Sách bài tập Tin học 11 Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hoá trên mạng
Câu D1 trang 17 SBT Tin học 11: Em hãy nêu một số dạng lừa đảo trên mạng.
Lời giải:
- Lừa nháy chuột là được tiền.
- Lừa nạp thẻ điện thoại.
- Lừa tiền đặt cọc.
- Lừa tiền chuyển hàng.
1) Cách thức lừa đảo này là gì?
2) Người bị lừa có mất tiền không?
3) Động cơ của kẻ lừa đảo là gì?
Lời giải:
1) Cách thức lừa đảo: hứa sẽ trả tiền cho người tham gia theo số lần nháy chuột vào các video, quảng cáo, trang web,… được cung cấp, cuối cùng nạn nhân mất thời gian và công sức mà không nhận được gì?
2) Người bị lừa không bị mất tiền.
3) Động cơ lừa đảo là: Kẻ lừa đảo không được tiền từ nạn nhân mà sẽ được tiền từ nhà quảng cáo theo phương thức thanh toán “trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC-Pay Per Click Adverting)”.
Câu D3 trang 17 SBT Tin học 11: Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
1) Phishinh nghĩa là gì?
2) Tìm kiếm bằng từ khoá “download phising icon” và xem kết quả, e có nhận xét gì?
3) Theo em, tại sao hình ảnh lưỡi câu hay tin tặc cầm cần câu cá hay được dùng khi đề cập đến lừa đảo trên mạng.
Lời giải:
1) Trong lĩnh vực tin học, việc lừa đoả để lấy cắp thông tin cá nhân bằng các trang web giả gọi là phising.
2) Kết quả tìm kiếm có nhiều hình ảnh có lưỡi câu hay tin tặc cầm cần câu cá.
3) Vì khi đọc lên Phising đồng âm với fishing là câu cá.
Lời giải:
Vì đó là dấu hiệu của email được soạn sao cho phù hợp với nhiều người nhận khác nhau, gửi hàng loạt, không nhắm đến cá nhân cụ thể, công việc cụ thể,… nên có nhiều khả năng đó là email “câu cá” tím kiếm con mồi.
Lời giải:
- Mật ngọt chết ruồi
- Miếng pho mát miễn phí chỉ có ở trong bẫy chuột.
Câu D6 trang 18 SBT Tin học 11: Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
1) Thành ngữ “Ăn không, nói có”, “Ăn gian nói dối” có hàm ý gì?
2) Em hãy nêu ví dụ về việc sử dụng thành ngữ nói trên trong bối cảnh giao tiếp ở cuộc sống thực tế.
3) Có thể sử dụng các câu thành ngữ này trong bối cảnh giao tiếp trên mạng được không?
Lời giải:
1) Các thành ngữ đó nói đến người hay việc “bịa đặt dựng chuyện, nói những điều không có thật và biến nó thành sự thật đẻe vu khống hãm hại người khác”.
2) Câu hỏi vận dụng, học sinh trả lời theo trải nghiệm của bản thân.
3) Việc áp dụng các thành ngữ này trên không gian mạng không khác gì so với việc sử dụng nó trong cuộc sông thực.
2) Bài học trong sách giáo khoa đã vận dụng cụ thể câu thành ngữ, châm ngôn đó thành những nguyên tắc gì?
Lời giải:
1) Tham khảo những câu thành ngữ, châm ngôn sau: Gieo gió ắt gặt bão, ở hiền gặp lành, gậy ông đập lưng ông
2) Các nguyên tắc đã được vận dụng là:
- Hãy đặt mình vào vị trí của người khác.
- Rộng lượng với người khác, không gây chiến trên mạng.
Lời giải:
Các nguyên tắc là:
- Tôn trọng “văn hoá nhóm”.
- Tôn trọng thời gian và công sức của người khác.
- Tôn trọng quyền riêng tư cua người khác.
Câu D9 trang 18 SBT Tin học 11: Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
1) Các KOL (Key Opnion Leader) là gì?
2) Đạo đức trên mạng không cho phép KOL làm những gì?
Lời giải:
Tham khảo các câu trả lời sau:
1) Các KOL (Key Opnion Leader) là những người nổi tiếng, có uy tín trong một lĩnh vực, dễ điều khiển luồng dư luận theo hướng ủng hộ ý kiến của họ.
2) Đạo đức trên mạng không cho phép các KOL lợi dụng vị thế để làm việc xấu.
Lời giải:
- Chia sẻ kiến thức, tư vấn giúp đỡ người khác qua mạng.
- Tham gia và trả lời trung thực các câu hỏi điều tra về sản phẩm, dịch vụ.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Tin học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: