Sách bài tập Ngữ văn 8 Bài 7: Tin yêu và ước vọng | Kết nối tri thức

Với giải sách bài tập Ngữ văn 8 Bài 7: Tin yêu và ước vọng Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ văn 8 Bài 7 từ đó học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài 7: Tin yêu và ước vọng

Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 12

Bài tập 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại đoạn thơ từ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày đến Thương nhau tay nắm lấy bàn tay trong bài Đồng chí, SGK (tr. 38) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Người bộc lộ cảm xúc trong đoạn thơ là ai? Cảm xúc được thể hiện trong đoạn thơ đó là gì?

Trả lời:

- Người bộc lộ cảm xúc trong đoạn thơ là một người lính trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, xuất thân từ nông dân.

- Cảm xúc được thể hiện trong đoạn thơ là niềm xúc động trước tình đồng chí, đồng đội của những người lính.

Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu những biểu hiện của tình đồng chí được thể hiện trong đoạn thơ.

Trả lời:

Những biểu hiện của tình đồng chí thể hiện trong đoạn thơ:

- Thấu hiểu tâm tư, tình cảm của nhau: mặc dù sẵn sàng ra đi chiến đấu nhưng trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người luôn day dứt vì chưa hoàn thành trách nhiệm với quê nhà.

- Chia sẻ những khó khăn, gian khổ trong chiến đấu: cùng vượt qua thiếu thốn trong sinh hoạt hằng ngày (thiếu thốn thuốc men, quần áo, giầy, chăn ấm,...), nguy hiểm trong chiến đấu (canh gác chờ giặc tới).

- Dành cho nhau tình cảm yêu thương (nắm lấy bàn tay).

Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính và nêu tác dụng.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính là nhân hoá: sử dụng từ ngữ vốn chỉ cảm xúc của con người để miêu tả sự vật.

- Tác dụng: biểu đạt kín đáo, ý nhị tình cảm của quê hương, của người thân dành cho người cầm súng lên đường đi chiến đấu.

Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra phó từ trong câu sau và nêu ý nghĩa mà phó từ đó bổ sung: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.

Trả lời:

Phó từ từng, bổ sung ý nghĩa về số lượng.

Bài tập 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính trong SGK (tr. 57 – 58) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu nhận xét về đặc điểm vần, nhịp của bài thơ.

Trả lời:

- Thể thơ : tự do.

- Đặc điểm vần, nhịp của bài thơ:

+ Bài thơ sử dụng vần chân, vần hỗn hợp bao gồm vần liền (rồi – ngồi, thẳng – đắng, tim – chim,...) và vần cách (già – ha, rơi – tới, đội – rồi,...).

+ Nhịp thơ linh hoạt. Ví dụ:

Không có kính/ không phải vì/ xe không có kính

Bom giật,/ bom rung/ kính vỡ đi rồi

Ung dung/ buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất/ nhìn trời,/ nhìn thẳng.

Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định người bộc lộ cảm xúc và đối tượng hướng tới của cảm xúc trong bài thơ.

Trả lời:

Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là một người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Anh bộc lộ tình cảm yêu thương, chia sẻ với đồng đội của mình - những người lính trong tiểu đội xe không kính và tình yêu đối với miền Nam, với quê hương, đất nước.

Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định mạch cảm xúc của bài thơ.

Trả lời:

Mạch cảm xúc trong bài thơ:

- Bốn khổ thơ đầu: cảm phục tinh thần lạc quan, coi thường gian khó, sẵn sàng lên đường ra mặt trận của những người lính lái xe.

– Hai khổ thơ tiếp theo: xúc động trước tình đồng chí, đồng đội giữa những người lính.

– Khổ thơ cuối: ngưỡng mộ tình cảm đối với miền Nam, với đất nước của những người lính lái xe.

Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em có cảm nhận gì về hình ảnh những chiếc xe không kính?

Trả lời:

Cảm nhận về hình ảnh những chiếc xe không kính:

- Đó là những chiếc xe không bình thường: không có kính (“bom giật, bom rung” làm kính bị vỡ), không có mũi, không có đèn,...Đó là dấu vết, là chứng tích của những trận chiến khốc liệt mà người lính và chiếc xe đã trải qua.

- Xe không kính nên người lính lái xe phải chịu cảnh gió, bụi, “mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”; sao trời, cánh chim như sa, như ùa vào buồng lái. Hình ảnh những chiếc xe không kính phản ánh những gian khổ mà người lính phải trải qua.

- Những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe dũng cảm, gan dạ, không sờn lòng trước hiểm nguy, gian khó.

Câu 5 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhận xét về vẻ đẹp của hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn trong bài thơ.

Trả lời:

Vẻ đẹp của hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn trong bài thơ:

Dũng cảm, kiên cường, ngang tàng, ung dung đối mặt và vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm.

– Tình đồng chí, đồng đội sâu nặng.

– Yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì đất nước.

Câu 6 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng ở khổ thơ thứ nhất và nêu tác dụng.

