Sách bài tập Ngữ văn 11 Bài 1: Thơ và truyện | Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ văn 11 Bài 1: Thơ và truyện Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11 Bài 1 từ đó học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 1: Thơ và truyện

I. Bài tập đọc hiểu

Sóng (Xuân Quỳnh)

Câu 1 trang 8 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Em có nhận xét gì về nhịp điệu, âm điệu của bài thơ Sóng? Nhịp điệu, âm điệu đó được gợi lên từ những yếu tố nào?

Trả lời:

- Nhịp điệu dòng thơ đều đặn với sự nối tiếp của những dòng thơ năm chữ; âm điệu của bài thơ khi trầm khi bổng với sự đắp đổi luân phiên thanh bằng và thanh trắc của những chữ cuối dòng thơ.

- Nhịp điệu, âm điệu của bài thơ gợi lên từ các yếu tố:

+ Khổ thơ năm chữ: Các dòng thơ đều năm chữ tiếp nối nhau.

+ Thanh điệu của chữ cuối dòng thơ: Cứ một dòng thơ chữ cuối vần bằng lại đan xen dòng thơ chữ cuối vần trắc, cứ thế tiếp nối suốt bài thơ:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

……

Câu 2 trang 8 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nhịp điệu, âm điệu của bài thơ có gợi lên nhịp điệu, âm điệu của “sóng” không? Vì sao?

Trả lời:

- Nhịp điệu, âm điệu của bài thơ gợi lên nhịp điệu, âm điệu và hình tượng sóng:

+ Những dòng thơ năm chữ như những con sóng với những bước sóng đều đặn

tiếp nối nhau.

- Sự đan xen chữ cuối dòng thơ mang thanh bằng với chữ cuối dòng thơ mang thanh trắc tiếp nối nhau làm cho âm điệu những dòng thơ năm tiếng khí giáng (thanh bằng) khi thăng (thanh trắc), khi trầm (thanh bằng) khí bổng (thanh trắc) nhịp nhàng như những đợt sóng vỗ suốt chiều dài bài thơ.

- Sự đan xen thanh bằng và thanh trắc: chữ cuối dòng thơ trên thanh bằng, chữ cuối dòng thơ dưới thanh trắc đan xen tiếp nối nhau tạo hình ảnh những con sóng nhấp nhô. Dòng thơ này vừa lướt qua, dòng thơ khác đã xuất hiện, tựa như con sóng này vừa lịm xuống, con sóng khác đã trào lên.

Câu 3 trang 8 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hoàn thành các nội dung theo yêu cầu ở cột bên phải trong bảng dưới đây:

Khổ thơ

Cảm xúc của nhân vật trữ tình

Hai khổ thơ đầu

 

Khổ thơ 5

 

Khổ thơ 6

 

Hai khổ thơ cuối

 

Trả lời:

Khổ thơ

Cảm xúc của nhân vật trữ tình

Hai khổ thơ đầu

Những trạng thái trái ngược trong tình cảm, người phụ nữ thời trẻ không hiểu nổi tâm trạng của mình trong tuổi yêu, khát khao hướng tới những chân trời mới của tình yêu.

Khổ thơ 5

Nỗi nhớ trong tình yêu, bao trùm cả không gian, thời gian, cả trong ý thức và trong tiềm thức.

Khổ thơ 6

Sự thuỷ chung trong tình yêu, người phụ nữ dù ở nơi nào, trong hoàn cảnh nào cũng hướng về người yêu.

Hai khổ thơ cuối

Nhận thức về sự hữu hạn của cuộc đời và khát vọng hoá thân trong tình yêu để đạt tới sự vĩnh hằng trong tình yêu, trong cuộc sống.

 

Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích sự tương đồng giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những trạng thái của sóng trong bài thơ.

Trả lời:

- Trong bài thơ Sóng có sự tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng sóng và em. Sóng là sự hoá thân của em và ngược lại mỗi trạng thái tâm hồn em lại phù hợp với một trạng thái của sóng.

Trạng thái của sóng

Tâm trạng người phụ nữ

“Dữ dội và dịu êm / Ồn ào và lặng lẽ”

Vừa đắm say, vừa tỉnh táo, vừa dè dặt vừa cuồng nhiệt; vừa hoài nghi vừa tin tưởng,…

“Sông không hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể”

Khát vọng vượt ra khỏi những giới hạn chặt hẹp của cá nhân để tìm đến những miền bao la vô tận.

“Sóng bắt đầu từ gió / Gió bắt đầu từ đâu”

Tìm lời giải đáp về nguồn gốc của tình yêu nhưng không thể, bởi nguồn gốc tình yêu đều bí ẩn, kì diệu.

“Con sóng nhớ bờ / Ngày đêm không ngủ được”

Nỗi nhớ trong tình yêu “Cả trong mơ còn thức”.

“Trăm ngàn con sóng đó / Con nào chẳng tới bờ / Dù muôn vời cách trở”

Thuỷ chung, son sắt, vượt qua mọi thử thách, trở ngại trong tình yêu.

