻ đẹp của sông Hương ở xứ Huế.

b. Tác giả thể hiện tình yêu dạt dào, niềm tự hào đối với sông Hương, với kinh thành Huế.

c. Những từ ngữ diễn tả tình cảm, cảm xúc của tác giả khiến em xúc động là:

+ “một bản trường ca của rừng già”

+ “Sông Hương đã sống nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”.

+ “trở thành người mẹ phù sa của của một vùng văn hóa xứ sở”

+ “Sông Hương đã trở thành người tài nữ đánh đàn đêm khuya” …

Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Tìm đọc một số văn bản viết về những văn hóa truyền thống ở vùng miền trên đất nước Việt Nam hoặc nước ngoài.

Trả lời:

Một số văn bản viết về những văn hóa truyền thống ở vùng miền trên đất nước Việt Nam hoặc nước ngoài là:

- Mùi của kí ức, Nguyễn Quang Thiều

- Nửa vòng trái đất uống một ly trà, Di Li

- Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng.

- Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Viết văn bản tường trình

Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại

Thực hành đọc: Những khuôn cửa dấu yêu

Đọc mở rộng trang 129

Ôn tập kiến thức

 

Câu hỏi liên quan

Một số văn bản viết về những văn hóa truyền thống ở vùng miền trên đất nước Việt Nam hoặc nước ngoài là: - Mùi của kí ức, Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Em thích nhất tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. a. Tác giả viết về vẻ đẹp của sông Hương ở xứ Huế.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Củng cố, mở rộng trang 126 KNTT
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!