Trả lời:

Các biện pháp tu từ được dùng ở khổ thơ thứ nhất và tác dụng của chúng:

– Biện pháp tu từ điệp ngữ:

+ Điệp ngữ không, có kính, bom làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe mang

đầy thương tích của chiến tranh khốc liệt.

+ Điệp ngữ nhìn tô đậm vẻ đẹp của những người lính lái xe:

• Khắc phục thiếu thốn; dũng cảm đối mặt và vượt qua nguy hiểm để thực hiện nhiệm vụ; luôn ung dung, lạc quan tiến lên phía trước; nhìn thẳng vào mọi gian khổ, hi sinh; không hề run sợ, né tránh.

• Biểu hiện sự tập trung, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

• Thể hiện một tâm hồn lãng mạn, tinh tế, chủ động chiêm ngưỡng và tận hưởng từng vẻ đẹp của thiên nhiên, của cả không gian, đất trời từ buồng lái đã bị vỡ kính.

- Biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong câu thơ “Ung dung buồng lái. ta ngồi”: nhấn mạnh tư thế ngồi ung dung, thư thái, không có gì lo lắng, run sợ, từ đó ca ngợi tinh thần dũng cảm của người chiến sĩ.

Câu 7 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ Chỉ cần trong xe có một trái tim và nêu ý nghĩa của hình ảnh trái tim.

Trả lời:

– Trong câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim”, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ. Trái tim là hình ảnh hoán dụ khơi gợi nhiều liên tưởng:

+ Biểu tượng của tinh thần yêu nước nồng nàn, tất cả vì miền Nam thân yêu. Thể hiện tình đồng chí, đồng đội sâu sắc.

+ Bản lĩnh vững vàng, lòng dũng cảm.

+ Tinh thần lạc quan và niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất đất nước.

- Trái tim là nhãn tự của bài thơ, đồng thời cũng là hình ảnh hội tụ nội dung tư tưởng toàn bài, kết tinh vẻ đẹp của những người lính và để lại cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc.

Câu 8 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra một số từ ngữ trong bài thơ thể hiện đặc điểm ngôn ngữ của những người lính lái xe Trường Sơn. Các từ ngữ đó gợi cho em cảm nhận gì về hình ảnh người lính?

Trả lời:

Một số từ ngữ: ừ thì, phì phèo. Các từ ngữ đó cho thấy nét dân dã, mộc mạc mà cũng rất tinh nghịch, trẻ trung, ngang tàng, hóm hỉnh của người lính.

Bài tập 3 trang 13, 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

KHÚC BẢY

chúng tôi không mệt đâu

nhưng cỏ sắc mà ấm quá!

 

tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ

một cánh chim mảnh như nét vẽ

nhiều đổi thay như một thoáng mây

khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó

ngậm im lìm một cọng cỏ may

 

những dấu chân rồi lùi lại phía sau

dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất

mười tám hai mươi sắc như cỏ

dày như cỏ

yếu mềm và mãnh liệt như cỏ

 

cơn gió lạ một chiều không rõ rệt

hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên

hơn một điều bất chợt

 

chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

 

cỏ sắc mà ấm quá, phải không em?

(Thanh Thảo, trích Chương 1. Chiếc áo ngắn, trường ca Những người đi tới biển, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015, tr. 138 – 139)

Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Căn cứ vào đâu để xếp đoạn thơ vào thể thơ đó?

Trả lời:

- Thể thơ: tự do.

- Căn cứ để xếp đoạn thơ vào thể thơ tự do:

+ Số tiếng trong các dòng thơ không bằng nhau, có dòng 7 tiếng, có dòng 3 tiếng,...

+ Cách gieo vần: vần chân, vần cách (mây – may), vần liền (cỏ – cỏ – cỏ). Tác dụng: tạo sự liên kết về âm điệu cho những dòng thơ.

+ Cách ngắt nhịp: linh hoạt, phù hợp với cảm xúc của nhà thơ: 2/3 (chúng tôi/ không mệt đâu), 3/3 (nhưng cỏ sắc/ mà ấm quá!), 3/4 (nhiều đổi thay/ như một thoảng mây), 4/5 (khi chúng tôi nằm/ nó vẫn ngồi nguyên đó),...

Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Ai là người bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong đoạn thơ và tình cảm, cảm xúc ấy được dành cho ai?

Trả lời:

- Người bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong đoạn thơ là một người lính đã chiến đấu, hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc.

- Tình cảm, cảm xúc ấy được dành cho: đồng đội của anh, những người lính đã ngã xuống vì đất nước.

Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra mạch cảm xúc của đoạn thơ.

Trả lời:

Cảm xúc trong đoạn thơ vận động theo diễn trình:

- Cảm xúc về người em - một đồng đội trẻ tuổi đã anh dũng hi sinh: khổ 1, 2

- Cảm xúc về những đóng góp, hi sinh của thế hệ minh: khó 3, 4,

- Ý thức về vai trò, trách nhiệm của cá nhân với Tổ quốc: khó 5, 6,

Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Cách chia khổ của đoạn thơ có gì đặc biệt? Theo em, cách chia ấy có tác dụng gì trong việc biểu đạt mạch cảm xúc của nhà thơ?