“Tan ra thành trăm con sóng nhỏ / Ngàn năm còn vỗ”

Khát vọng hoá thân trong tình yêu; về sự bất tử của tình yêu.

 

Câu 5 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ? Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ ẩn dụ, mang ý nghĩa biểu tượng được sử dụng trong toàn bài:

+ Lớp nghĩa tả thực: Hình tượng sóng được diễn tả chân thực, sinh động với những trạng thái phong phú, đa dạng: khi dữ dội, lúc dịu êm; khi ồn ào, lúc lặng lẽ; sóng vỗ bờ ngày đêm, con sóng hướng tới bờ,...

+ Lớp nghĩa ẩn dụ, biểu tượng: Mọi tính chất của sóng đều được quy chiếu về vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn người phụ nữ, hướng tới cắt nghĩa bản chất tình yêu, tạo nên cấu trúc song hành giữa sóng và em.

Hình tượng sóng gợi lên sự phong phú trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu: vừa đắm say vừa tỉnh táo; vừa dè dặt vừa cuồng nhiệt; vừa âu lo vừa tin tưởng.

Hình tượng sóng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: mạnh dạn, chủ động, khát khao mãnh liệt nhưng vẫn giàu nữ tính, dịu dàng, đằm thắm yêu thương, thuỷ chung, trong sáng.

Câu 6 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Có ý kiến cho rằng: Trong ca dao, người phụ nữ thường ở vào vị thế không chủ động trong tình yêu, còn trong bài thơ Sóng, người phụ nữ ở vị thế chủ động trong tình yêu. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

- Tìm đọc một số bài ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa, chú ý những hình tượng nói về người phụ nữ, qua đó thấy được vị thế của họ trong tình yêu. Người phụ nữ thường ở vị thế bị động; tấm lụa đào phụ thuộc vào người mua, hạt mưa may rủi, mảnh cau khô phụ thuộc vào sở thích của người đời,...

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài cát, hạt ra rãnh cày

Thân em như mảnh cau khô

Người thanh tham mỏng, người thô tham dày

……

- Tìm hiểu mối tương quan giữa hình tượng sóng với bờ, hình tượng sóng với hình tượng người phụ nữ:

+ Trong mối tương quan giữa sóng và bờ thì sóng ở vị thế chủ động còn bờ ở vị thế tĩnh tại, chờ đợi, thuỷ chung.

+ Hình tượng sóng là hình tượng ẩn dụ để nói về hình tượng người phụ nữ.

+ Người phụ nữ ở vị thế chủ động trong tình yêu. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi vị thế của người phụ nữ: Người phụ nữ xưa không làm chủ số phận nên tình yêu bị lệ thuộc, còn người phụ nữ thời đại mới ở vị thế chủ động trong tình yêu bởi họ đã làm chủ cuộc đời.

Câu 7 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Cảm nhận của em về tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng?

Trả lời:

Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng là sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ truyền thống và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ thời đại mới.

- Vẻ đẹp truyền thống:

+ Chân thành, bình dị,

+ Dịu dàng, giàu nữ tính;

+ Thuỷ chung, trong sáng.

- Vẻ đẹp mới, mang dấu ấn thời đại

+ Mạnh dạn, chủ động bày tỏ những rung động rạo rực, những khát khao trong tình yêu.

+ Khao khát sống hết mình, hoá thân trong tình yêu, bất tử hoá tình yêu.

- Tâm hồn người phụ nữ đang yêu mang vẻ đẹp mới mẻ, hiện đại nhưng đồng thời là vẻ đẹp mang tính truyền thống, có gốc rễ trong tâm thức dân tộc.

Câu 8 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong văn học Việt Nam hiện đại, có nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu. Hãy sưu tầm một số câu thơ, bài thơ đó, đồng thời so sánh với bài Sóng để thấy được những sáng tạo đặc sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Trả lời:

a) Một số bài thơ viết về biển để nói về tình yêu: Biển (Xuân Diệu), Biển (Lâm Thị Mỹ Dạ), Biển tình (Hiền Nhật Phương), Đôi mắt biển (Hoàng Minh Nhật),... Bài Biển của Xuân Diệu là bài thơ rất nổi tiếng về tình yêu:

BIỂN

Anh không xứng là biển xanh

Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng

Bờ cát dài phẳng lặng

Soi ánh nắng pha lê...

 

Bờ đẹp đẽ cát vàng

Thoai thoải hàng thông đứng

Như lặng lẽ mơ màng

Suốt ngàn năm bên sóng...

 

Anh xin làm sóng biếc

Hôn mãi cát vàng em

Hôn thật khẽ, thật êm

Hôn êm đềm mãi mãi

 

Đã hôn rồi, hôn lại

Cho đến mãi muôn đời

Đến tan cả đất trời

Anh mới thôi dào dạt...

