Soạn bài Chùm ca dao trào phúng lớp 8 | Kết nối tri thức

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Chùm ca dao trào phúng Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Chùm ca dao trào phúng

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Chùm ca dao trào phúng không chỉ làm nổi bật lên nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, mà còn phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư, tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội. Tiếng cười trong ca dao là tiếng cười trào lộng dí dỏm cũng là tiếng cười chua chát, phản kháng trước thực trạng xã hội còn nhiều bất công ngang trái và đả kích sâu sắc những thói hư tật xấu của con người.

Soạn bài Chùm ca dao trào phúng | Ngắn nhất Soạn văn 8 Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 112 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài ca dao số 1 nói về hoạt động nào của con người? Em căn cứ vào đâu để nhận biết điều đó?

Trả lời:

- Bài ca dao số 1 nói về hoạt động của những người thầy bói rởm, hành nghề mê tín.

- Căn cứ vào: mở đầu câu ca dao, tác giả đã nói lên những chi tiết mê tín và hư ảo qua những từ láy của tiếng trống, tiếng chiêng " chập chập ", " cheng cheng ".

Câu 2 (trang 112 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài ca dao số 1 phê phán đối tượng nào? Tại sao đối tượng đó lại bị phê phán?

Trả lời:

- Bài ca dao số 1 phê phán những người bói toán rởm.

- Đối tượng này bị phê phán vì sử dụng những lời dụ dỗ, mê tín mạng tính chất lừa người và chuộc lợi về bản thân.

Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài ca dao số 2 tạo dựng sự tương phản, đối nghịch dựa trên yếu tố nào? Bài ca dao đó thể hiện tính cách gì của mèo và quan hệ như thế nào giữa mèo với chuột?

Trả lời:

Bài ca dao số 2 tạo dựng sự tương phản, đối nghịch dựa trên yếu tố: mèo và chuột.

- Tính cách của mèo: giả tạo, tinh quái, mượn cớ hỏi thăm nhưng thực chất là để bắt chuột.

- Mối quan hệ giữa mèo với chuột: Mèo là kẻ thù truyền kiếp, không đội trời chung với chuột, có tập tính bắt chuột để ăn thịt. Quan hệ giữa chúng là mối quan hệ loại trừ.

Câu 4 (trang 112 sgk Ngữ văn 8 Tập 1)Bài ca dao số 3, anh học trò đem bán những thứ gì để có tiền dẫn cưới? Hãy nhận xét về đồ dẫn cưới của anh học trò nghèo. Có thể có những điều này trong thực tế không?

Trả lời:

- Ở bài ca dao số 3, anh học trò đem bán bể, bán sông để có tiền dẫn cưới.

- Đồ dẫn cưới của anh học trò nghèo: trăm tám ông sao, trăm tấm lụa đào, một trăm con trâu, một nghìn con lợn, bồ câu tám nghìn, tám vạn quan tiền, một chĩnh vàng hoa, mười chum vàng cốm bạc, ba chum mật ong, mười thúng mỡ muỗi.

= > Những điều này phi thực tế, là cách anh học trò nghèo chế giễu cô gái khi thách cưới.

Câu 5 (trang 112 sgk Ngữ văn 8 Tập 1)Bài ca dao số 3 lên án hủ tục gì? Cách lên án có tạo ra sự căng thẳng không? Vì sao?

Trả lời:

Bài ca dao số 3 lên án hủ tục thách cưới trong xã hội xưa. Cách lên án này có phần hài hước, dí dỏm. Anh học trò này thật lém lỉnh và táo bạo, anh không thương lượng giảm bớt mà lại tỏ ra bình thản đến lạ lùng. Và thậm chí lễ vật của anh còn có vẻ vượt mấy lần yêu cầu của cô gái đề ra. Nếu như cô gái thách "hai mươi tám", "chín mươi chín" ông sao thì anh lại dẫn tới "trăm tám ông sao trên trời". Vì tình yêu, anh không sợ, không để những lễ vật đó trở thành rào cản anh đến với cô gái và có lẽ cũng hiểu tâm lí của cô gái mà chàng trai cũng đáp lại như thế cho thỏa tấm lòng của cô. Việc dẫn hơn số lễ vật mà cô gái yêu cầu cũng thể hiện sự trân trọng của chàng trai đối với phẩm giá của cô gái và sự đồng cảm của anh đối với người yêu như thế nào.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Thực hành tiếng Việt trang 107

Chùm truyện cười dân gian Việt Nam (Lợn cưới áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau)

Thực hành tiếng Việt trang 113

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một thói quen xấu của con người trong xã hội hiện đại)

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Soạn bài Chùm ca dao trào phúng
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!