Trả lời:

Cách chia khổ của đoạn thơ rất đặc biệt. Các khổ thơ có độ dài không bằng nhau: 1 dòng, 2 dòng, 3 dòng, 4 dòng, 5 dòng. Gợi ý về tác dụng của cách chia khổ trong việc biểu đạt mạch cảm xúc của nhà thơ:

- Khổ 3 gồm 5 dòng thơ thể hiện những suy tư sâu sắc, niềm xúc động khôn nguôi về những vẻ đẹp của tuổi hai mươi: kiên cường, đoàn kết, có sức sống mạnh mẽ, tâm hồn lãng mạn; tình yêu quê hương, đất nước tha thiết; những cảm xúc về ý nghĩa thiêng liêng, cao cả của sự hi sinh của tuổi trẻ cho

đất nước.

- Khổ cuối chỉ có một câu nhắc lại nội dung của câu thơ thứ hai trong khổ 1, để lại dư âm trong lòng người đọc về:

+ Tình yêu của quê hương, đất nước với người đã hi sinh: Các anh trở về trong vòng tay ấm áp của đất mẹ.

+ Vẻ đẹp của tuổi hai mươi: Ý chí kiên cường, mạnh mẽ, tình yêu quê hương nồng nàn.

Câu 5 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ

một cánh chim mảnh như nét vẽ

nhiều đổi thay như một thoáng mây.

Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ trên.

Trả lời:

Biện pháp tu từ so sánh: làm nổi bật sự ra đi nhẹ nhàng, thanh thản của người lính trẻ, cũng như sự bất tử của anh trong trái tim đồng đội, trong kí ức nhân gian. Anh đã hoá cánh chim trời, hoá làn mây trôi vào vĩnh cửu.

Câu 6 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá, điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu tác dụng.

Trả lời:

Những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá, điệp ngữ và tác dụng:

– Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá: hoa chuẩn bị âm thầm trong đất. Tác dụng: diễn tả một cách hình ảnh, sinh động ý nghĩa sự hi sinh thiêng liêng của những người lính trẻ. Các anh nằm xuống để cây đời xanh tươi, đơm hoa kết trái, mang mùa xuân về cho đất nước.

– Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ:

+ chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/ (nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Tác dụng: nhấn mạnh tinh thần hi sinh cao cả của những người lính. Mặc dù rất khát khao được sống tuổi hai mươi – lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời con người nhưng họ vẫn sẵn sàng dâng hiến tuổi trẻ cho độc lập dân tộc, hoà bình của đất nước.

+ mười tám hai mươi sắc như cỏ/ dày như cỏ/ yếu mềm và mãnh liệt như cỏ.

Tác dụng: ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của tuổi hai mươi kiên cường, mạnh mẽ mà yếu mềm, hiền lành như cỏ.

Câu 7 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ.

Trả lời:

Cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ là ca ngợi tuổi trẻ Việt Nam những năm chiến tranh – những con người kiên cường, mạnh mẽ, tâm hồn lãng mạn, nồng nàn yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì đất nước.

Bài tập 4 trang 14, 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

NGỌN ĐÈN ĐỨNG GÁC

Trên đường ta đi đánh giặc

Ta về nam hay ta lên bắc,

Ở đâu

Cũng gặp

Những ngọn đèn dầu

Chong mắt

Đêm thâu

 

Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt

Như những tâm hồn không bao giờ biết tắt,

Như miền Nam

Hai mươi năm

Không đêm nào ngủ được,

Như cả nước

Với miền Nam

Đêm nào cũng thức

 

Soi cho ta đi

Đánh trận trường kì

Đèn ta thắp niềm vui theo dõi

Đèn ta thắp những lời kêu gọi.

Đi nhanh đi nhanh

Chiến trường đã giục

Đầy núi đầy sông

Đèn ta đã mọc.

Trong gió trong mưa

Ngọn đèn đứng gốc

Cho thắng lợi, nối theo nhau

Đang hành quân đi lên phía trước.

1965

(Chính Hữu, Đầu súng trăng treo, NXB Văn học, Hà Nội, 1994, tr. 57)

Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định thể thơ của bài thơ và nếu căn cứ để xác định thể thơ.

Trả lời:

– Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

– Căn cứ để xác định thể thơ:

+ Số tiếng trong các câu thơ không đều nhau, có câu 2 tiếng, có câu 9 tiếng.

+ Vần, nhịp của bài thơ: tự do, phóng khoáng.

• Vần chân, vần liền (giặc – bắc, mắt – tắt,...), vẫn cách (đâu – dầu – thâu,...). tạo sự kết nối linh hoạt về âm điệu giữa các dòng thơ.

• Nhịp: ngắt nhịp tự do theo cảm xúc. Chẳng hạn: 2/2 (Đi nhanh/ đi nhanh), 2/4 (Trên đường/ ta đi đánh giặc), 3/4 (Ta về nam/ hay ta lên bắc), 3/5 (Những ngọn đèn/ không bao giờ nhắm mắt), 4/5 (Như những tâm hồn/ không bao giờ biết tắt).