 

Cũng có khi ào ạt

Như nghiền nát bờ em

Là lúc triều yêu mến

Ngập bến của ngày đêm

 

Anh không xứng là biển xanh

Nhưng cũng xin làm bể biếc

Để hát mãi bên gành

Một tình chung không hết

 

Để những khi bọt tung trắng xoá

Và gió về bay toả nơi nơi

Như hôn mãi ngàn năm không thoả

Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!

(4-4-1962)

b) Những sáng tạo đặc sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh ở bài thơ Sóng:

- Hai hình tượng trung tâm của bài thơ có tương quan, tương đồng với nhau là sóng và em. Tác giả dùng hình tượng sóng để nói về em.

- Hình tượng sóng phong phú, đa dạng thể hiện sự phong phú của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

- Hình tượng sóng để nói về em, hình tượng bờ để nói về anh, thể hiện sự mạnh bạo và vị thế chủ động của người phụ nữ trong tình yêu. Tuy mạnh bạo và khát khao mãnh liệt trong tình yêu nhưng người phụ nữ vẫn rất dịu dàng, đằm thắm yêu thương. Bài Sóng là tiếng nói của một tình yêu nữ tính. Ở bài Biển của Xuân Diệu, hình tượng sóng nói về người con trai, hình tượng bờ nói về người con gái để diễn tả sự mạnh mẽ, cuồng nhiệt của một tình yêu nam tính.

Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu)

Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Lời tiễn dặn là lời của ai? Vì sao em biết được điều đó?

Trả lời:

Lời tiễn dặn là lời của chàng trai nói với người yêu của mình. Có thể xác định được thông qua chi tiết thơ, cách xưng hô của nhân vật chủ thể: “Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng…”, “Tiễn đưa em, thôi anh quay lại, em ơi!”....

Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong phần (1) của đoạn trích, chàng trai và cô gái đã nói với nhau về điều gì? Những lời nói ấy cho thấy hai người đang sống trong tâm trạng như thế nào?

Trả lời:

- Trong phần (1) của đoạn trích, chàng trai và cô gái đã nói với nhau về hoàn cảnh của hai người đang gặp phải. Họ đau khổ, xót xa khi yêu nhau nhưng không thể tới bên nhau. ọ yêu nhau chưa được bao lâu thì chàng trai đã phải đưa tiễn người yêu về làm dâu nhà người khác. Trên đường về nhà chồng cô gái thổ lộ tâm trạng cô đơn, thương nhớ, không muốn xa rời người yêu. Chúng trai an ủi, động viên cô gái bằng những lời ước hẹn: “Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông / Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi giá bụa về già.”.

- Qua những lời nói ấy cho thấy hai người đang sống tâm trạng đau khổ, nhớ thương, quyến luyến không muốn chia tay. Họ gửi gắm lời ước hẹn ở tương lai sẽ được kết duyên cùng nhau.

Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích thái độ, cử chỉ của chàng trai khi chứng kiến tình cảnh đau khổ của cô gái khi ở nhà chồng.

Trả lời:

Khi chàng trai chứng kiến tình cảnh đau khổ, bị hành hạ, đánh đập, bỏ đói của cô gái khi ở nhà chồng, chàng trai cảm thấy đau xót, dằn vặt và bất lực không thể làm gì được: “Cơ khổ thân em bụi lắm chôn vùi", ân cần chăm sóc: “Đầu bù anh chải cho − Tóc rối đưa anh búi hộ”, thuốc thang cho cô gái: “Lam ống thuốc này em uống khỏi đau”.

Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, em thấy nhân vật này là người như thế nào?

Trả lời:

Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, có thể thấy nhân vật này là người con trai chung thủy, son sắt và hết mực yêu thương người yêu của mình. Nhưng vì hoàn cảnh trắc trở, khó khăn mà hai người gặp phải, chàng trai chỉ có thể bất lực đứng nhìn người mình yêu bị đối xử tệ bạc. Chàng chẳng biết làm gì ngoài lời an ủi, động viên, hành động ân cần, chăm sóc người mình yêu. Đây là một người đàn ông chung thủy, hết lòng vì người mình yêu nhưng lại gặp nhiều khó khăn, trắc trở trong tình duyên, khiến anh không thể ở bên người mình yêu.

Trả lời:

Sách bài tập Ngữ văn 11 Bài 1: Thơ và truyện thơ | SBT Văn 11 Cánh diều (ảnh 1)

Câu 6 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Hãy phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh đó.

Trả lời:

Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi.

- Cách sử dụng những hình ảnh với cặp đôi gắn bó quen thuộc trong đời sống tự nhiên, trong đời sống sinh hoạt rất gần gũi, quen thuộc của người dân miền núi để nói về tình yêu thủy chung, son sắt.

+ Hình ảnh từ đời sống tự nhiên: cá - nước,lúa - ruộng, mùa nước đỏ - cá về, chim tăng ló - gọi hè, chết thành sông - nước uống mát lòng , chết thành đất - dây trâuf xanh thẳm, chết thành bèo - trôi nổi ao chung.

