Giải SBT Lịch sử 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Với giải sách bài tập Lịch sử 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 6 Bài 8. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Câu 1 trang 26 sách bài tập Lịch Sử 6: Em hãy chọn Đúng hoặc Sai cho những câu bên dưới.

Ghi Ð vào trước câu đúng, S trước câu sai.

() Bán đảo Ấn Độ nằm ở khu vực Bắc Á.

(  ) Phía bắc Ấn Độ được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a.

(   )  Dãy Vin-đi-a vùng Trung Ấn chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn.

(   )  Vùng Bắc Ấn là đồng bằng các sông Ấn và sông Trường Giang.

(   )  Ở lưu vực sông Ấn, khí hậu mát mẻ, nhiều mưa.

(   )  Ở lưu vực sông Hằng, đất đai nàu mỡ, mưa nhiều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc.

(   )  Khu vực Nam Ấn có sơn nguyên Đê-can.

(   )  Hai thành phố cổ ở sông Hằng là Ha-ráp-pa và Môn-hen-giô Đa-rô.

Lời giải:

(Sai) Bán đảo Ấn Độ nằm ở khu vực Bắc Á.

(Đúng) Phía bắc Ấn Độ được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a.

(Đúng)  Dãy Vin-đi-a vùng Trung Ấn chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn.

(Sai)  Vùng Bắc Ấn là đồng bằng các sông Ấn và sông Trường Giang.

(Sai)  Ở lưu vực sông Ấn, khí hậu mát mẻ, nhiều mưa.

(Đúng)  Ở lưu vực sông Hằng, đất đai nàu mỡ, mưa nhiều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc.

(Đúng)  Khu vực Nam Ấn có sơn nguyên Đê-can.

(Sai)  Hai thành phố cổ ở sông Hằng là Ha-ráp-pa và Môn-hen-giô Đa-rô.

Câu 2 trang 26 sách bài tập Lịch Sử 6: Chọn các dữ kiện điền vào chỗ trống

a. điều luật.                                           f. phục tùng.

b. Đra-vi-đa.                                          g. người A-ri-a.

c. khác đẳng cấp.                                   h. đẳng cấp.

d. bờ sông Ấn.                                       i. đẳng cấp trên.

e. chủng tộc.

Khoảng 2500 năm TCN, người bản địa..................... đã xây dựng những thành thị dọc hai bên...................................... Đến khoảng 1500 năm TCN, ............................. từ vùng Trung Á di cư vào Bắc Ấn, thống trị người Đra-vi-đa và thiết lập chế độ........................... dựa trên sự phân biệt về........................... Xã hội được chia thành các đẳng cấp với những ........................ khắt khe. Người ..............................không được kết hôn với nhau và những người thuộc đẳng cấp dưới phải ......................người thuộc...................................

Lời giải:

Khoảng 2500 năm TCN, người bản địa Đra-vi-đa đã xây dựng những thành thị dọc hai bên bờ sông Ấn. Đến khoảng 1500 năm TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á di cư vào Bắc Ấn, thống trị người Đra-vi-đa và thiết lập chế độ đẳng cấp dựa trên sự phân biệt về chủng tộc. Xã hội được chia thành các đẳng cấp với những điều luật khắt khe. Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau và những người thuộc đẳng cấp dưới phải phục tùng người thuộc đẳng cấp trên.

Câu 3 trang 27 sách bài tập Lịch Sử 6: Em hãy lựa chọn và khoanh tròn vào chữ cái ứng với câu trả lời mà em cho là đúng.

1. Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là

A. Phật giáo.                                                   B. Bà La Môn giáo. 

C. Hồi giáo.                                                    D. Thiên Chúa giáo.

Đáp án: B

Giải thích: Bà La Môn giáo là tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ (SGK – trang 43).

2. Tôn giáo nào do Thích Ca Mâu Ni sáng lập?

A. Phật giáo                                                    

B. Hin-đu giáo. 

C. Hồi giáo.                                                    

D. Thiên Chúa giáo.

Đáp án: A

Giải thích: Phật giáo do Sít-đác-ta Gô-ta-ma (Thích Ca Mâu Ni) sáng lập ra (SGK – trang 43).

3. Chữ viết của người Ấn Độ là

A. chữ La Mã. 

B. chữ tượng hình. 

C. chữ Phạn.

D. chữ hình đinh.

Đáp án: C

Giải thích: Chữ viết của người Ấn Độ là chữ Phạn (SGK – trang 43).

4. Tác phẩm Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta thuộc thể loại văn học nào?

A. Sử thi. 

B. Truyện ngắn. 

C. Truyền thuyết.

D. Văn xuôi.

Đáp án: A

Giải thích: Tác phẩm Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta thuộc thể loại sử thi.

5. Ngày nay, các chữ số từ 0 đến 9 do người Ấn Độ phát minh còn được gọi là hệ số nào?

A. Số Ấn Độ. 

B. Số Ả Rập. 

C. Số Hy Lạp.

D. Số Ai Cập.

Đáp án: B

Giải thích: Ngày nay, các chữ số từ 0 đến 9 do người Ấn Độ phát minh còn được gọi là hệ số Ả Rập.

6. Công trình kiến trúc nổi bật của Ấn Độ cổ đại là

A. Chùa hang A-gian-ta. 

B. Vạn Lý Trường Thành. 

C. Thành cổ A-sô-ca.

D. Vườn treo Ba-bi-lon.

Đáp án: A

Giải thích: Công trình kiến trúc nổi bật của Ấn Độ cổ đại là chùa hang A-gian-ta.

Câu 4 trang 27 sách bài tập Lịch Sử 6: Vẽ sơ đồ tư duy về các thành tựu tiêu biểu của văn hoá Ấn Độ cổ đại theo gợi ý sau:

Bài 8: Ấn Độ cổ đại

 

Lời giải:

Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 6: Ai Cập cổ đại

Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại

Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Bài 10: Hy Lạp cổ đại

Bài 11: La Mã cổ đại

Câu hỏi liên quan

Đáp án: A
Xem thêm
Đáp án: B
Xem thêm
Đáp án: C
Xem thêm
Đáp án: B
Xem thêm
Đáp án: A
Xem thêm
Đáp án: A
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ấn Độ cổ đại sbt CTST
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!