Câu 2 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là ai? Cảm xúc bộc lộ trong bài thơ là gì và vận động, phát triển như thế nào?

Trả lời:

- Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là một người lính trên đường đi đánh giặc. Cảm xúc bộc lộ trong bài thơ là niềm tự hào, xúc động trước tình cảm của nhân dân với những người lính, với miền Nam, với đất nước.

- Cảm xúc vận động, phát triển:

+ 7 dòng thơ đầu: Trên đường đi đánh giặc, người lính bắt gặp hình ảnh những ngọn đèn dầu trong đêm thâu.

+ 16 dòng thơ tiếp theo: Từ hình ảnh ngọn đèn, nhà thơ liên tưởng tới tình cảm của cả nước với miền Nam và tình cảm của miền Nam với cả nước.

+ 4 dòng thơ cuối: Cảm nhận về ý nghĩa của những ngọn đèn – tình yêu đất nước của nhân dân – đối với cuộc kháng chiến.

Câu 3 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Hình ảnh xuyên suốt bài thơ là gì? Nêu ý nghĩa của hình ảnh đó.

Trả lời:

Hình ảnh xuyên suốt bài thơ là ngọn đèn. Đó là ngọn đèn dầu bình dị mà sức sống bền bỉ, tượng trưng cho:

– Tình cảm của nhân dân cả nước với miền Nam.

- Tình cảm của miền Nam đối với cả nước.

- Tình yêu đất nước của nhân dân.

Những tình cảm đó cháy sáng không bao giờ tắt, xua đi bóng đêm tăm tối của chiến tranh và tội ác của kẻ thù.

Câu 4 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:

Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt

Như những tâm hồn không bao giờ biết tắt,

Như miền Nam

Hai mươi năm

Không đêm nào ngủ được,

Như cả nước

Với miền Nam

Đêm nào cũng thức.

Trả lời:

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và tác dụng:

- Biện pháp tu từ nhân hoá. Những ngọn đèn không bao giờ nhóm một Tác dụng: khiến cho những ngọn đèn hiện lên sinh động khơi gợi liên tưởng tới con người luôn thao thức, trăn trở.

- Biện pháp tu từ so sánh: Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt được So sánh như những tâm hồn không bao giờ biết tắt như miền Nam hai mươi năm không ngủ, như cả nước với miền Nam đêm nào cũng thức. Tác dụng giúp người đọc hình dung cụ thể tình cảm thuỷ chung son sắt của miền Nam đối với cả nước, cả nước đối với miền Nam.

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: không bao giờ, đêm nào, miền Nam, như,... nhấn mạnh tình cảm của nhân dân cả nước đối với miền Nam và tinh cảm của miền Nam đối với cả nước. Tình cảm ấy luôn thường trực trong trái tim mỗi người như những ngọn đèn luôn cháy sáng.

Câu 5 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em có cảm nhận như thế nào về cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

Trả lời:

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là ca ngợi tình yêu đất nước nồng nàn, cháy bỏng của người dân Việt Nam trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Bài tập 5 trang 15, 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

VẦNG TRĂNG VÀ NHỮNG QUẦNG LỬA

Bom bi nổ chậm nổ trên đỉnh đồi

Lốm đốm nền trời những quầng lửa đỏ

Một lát sau cũng từ phía đó

Trăng lên.

 

Trong ánh chớp nhoáng nhoàng cây cối ngả nghiêng

Một tổ công binh đứng ngồi bên trạm gác

Cái cậu trẻ măng cất lên tiếng hát

Khi biết trong hầm có cô bé đang nghe.

 

Trong ánh chớp nhoáng nhoàng là những đoàn xe

Buông bạt kín rủ ga đi vội

Trên đỉnh đồi vẫn vừng trăng đỏ ối

Tưởng cháy trong quẳng lửa bom bi

Những đồng chí công binh lầm lì

Mùi bộc phá trộn vào trong tiếng hát

Trên áo giáp lấm đầy đất cát

Lộp độp cơn mưa bị sắt đuối tầm.

 

Hun hút đường khuya rì rầm rì rầm

Tiếng mạch đất hai miền hoà làm một

Và vầng trăng, vầng trăng đất nước

Vượt qua quầng lửa, mọc lên cao.

(Phạm Tiến Duật, Vầng trăng quầng lửa, NXB Văn học, Hà Nội, 1970, tr. 67 – 68)

Câu 1 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định thể thơ và nêu những nét đặc sắc về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ. Những nét đặc sắc đó đóng góp gì vào việc biểu đạt cảm xúc của bài thơ?

Trả lời:

- Thể thơ của bài thơ: thể thơ tự do.

– Những đặc trưng của thể thơ tự do được thể hiện trong bài thơ:

+ Số lượng tiếng trong các dòng không đều nhau: dòng 9 tiếng, dòng 8 tiếng, dòng 7 tiếng, dòng 2 tiếng,...

+ Vần chân, vần liền: đỏ – đó, nghe – xe, vội – ối, bi – lì, hát – cát, tầm – rầm,...