+ Hình ảnh từ đời sống sinh hoạt: chết thành muôi - múc xuống cùng bát.

+ Hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của người dân miền núi: chim chích trên cao lượn vòng, chim nhạn bay quanh nhà, nước đập bè chìm, sóng xô bè vỡ, thác trào dòng củi vướng, guồng gỗ, tơ rối, tơ vò, lam ống thuôc, bán trâu ngoài chợ, thu lúa muôn bông.

Tác dụng của những hình ảnh đó:

Những hình ảnh trong đoạn trích Lời tiễn dặn đã làm đậm màu sắc dân tôch:

+ Trong ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật.

+ Thiên nhiên và cuộc sống xã hội của người dân miền núi

+ Tâm lý, tính cách của người dân miền núi.

Câu 7 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Thông điệp mà đoạn trích Lời tiễn dặn muốn gửi đến người đọc là gì? Ý nghĩa của thông điệp đó đối với cuộc sống hiện nay?

Trả lời:

- Thông điệp mà đoạn trích Lời tiễn dặn muốn gửi đến người đọc:

+ Những đau khổ trong tình yêu và hôn nhân của người dân miền núi trong xã hội cũ.

+ Vẻ đẹp của tình yêu son sắt thuỷ chung.

+ Sự phản kháng tập tục hôn nhân lạc hậu của người Thái xưa và khát vọng giải phóng khỏi tập tục hôn nhân đó (Nỗi đau khổ và quyết tâm gắn bó của chàng trai và cô gái đã thể hiện sự phản kháng lại tập tục và khát vọng giải phóng khỏi tập tục hồn nhân lạc hậu của nam nữ thanh niên Thái).

- Ý nghĩa của thông điệp:

+ Sự chung thuỷ ở đâu và khi nào cũng là vẻ đẹp vĩnh hằng của tình yêu đôi lứa.

* Quan niệm về tình yêu và hôn nhân lành mạnh vẫn là vấn đề mang tính thời sự đối với lớp trẻ hiện nay.

* Giải phóng đồng bào miền núi khỏi những tập tục lạc hậu, phát huy mọi tiềm Hằng, mọi khả năng của người dân miền núi để xây dựng một đời sống xã hội văn minh, phát triển về mọi mặt của người dân miền núi đang là sự quan tâm lớn của nhân dân cả nước.

Câu 8 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Chỉ ra một đặc điểm nổi bật của truyện thơ dân gian được thể hiện trong đoạn trích Lời tiễn dặn

Trả lời:

Đoạn trích Lời tiễn dặn được coi là một trong những đoạn trích thể hiện rõ nét về những đặc sắc của thể loại truyện thơ dân gian mang lại. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. Hình ảnh cô gái được hiện lên rõ nét qua quan sát và tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô và thái độ chăm sóc ân cần của chàng trai khi cô gái ở nhà chồng. Sự đan xen giữa kể sự việc và miêu tả tâm trạng nhân vật là ưu thế nổi bật của truyện thơ. Đồng thời, các cấu trúc câu lặp lại, lối sử dụng điệp từ là đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích. Một hành động, một tâm trạng khi được dùng với tần suất lặp lại với nhiều hình ảnh theo một cấu trúc ngữ pháp, nó sẽ khắc họa sâu sắc nội dung diễn tả hơn. Điều đó tạo tính chất phô diễn, giãi bày đậm chất trữ tình và tạo sự cân đối, nhịp nhàng, hài hòa về nhạc điệu. Ngoài ra, việc sử dụng các đại từ nhân xưng “anh yêu em”, “đôi ta yêu nhau”, các hô ngữ, mệnh lệnh thức “xin hãy”, “dậy đi em”,… cũng làm đoạn trích tăng tính chất trữ tình cho thể loại này.

Tôi yêu em

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tìm hiểu về sự nghiệp văn học của Pu-skin và ghi lại những điều đáng lưu ý giúp cho việc đọc hiểu bài thơ Tôi yêu em.

Trả lời:

- Sự nghiệp văn học của Pu-skin:

+Chủ đề xuyên suốt trong các tác phẩm của ông là chủ đề tình yêu. Theo ông, tình yêu chính là dưỡng chất và không khí không thể thiếu, luôn nhiệt tình và nồng cháy. Bởi vậy, những tác phẩm của ông đa số được viết về tình yêu, qua đó cho thấy những đóng góp của Puskin với văn học vô cùng lớn. Trong đó, cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là thể Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ, trong đó có 13 bản trường ca bất hủ. Có thể thấy Puskin hoàn toàn xứng đáng là “Mặt trời của thi ca Nga”.

+ Trong những tác phẩm thơ, tác giả Puskin luôn thể hiện tâm hồn khao khát tự do với tình yêu nhân dân Nga.

+ Cuộc đời của Pushkin từ đó cũng gắn liền với nhiều người phụ nữ, nặng lòng với chữ tình. Điểm đó đã ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của đại thi hào trong suốt cuộc đời của mình.

- Vài điều lưu ý khi đọc hiểu bài thơ Tôi yêu em:

+ Bài thơ Tôi yêu em được viết năm 1829, liên quan tới câu chuyện tình có thực: Pu-skin yêu nàng A.A.Ô-lê-nhi-a xinh đẹp và ngỏ lời cầu hôn nhưng không được nàng nhận lời. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ gắn với một mối tình cụ thể nhưng Tôi yêu em lại mang ý nghĩa phổ quát toàn nhân loại khi nói lên được tình cảm, tâm trạng chung của đôi lứa trong tình yêu. Tôi yêu em là bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin, được xem là “viên ngọc vô giá trong kho tàng văn học Nga”.

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Lí do nào khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ muốn nói lời từ giã với cô gái?

Trả lời:

Qua câu thơ “Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai/ Nhưng không để em bận lòng thêm nữa” có thể thấy nhân vật trữ tình trong bài thơ muốn nói lời từ giã với cô gái bởi muốn cô gái được thanh thản, không buồn phiền bởi bất cứ điều gì.

→ Đáp án đúng: C.

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Cụm từ nào trở thành điệp khúc được lặp lại nhiều lần trong bài thơ? Tác dụng nghệt thuâtj của biện pháp lặp cấu trúc đó là gì?

Trả lời:

- Cụm từ trở thành điệp khúc được lặp lại nhiều lần trong bài thơ: “Tôi yêu em” được lặp lại ba lần trong bài thơ tạo thành điệp khúc.

→ Tác dụng nghệ thuật của biện pháp lặp cấu trúc này là:

- Tạo nên giọng điệu chủ đạo của toàn bài.

- Làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Cảm xúc chủ đạo “Tôi yêu em” sẽ chi phối tình cảm, suy tư của tác giả; vì “Tôi yêu em” mà “ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”, vì “Tôi yêu em” nên “không để em bận lòng thêm nữa”, vì “Tôi yêu em” mà “Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”. Lại cũng vì “Tôi yêu em” mà cầu trời cho em được người khác yêu em cũng như tôi đã từng yêu.

Trả lời:

- Trong mạch cảm xúc của bài thơ, hai dòng thơ kết vừa kết nối tự nhiên với cảm xúc đã có ở những dòng thơ trên, vừa mang đến ấn tượng bất ngờ. Dòng thơ thứ năm khái quát lại tình cảm “Tôi yêu em” rất chân thành, đằm thắm. Người đọc chờ đợi tình cảm “tôi yêu em” trào dâng ở dòng thơ cuối mãnh liêtj hơn với việc bằng mọi giá “tôi” sẽ yêu được em. Thế nhưng thật bất ngờ lại là sự từ giã tình yêu với lời chúc, lời mong ước người mình yêu sẽ hạnh phúc cùng một mối tình khác “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.

- Hai dòng thơ kết cho thấy quan niệm về tình yêu của tác giả: Tình yêu chân chính là một tình yêu chân thành, tự nguyện chứ không phải là sự chiếm đoạt bằng mọi giá, luôn mang đến niềm hạnh phúc và những điều tốt đẹp cho người mình yêu ngay cả khi mối tình đó không thành.

Câu 5 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu cảm nhận của em về nhân vật xưng “tôi” trong bài thơ.

Trả lời:

Sau khi đọc và cảm nhận bài thơ “Tôi yêu em” của tác giả Pu-skin, nhân vật “tôi” hay cũng chính là tác giả đã để lại trong em nhiều suy tưởng sâu sắc. Nhân vật “tôi” là người con trai mang lòng si tình sâu sắc với người con gái, qua cách tác giả thể hiện nội dung, có thể thấy được tình cảm yêu đương da diết, đằm thắm nhưng lại rất cao cả. Dù chân thành rất mực, say đắm hết mình nhưng không vì thế mà mất đi lý trí; nhân vật “tôi” vẫn giữ cho mình được tinh thần cao thượng. Ông luôn nghĩ về người mình yêu, đặt niềm vui của nàng lên trên tác cả, vượt qua mọi sự ích kỉ và ghen tuông của bản thân để chân thành mong muốn, cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu. Tác giả Pu-skin là một người đàn ông si tình nhưng lại vô cùng lí trí.

Câu 6 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Từ bài thơ Tôi yêu em, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu.