+ Bài thơ ngắt nhịp linh hoạt, góp phần biểu đạt cảm xúc của bài thơ. Ví dụ: Câu thơ Trăng/lên chỉ có hai tiếng ngắt nhịp 1/1 nhấn mạnh sự xuất hiện của vầng trăng rạng rỡ – biểu tượng của hoà bình trong bối cảnh bom rơi đạn nổ ác liệt, từ đó tô đậm khát vọng hoà bình của nhà thơ, cũng là của mọi người dân Việt Nam. Câu thơ Trong ánh chớp nhoáng nhoàng/ cây cối ngả nghiêng có 9 tiếng, ngắt nhịp 5/4 miêu tả ánh chớp của bom nổ, nhấn mạnh ấn tượng về những hiểm hoạ rình rập thường xuyên, đe doạ những người chiến sĩ, từ đó làm nổi bật tinh thần dũng cảm, lạc quan, yêu đời của những người lính.

Câu 2 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là ai và ai là đối tượng hướng tới của cảm xúc đó?

Trả lời:

Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là một người lính đang sống và chiến đấu ở chiến trường, hằng ngày, hằng giờ đối mặt với bom rơi đạn nổ. Cảm xúc của anh dành cho những đồng chí, đồng đội đang ngày đêm sống trong thiếu thốn, hiểm anh dũng đang chiến đấu để giành độc lập, hoà bình như vầng trăng vượt lên nguy nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời; dành cho đất nước gian lao, trên quầng lửa để toả sáng.

Câu 3 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Ghi lại mạch cảm xúc trong bài thơ Vầng trăng và những quầng lửa.

Trả lời:

Quá trình vận động của cảm xúc trong bài thơ Vầng trăng và những quầng lửa:

- Khổ 1: Cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn từ hai hình ảnh tương phản mà nhà thơ chứng kiến: trăng mọc lên từ đỉnh đồi hết những quầng lửa bom vừa cháy.

- Khổ 2, 3, 4: Cảm xúc của nhà thơ trước tinh thần chiến đấu dũng cảm quên mình vì nhân dân, đất nước, trong hiểm nguy vẫn lạc quan, yêu đời của những người lính công binh, lái xe,... Họ - những người con của đất nước đã chiến đấu quên mình để biến khát vọng hoà bình thành hiện thực.

- Khổ 5: Cảm xúc về sức mạnh của đất nước, dân tộc vượt lên gian lao giành độc lập, hoà bình.

Câu 4 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xuất hiện xuyên suốt bài thơ là hai hình ảnh vầng trăng và những quầng lửa. Theo em, việc đặt hai hình ảnh đó bên nhau có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Xuất hiện xuyên suốt bài thơ là hai hình ảnh vầng trăng và những quầng lửa. Việc đặt hai hình ảnh đó bên nhau thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ - Quầng lửa – hiện thân của chiến tranh tàn khốc.

- Vầng trăng – biểu tượng cho hoà bình, cho đất nước.

- Hình ảnh vầng trăng vượt lên quầng lửa mọc lên cao biểu đạt tư thế, sức mạnh của đất nước trong chiến tranh.

Câu 5 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Dưới ánh sáng của vầng trăng và những quầng lửa, những hình ảnh nào đã hiện lên? Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của những hình ảnh ấy.

Trả lời:

Dưới ánh sáng của vầng trăng và những quầng lửa, nhiều hình ảnh đã hiện lên:

- Một tổ công binh đang ngồi bên trạm gác, có chiến sĩ trẻ măng cất lên tiếng hát.

- Những đoàn xe buông bạt kín rú ga đi vội.

- Những đồng chí công binh lầm lì, mùi bộc phá trộn vào trong tiếng hát. Trên áo giáp lấm đầy đất cát.

Gợi ý cảm nhận về những hình ảnh ấy: Hình ảnh những người lính in dấu ấn của chiến tranh tàn khốc. Nhưng họ có tinh thần dũng cảm, không hề run sợ trước bom đạn của kẻ thù; sẵn sàng làm nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao; luôn lạc quan, yêu đời.

Câu 6 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định các từ láy trong bài thơ và nêu tác dụng của các từ láy đó.

Trả lời:

– Các từ láy trong bài thơ: lốm đốm, nhoáng nhoàng, lầm lì, lộp độp, hun hút, rì rầm.

- Gợi ý tác dụng của một số từ láy:

+ Từ láy lộp độp trong câu thơ mô phỏng tiếng những trận bom bi ở trên cao rơi xuống chiến trường liên tiếp, từ đó làm nổi bật tính chất khốc liệt của

chiến tranh.

+ Từ láy hun hút làm nổi bật hình ảnh những con đường ra mặt trận hẹp, kéo dài mãi, từ đó gợi liên tưởng đến một cuộc trường chinh gian khổ mà cả dân tộc

đang trải qua.

Câu 7 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Cảm hứng chủ đạo nào đã khơi gợi mạch cảm xúc của bài thơ?