Trả lời:

Bài làm

  Bài thơ Tôi yêu em của tác giả Pu-skin là một bài thơ về chủ đề tình yêu vô cùng xuất sắc, da diết và để lại cho người đọc nhiều sự lắng đọng. Bài thơ đã cho ta thấy được một tình yêu nồng cháy, da diết và chân thực của chàng trai dành cho cô gái, hơn thế nữa dù tình yêu nồng cháy ấy không được đáp trả, chàng trai si tình vẫn luôn mong ước cho người mình yêu sẽ gặp được người tốt và yêu thương họ. Đó là cũng là một cách ứng xử cao đẹp trong tình yêu. Trong tình yêu, có đôi khi ta phải chấp nhận việc người mình yêu lại không có tình cảm với mình; đó là những quy luật vốn vẫn rất bình thường trong tự nhiên. Thay vì ép buộc, cố chấp, gượng gạo với thứ tình cảm méo mó ấy; ta cần phải bao dung, độ lượng, chúc cho người kia được hạnh phúc với người họ thực sự yêu. Đó là một cách ứng xử cao cả. Đôi khi việc cố chấp bên họ khiến họ khổ đau, gò bó; ta cũng cần phải chọn cách buông tay, mong cho họ gặp được người thực sự phù hợp. Hạnh phúc thực sự trong tình yêu không hẳn là bên nhau mà cũng có thể là nhìn người mình yêu được sống trong yêu thương, hạnh phúc và luôn mỉm cười.

Nỗi niềm tương tư (Trích truyện thơ Bích Câu kì ngộ)

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Truyện Bích Câu kì ngộ thuộc loại truyện thơ nào?

Trả lời:

Thông qua phần 1: Chuẩn bị (trang 21 SGK Ngữ Văn, tập một) và nội dung cũng như giới thiệu về tác phẩm có thể thấy truyện Bích Câu kì ngộ thuộc loại truyện thơ Nôm bác học

→ Đáp án đúng: B. Truyện thơ Nôm bác học.

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trường hợp nào dưới đây không sử dụng điển cố?

Trả lời:

- Cụm từ “giấc hòe”, “Cầu hoàng”, “Sóng Tương” đều được lí giải kĩ càng ở phần chú thích bên dưới tác phẩm trong SGK, duy chỉ có “rượu đào” là không được nhắc tới.

→ Đáp án đúng: D. Rượu đào

Câu 3 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Những cử chỉ, hành động nào của Tú Uyên cho thấy chàng đang sống trong tâm trạng tương tư?

Trả lời:

- Những cử chỉ, hành động của Tú Uyên cho thấy chàng đang sống trong tâm trạng tương tư:

+ Ngơ ngẩn ra về sau khi gặp người đẹp Giáng Kiều “Lần trăng ngơ ngẩn ra về…. Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là?”

+ Luôn buồn phiền, khổ não trong nỗi nhớ Giáng Kiều: nhìn sự vật tự nhiên cũng vương vấn nỗi sầu thương nhớ: “Bướm kia vương lấy sầu hoa/ Đoạn tương tư ấy nghĩ mà buồn tênh!”; gảy đàn thì khúc âm thanh cũng buồn trong nỗi nhớ người đẹp: “Có khi gảy khúc đàn tranh/ Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân”; nâng chén rượu cũng cảm thấy hương vị của sự nhớ thương: “Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình”; thức suốt đêm, khi lắng nghe tiếng mõ, tiếng chuông niệm Phật, nhìn bóng trăng tàn, hay khi buổi sớm nghe tiếng chim hót, lúc về khuya nhìn cánh nhạn bay,...đều sống trong tâm trạng nhớ thương, mong đợi.

+ Mong muốn da diết được gặp lại người đẹp: “Vui xuân chung cảnh một trời”. Khi chưa được gặp nhau thì nỗi sầu buồn càng thêm khổ não: “Sầu xuân riêng nặng một người tương tư”.

Trả lời:

- Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật trong đoạn trích:

+ Sử dụng những ẩn dụ, dùng hình ảnh thiên nhiên để thể hiện tình cảm lứa đôi, nỗi niềm tưởng nhớ: bướm - hoa (“Bướm kia vương lấy sầu hoa”)

+ Sử dụng những điển cố nói về tình yêu: cầu Hoàng, Tương Như - Trác Văn Quân, sông Tương (hay sóng Tương)

+ Lời kể của tác giả thể hiện tâm trạng nhân vật. Có khi lời tác giả đan xen lời nhân vật với hình thức lời độc thoại nội tâm.

- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật: thể hiện một cách tinh tế, kín đáo tình cảm lứa đôi (biện pháp nghệ thuật ẩn dụ); bộc lộ nỗi niềm yêu thương, gắn kết một cách cô đọng, hàm sức theo đặc trưng của văn học trung đại “ý tại ngôn ngoại” (biện pháp nghệ thuật sử dụng điển cố); nhập thân vào nhân vật để miêu tả cảm xúc âm thầm mà da diết của nhân vật (lời tác giả mang giọng điệu, cảm xúc bên trong của nhân vật)

Câu 5 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Điều đó được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Nỗi niềm tương tư?

Trả lời:

- Xem lại Kiến thức ngữ văn, phần Truyện thơ Nôm để nắm được đặc điểm của thể loại văn học này về yếu tố tự sự và trữ tình, về kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ.

- Do truyện thuộc thể loại tự sự lại được viết bằng thơ nên đậm chất trữ tình.