Trả lời:

Cảm hứng chủ đạo đã khơi gợi mạch cảm xúc của bài thơ ngợi ca quê hương đất nước anh dũng, kiên cường vượt lên gian lao, gian khó để giành độc lập hoà bình.

Bài tập 6 trang 16, 17, 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau của Lưu Quang Vũ và trả lời các câu hỏi:

LÁ BƯỞI LÁ CHANH

Công sự pháo

Phủ đầy nguỵ trang xanh

Trong những chùm cây dại

Có vài cành bưởi cành chanh.

Giữa giờ chiến đấu

Mẹ già em bé trong thôn

Đã bẻ cả cây vườn

Cả cành chanh cảnh bưởi

Đem tới làm ngụy trang cho bộ đội.

 

Chiến hào nắng chói

Bỗng thơm mùi bưởi, mùi chanh

Chan chứa lòng anh bộ đội

Bao nhiêu ân tình...

 

Ôi lá bưởi lá chanh

Hương vị quê nhà quen thuộc quá

Như ngày thơ nhỏ

Có cây bưởi cạnh cầu ao

Mấy gốc chanh ven hàng rào

Bưởi chín về mùa thu

Chanh sai về mùa hạ

Mẹ chăm gốc nhiều nên ngon quả.

 

Chanh bâng khuâng mùi lá

Lời mẹ thường hát đó:

“Con gà cục tác lá chanh”..

Bưởi cứ mùa xuân hoa trắng nở

Hương thơm ngát cả thân cành

Đi xa lòng vẫn nhớ

Dáng quê hương trong cây lá hiền lành...

Lá chanh đầu ai thường gội

Mái tóc dài ai cài hoa bưởi

Buổi ban đầu vấn vương...

 

Cây lá nơi này cây lá quê hương

Ôi những mẹ những em ta chiến đấu

Những cô gái cùng ta chiến đấu

Giống như người con gái hôm xưa...

 

Máy bay quân thù

Đốt những vườn cây sém lửa

Chồi biếc bây giờ đứt nhựa

Thân cành đau không cây ơi

Bầm gan tím ruột bao người.

 

Cả quê nhà

Cùng ta chiến đấu

Từng viên đạn lắp vào nòng pháo

Bồi hồi nghe hương lá bưởi lá chanh.

Vĩnh Phúc, 10 – 1965

(Lưu Quang Vũ – Bằng Việt, Hương cây – Bếp lửa, NXB Văn học, Hà Nội, 1968, tr. 22 – 24)

Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Bài thơ Lá bưởi lá chanh của nhà thơ Lưu Quang Vũ có phải là thơ tự do không?

Trả lời:

Bài thơ Lá bưởi lá chanh của nhà thơ Lưu Quang Vũ là một bài thơ tự do.

- Số lượng tiếng trong các dòng thơ không bằng nhau, cách chia khổ linh hoạt – Bài thơ gieo vần chân, gồm cả vần liền, vần cách: xanh – chanh, ao – rào. hạ – quả, vương – hương, hậu – đấu, xưa – lửa,...; tạo sự luyến láy và sự gắn kế về âm điệu giữa những dòng thơ.

– Bài thơ ngắt nhịp linh hoạt, biểu đạt phong phú các cung bậc cảm xúc của nhà thơ. Ví dụ:

Ôi/ lá bưởi/ lá chanh

Hương vị quê nhà/ quen thuộc quá

Như ngày/ thơ nhỏ

Có cây bưởi/ cạnh cầu ao

Mấy gốc chanh/ ven hàng rào

Bưởi chín/ về mùa thu

Chanh sai/ về mùa hạ

Mẹ chăm gốc nhiều/ nên ngon quả.

Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ và đối tượng của cảm xúc đó.

Trả lời:

Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ và đối tượng của cảm xúc đó:

– Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là một người lính chiến đấu xa nhà.

– Tình cảm của anh dành cho những người mẹ, người em ở nơi anh đóng quân. Họ là đại diện của nhân dân với những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Cảm xúc của bài thơ vận động như thế nào?

Trả lời:

Cảm xúc của bài thơ vận động theo trình tự:

- Khổ 1, 2, 3: cảm động trước hình ảnh các mẹ già, em thơ mang lá bưởi, lá chanh để nguỵ trang cho những cỗ pháo.

- Khổ 4, 5: bồi hồi nhớ về những kỉ niệm thân thương nơi quê nhà.

- Khổ 6, 7, 8: niềm xúc động của người lính trước sự đồng hành, sát cánh của

nhân dân trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc.

Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh lá bưởi, lá chanh.

Trả lời:

Cảm nhận về ý nghĩa của hình ảnh lá bưởi, lá chanh:

- Hình ảnh lá bưởi, lá chanh mang ý nghĩa biểu tượng cho tình cảm của nhân dân dành cho những người lính đang trực tiếp chiến đấu chống kê thù xâm lược.

- Hình ảnh đó cũng thể hiện ý chí, khát vọng hoà bình, độc lập của nhân dân ta – Lá bưởi, lá chanh biểu tượng cho tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng đóng góp sức mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chồi biếc bây giờ đứt nhựa

Thân cành đau không cây ơi

Biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ trên là gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ là nhân hoá.