+ Những biểu hiện của yếu tố tự sự: kể về sự kiện Tú Uyên sau ngày xuân đi chơi hội gặp Giáng Kiều, khi trở về chàng tương tự người đẹp; miêu tả cử chỉ, hành động của Tú Uyên với “Nỗi nàng canh cánh nào khuây”.

+ Những biểu hiện của yếu tố trữ tình: âm điệu, vần điệu của câu thơ lục bát khi nhẹ nhàng, đằm thắm, cân xứng nhịp nhàng, khi đối lập tương phản thể hiện những cung bậc, sự đa dạng của tâm trạng nhớ mong. Truyện viết bằng thơ, nhân vật dễ bộc lộ tâm trạng với những nỗi niềm, cảm xúc, suy tư. Với hình thức thơ để kể chuyện, tác giả dễ bộc lộ thái độ, cảm xúc của chính mình đối với nhân vật, sự kiện.

Câu 6 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: So sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyền Kiều:

- Lần trăng ngơ ngẩn ra về,

Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên.

Nỗi nàng canh cánh nào quên,

Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là.

(Bích Câu kì ngộ)

 

- Chàng Kim từ lại thư song

Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây

Sầu đông càng lắc càng đầy,

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

 (Truyện Kiều)

 

Trả lời:

– Điểm tương đồng:

+ Sau khi gặp gỡ người đẹp trở về.

+ Da diết không nguôi nỗi niềm tưởng nhớ: “Nỗi nàng canh cánh nào quên” (Tú Uyên), “Nỗi nàng canh cánh bên lòng biểng khuây” (Kim Trọng).

+ Cảm nhận độ dài của thời gian trong nhớ mong, chờ đợi.

– Điểm khác biệt:

+ Tú Uyên: tương tư dẫn đến tâm trạng ngẩn ngơ, thức thâu đêm, chong đèn nhớ về người đẹp.

+ Kim Trọng; tưởng tư dẫn đến tâm trạng sâu buồn, nỗi buồn nhớ ngày càng tránh dâng. “Sầu đông càng lúc căng đầy”, không cảm nhận thời gian khách quan mà cảm nhận thời gian bằng tâm trạng: “Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”.

- Kết luận chung:

+ Cả hai tác giả đều miêu tả đúng, sâu sắc tâm trạng tương tự

+ Mỗi tác giả có sự tinh tế riêng khi khắc hoạ tâm trạng nhân vật.

II. Bài tập tiếng Việt

Bài tập tiếng Việt trang 11, 12, 13

Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong cả ba đoạn trích dưới đây (trích từ truyện thơ dân gian Tiễn dặn người yêu)? Phân tích tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ ấy

Trả lời:

a. Biện pháp tư từ được sử dụng là nhân hóa (chim chích…gọi anh…;chim nhạn….nhủ anh…), lặp cấu trúc (anh quay lại; anh quay đi). Việc sử dụng phép nhân hóa và lặp cấu trúc làm cho câu thơ tăng thêm tính biểu cảm và giàu tính hình tượng khi miêu tả nhân vật trữ tình.

b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là lặp cấu trúc. Mô hình câu được lặp lại là “Đừng bỏ X giữa Y”. Cách lặp lại này có tác dụng nhấn mạnh, biểu cảm, thể hiện tình cảm tha thiết của người yêu.

c. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là lặp cấu trúc. Mô hình câu được lặp lại là “Không lấy được nhau mùa X, ta sẽ lấy nhau khi Y”. Cách lặp lại này vừa có tác dụng nhấn mạnh, biểu cảm vừa thể hiện tình cảm tha thiết, thề hẹn của người yêu.

Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu thơ, câu văn dưới đây.

Trả lời:

a. Cấu trúc cú pháp lặp lại trong khổ thơ này là: “Đây X là của chúng ta”; “Những + danh từ + động / tỉnh từ”. Cách lặp lại này có tác dụng làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng và thái độ yêu quê hương đất nước tươi đẹp của tác giả.

b. Cấu trúc củ pháp được lập lại trong đoạn văn này là “mùa xuân của X" (mùa xuân của tôi; mùa xuân của Hà Nội), “có + X” (có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh”...). Cách lập lại này có tác dụng làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng và vẻ tươi đẹp như một bức tranh của mùa xuân Hà Nội.

c. Cấu trúc cú pháp được lặp lại trong khổ thơ này là: “Nếu là X tôi sẽ là Y”. Cách lặp lại này có tác dụng làm tăng thêm tính biểu cảm và tăng tính khẳng định về quyết tâm và tình yêu dành trọn cho quê hương, Tổ quốc.

d. Cấu trúc cú pháp được lặp lại trong đoạn trích này là: “X là vì Y” (“Vua xa xỉ là vì ông, công khổ hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông”). Cách lặp lại này có tác dụng làm tăng thêm tính biểu cảm, tính khẳng định về nguyên nhân gây nên những điều đồi bại.