- Biện pháp tu từ được sử dụng đã diễn tả tình cảm xót xa của nhà thơ với có cây và thái độ lên án chiến tranh. Trong cảm nhận của nhà thơ, có cây không vô tri vô giác mà có cảm xúc như con người. Cây cũng biết đau khi bị bom đạn kẻ thù cắt đứt thân cành.

Câu 6 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong câu thơ Hương vị quê nhà quen thuộc quá có sự kết hợp từ nào đặc biệt? Nêu tác dụng của sự kết hợp đặc biệt đó.

Trả lời:

– Trong câu thơ có sự kết hợp từ ngữ đặc biệt. Từ hương vị thường được kết hợp với các từ ngữ chỉ sự vật cụ thể (có hương vị) như nước giải khát. bánh kẹo, trái chín trong các cụm từ như hương vị nước giải khát, hương vị bánh kẹo,... Trong câu thơ, nhà thơ dùng hương vị kết hợp với quê nhà, một cụm từ chỉ sự vật trừu tượng.

– Tác dụng của sự kết hợp từ ngữ đặc biệt đó là vừa khẳng định hương bưởi, hương chanh là mùi vị của đặc sản quê nhà, vừa mang nghĩa trừu tượng một sắc thái, đặc trưng của quê hương.

Câu 7 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn từ cảm hứng chủ đạo nào?

Trả lời:

Cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn từ cảm hứng ca ngợi tình cảm của quê hương, của nhân dân đối với những người lính, đối với đất nước.

Viết trang 19

Bài tập 1 trang 19 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 9 - 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Lá bưởi lá chanh của Lưu Quang Vũ, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ.

Trả lời:

– Em có thể viết đoạn văn theo dàn ý sau đây:

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề (Lá bưởi lá chanh), tác giả (Lưu Quang Vũ), cảm nghĩ chung về bài thơ.

+ Thân đoạn: lần lượt nêu cảm nghĩ về các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...) và nội dung của bài thơ (tình cảm của người dân dành cho các anh bộ đội, cho đất nước).

+ Kết đoạn: khái quát cảm nghĩ của em về bài thơ.

- Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu về dung lượng (khoảng 9 – 12 câu), liên kết, diễn đạt (sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ) và quy cách trình bày.

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

“Lá bưởi, lá chanh” là bài thơ hay và ấn tượng của tác giả Lưu Quang Vũ. Bài thơ được làm theo thể tự do, số tiếng, cách chia khổ linh hoạt. Bài thơ gieo vần chân, gồm cả vần liền, vần cách tạo sự luyến láy và gắn kết về âm điệu giữa những dòng thơ. Bên cạnh đó là cách ngắt nhịp linh hoạt biểu đạt phong phú các cung bậc cảm xúc của nhà thơ. Cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn từ cảm hứng ca ngợi tình cảm của quê hương, của nhân dân đối với những người lính, đối với đất nước. Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là một người lính chiến đấu xa nhà. Tình cảm của anh dành cho những người mẹ, người em ở nơi anh đóng quân. Họ là đại diện của nhân dân với những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh lá bưởi, lá chạnh. Chúng mang ý nghĩa biểu tượng cho tình cảm của nhân dân dành cho những người lính đang trực tiếp chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Hình ảnh đó cũng thể hiện ý chí, khát vọng hoà bình, độc lập của nhân dân ta, biểu tượng cho tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng đóng góp sức mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đọc bài thơ chắc hẳn mỗi chúng ta không ai là không bồi hồi nhớ về những kĩ niệm thân thương nơi quê nhà.

Bài tập 2 trang 19 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 9 – 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Vầng trăng và những quầng lửa của Phạm Tiến Duật.

Trả lời:

Em có thể viết đoạn văn theo dàn ý sau đây:

- Mở đoạn: giới thiệu nhan đề (Vắng trăng và những quảng lửa), tác giả (Phạm Tiến Duật), cảm nghĩ chung về bài thơ.

- Thân đoạn: lần lượt nêu cảm nghĩ về các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, văn, thơ (tình yêu quê hương, đất nước của những người lính; khát vọng hòa bình nhịp, biện pháp tu từ, từ láy tượng thanh, tượng hình,...) và nội dung của bài và sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh,...).

– Kết đoạn: khái quát cảm nghĩ của em về bài thơ.

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

“Vầng trăng và những quầng lửa” là bài thơ hay và ấn tượng của tác giả Phạm Tiến Duật. Bài thơ được làm theo thể tự do, số tiếng, cách chia khổ linh hoạt. Bài thơ gieo vần chân, gồm cả vần liền tạo sự luyến láy và gắn kết về âm điệu giữa những dòng thơ. Bên cạnh đó là cách ngắt nhịp linh hoạt biểu đạt phong phú các cung bậc cảm xúc của nhà thơ. Cảm hứng chủ đạo đã khơi gợi mạch cảm xúc của bài thơ là sự ngợi ca tình cảm của quê hương, đất nước anh dung kiên cường vượt lên gian lao, gian khổ để giành độc lập, hòa bình. Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là một người lính đang sống và chiến đấu ở chiến trường, hằng ngày, hằng giờ đối mặt với bom rơi đạn nổ. Cảm xúc của anh dành cho những đồng chí, đồng đội đang ngày đêm sống trong thiếu thốn, hiểm anh dũng đang chiến đấu để giành độc lập, hoà bình như vầng trăng vượt lên nguy nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời; dành cho đất nước gian lao, trên quầng lửa để toả sáng. Xuất hiện xuyên suốt bài thơ là hai hình ảnh vầng trăng và những quầng lửa. Việc đặt hai hình ảnh đó bên nhau thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ - Quầng lửa – hiện thân của chiến tranh tàn khốc, vầng trăng – biểu tượng cho hoà bình, cho đất nước. Hình ảnh vầng trăng vượt lên quầng lửa mọc lên cao biểu đạt tư thế, sức mạnh của đất nước trong chiến tranh.

Nói và Nghe trang 19

Bài tập 1 trang 19 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2:

Đêm tối dù kéo dài thế nào đi chăng nữa thì bình minh cũng sẽ luôn ló rạng.

(W. Sếch-xpia)

Lập dàn ý cho phần trình bày ý kiến của em về câu danh ngôn trên.

Trả lời:

Em có thể chuẩn bị một bài nói dựa trên dàn ý gồm các phần sau đây và luyện tập theo điều kiện phù hợp:

– Giải thích câu danh ngôn:

+ Câu danh ngôn nói lên một quy luật của thiên nhiên: đêm trôi qua, bình minh sẽ xuất hiện, xua đi bóng tối và đem ánh sáng, hơi ấm đến muôn nơi. + Câu danh ngôn cũng khẳng định hãy tin tưởng, hi vọng vào những điều tốt đẹp dù thực tại có khó khăn, gian nan, thử thách đến mức nào.

– Nêu ý kiến bàn luận: khẳng định vấn đề nêu trong câu danh ngôn là đúng vì nó phản ánh thực tế niềm tin và hi vọng sẽ giúp con người có bản lĩnh, ý chí vượt qua khó khăn, thử thách ở thời điểm hiện tại để đạt đến ước mơ, mục đích tốt đẹp.

– Mở rộng vấn đề:

+ Trong thực tế, nhiều người có ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn; có niềm tin và hi vọng vào những điều tốt đẹp và đã gặt hái thành quả.

+ Tuy nhiên, vẫn còn những cá nhân tỏ ra bi quan, thất vọng khi gặp khó khăn. Họ không cố gắng vượt qua những thử thách trước mắt mà buông xuôi, đầu hàng hoàn cảnh. Thái độ sống này rất đáng phê phán.

- Liên hệ bản thân:

+ Không bi quan, thất vọng, chán nản khi gặp khó khăn.

+ Lạc quan, tin tưởng và luôn cố gắng thực hiện ước mơ.

Bài tập 2 trang 19 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2:

Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời.

 (Bê-lin-xki)

Lập dàn ý cho bài nói trình bày ý kiến của em về câu danh ngôn trên.

Trả lời:

Để chuẩn bị bài nói, em hãy lập dàn ý rồi tập luyện theo gợi ý tưởng tự l bài tập 1.

Dàn ý bài nói:

- Giải thích câu danh ngôn:

+ Lí tưởng sống là gì? Lí tưởng là mục tiêu tốt đẹp, cao cả mà con người đặt ra để phấn đấu đạt tới.

+ Vì sao tuổi trẻ không có lí tưởng sẽ giống như bình minh không có ánh sáng mặt trời? Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường soi sáng, định hướng cho cuộc đời mỗi người; có lí tưởng con người sẽ có mục đích để phấn đấu vươn lên; lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa, giúp con người hoàn thiện nhân cách.

- Bàn luận vấn đề: Câu danh ngôn hoàn toàn đúng vì trong cuộc sống, con người không có lí tưởng, không có mục đích thì sẽ không làm được gì cả và nếu mục đích tầm thường thì không làm được điều gì to lớn và có ý nghĩa.

– Mở rộng vấn đề:

+ Nhiều cá nhân sống có lí tưởng cao đẹp, mình vì mọi người. Đó là lối sống cao đẹp, đáng trân trọng.

+ Có những cá nhân sống ích kỉ, chỉ lo cho bản thân mình. Đó là lối sống đáng phê phán.

- Liên hệ bản thân:

+ Luôn suy nghĩ tích cực; trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tăng cường sức khoẻ để phát triển và hoàn thiện bản thân.

+ Đặt ra những mục tiêu cụ thể và có kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó; luôn gắn mục tiêu của cá nhân với lợi ích của xã hội, đất nước.

+ Tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Chân dung cuộc sống

Đọc mở rộng trang 19 Tập 2

Bài 8: Nhà văn và trang viết

Bài 9: Hôm nay và ngày mai

Đọc mở rộng trang 34 Tập 2

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tin yêu và ước vọng
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!