Trả lời:

a. Cấu trúc được lặp lại nhiều trong đoạn trích này là: “Thương thay + X”. Đây là mô típ quen thuộc trong lối diễn đạt của thơ ca dân gian nhằm nhấn mạnh sự biểu cảm chủ thể trữ tình đối với vấn đề thân phận con người.

b. Cấu trúc được lặp lại nhiều trong các khổ thơ là “X là một chiếc lá”, xuất hiện đều đặn đầu mỗi khổ thơ như một dấu hiệu thi pháp biểu đạt trong thơ, qua đó nhấn mạnh chủ đề, tứ thơ của cả bài thơ: hình tượng chiếc lá với nhiều hàm ý đa sắc, đa diện trong đời sống con người. Đó là những trăn trở về hạnh phúc, buồn đau, nhớ mong, cô đơn, tình yêu,... trong cuộc sống.

Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Trong các ngữ liệu dưới đây, biện pháp lặp cấu trúc được thể hiện qua các mô hình cú pháp nào? Hãy phân tích tác dụng tu từ của các biện pháp lặp cấu trúc ấy.

Trả lời:

a. Mô hình cấu trúc được lặp lại trong ngữ liệu là: “Hoa phượng X” (Hoa phượng rơi, rơi... Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc, Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ); “Không tiếng X” (không tiếng trống, không tiếng người). Tác giả sử dụng biện pháp lặp cấu trúc này nhằm thể hiện trạng thái trống vắng, buồn bã của không gian trường lớp vào buổi ngày hè. Nó không chỉ có chức năng liên kết (lặp) mà còn có tác dụng tu từ, biểu cảm.

b. Mô hình cấu trúc được lặp lại trong ngữ liệu là: “Y mà không biết X” (nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thưởng để đãi yến nguy sứ mà không biết căm); “Lấy X làm Y” (lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển...). Việc sử dụng biện pháp lặp cấu trúc này nhằm nhấn mạnh sự vô dụng, bất tài của quân lính.

III. Bài tập viết

Bài tập viết và nói - nghe trang 14

Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể nào? Cho ví dụ về mỗi dạng đó.

Trả lời:

- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể nghị luận về một hiện tượng trong cuộc sống; nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, đề văn thường nêu lên một câu danh ngôn hoặc tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao,…

- Ví dụ:

+ Suy nghĩ về câu ngạn ngữ: “Tay phải của mình là tay trái của người”.

+Liệu có phải “Yêu nhau yêu cả đường đi/ Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”?

- Nhưng cũng có đề văn yêu cầu bàn luận trực tiếp một tư tưởng, đạo lí. Ví dụ:

+ Bàn về tính ích kỉ và lòng vị tha trong tình yêu.

+ Thế nào là một người bạn chân chính?

Câu 2 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Để viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý những yêu cầu gì?

Trả lời:

Để viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:

- Nhận biết đúng dạng đề bàn về tư tưởng, đạo lí (thông qua một câu danh ngôn hoặc ngạn ngữ, ca dao,…hay nêu trực tiếp tư tưởng, đạo lí).

- Tìm hiểu nội dung cụ thể của tư tưởng, đạo lí ấy là gì, những điều chưa rõ cần giải thích và làm sáng tỏ.

- Xác định tính thời sự và ý nghĩa của vấn đề tư tưởng, đạo lí đối với xã hội nói chung, thế hệ trẻ nói riêng.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: xác định luận đề, các luận điểm, lựa chọn dẫn chứng. Các luận điểm, lí lẽ phải gắn bó mật thiết và xuất phát từ luận đề đã nêu. Các dẫn chứng có thể lấy từ đời sống, trong lịch sử và trong tác phẩm văn học. Bố cục bài viết theo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).

- Thể hiện rõ thái độ, tình cảm khi bàn luận về vấn đề. Vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm của người viết.

Câu 3 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Dựa vào gợi ý về cách thức đã nêu ở ý b) Tìm ý và lập dàn ý của đề văn “Suy nghĩ về câu cách ngôn: "Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.", hãy chọn viết: a) mở bài hoặc kết bài; b) câu chuyển đoạn giữa luận điểm giải thích và phân tích trong phần thân bài.

Trả lời:

- Mở bài:

"Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn" - một câu cách ngôn đơn giản nhưng chứa đựng một thông điệp sâu sắc về cách đối diện với cuộc sống. Ánh sáng luôn đánh bại bóng tối, và trong sự thấu hiểu, chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn. Câu cách ngôn này không chỉ áp dụng trong việc đối mặt với thế giới vật chất, mà còn là hướng dẫn cho tâm hồn ta điều hướng đến hiểu biết và sự lạc quan.

Trả lời:

Để trình bày ý kiến của mình một cách hiệu quả, các em cần chú ý:

- Nắm vững mục đích, đối tượng người nghe và nội dung cần trình bày.

- Biết cách trình bày: cách nói, cách kết hợp, sử dụng sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ và các yếu tố phi ngôn ngữ,…

- Có thái độ thân thiện, tôn trọng người nghe.

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thơ và truyện
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!