Sách bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc
thời Bắc thuộc
A. Nâng cao đời sống văn hoá cho người Việt.
B. Làm phong phú thêm nền văn hoá cho người Việt.
C. Đồng hoá về văn hoá đối với người Việt.
D. Biến nước ta trở thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích: Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta nhằm mục đích đồng hoá về văn hoá đối với người Việt (SGK – trang 82).
A. nhiều lớp từ Hán và chữ Hán.
B. chữ La-tin.
C. chữ Phạn.
D. chữ Chăm cổ.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích: Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm nhiều lớp từ Hán và chữ Hán (SGK – trang 84).
Câu 3 trang 32 sách bài tập Lịch Sử 6: Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã
A. đi học chữ Hán và viết chữ Hán.
B. không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai.
C. chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình.
D. tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích: Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên (SGK – trang 84).
A. Phật giáo và Nho giáo.
B. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.
C. Nho giáo và Thiên Chúa giáo.
D. Đạo giáo và Thiên Chúa giáo.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích: Dưới thời Bắc thuộc, Phật giáo và Nho giáo được tiếp nhận một cách tự nhiên cùng với văn hoá truyền thống của người Việt (SGK – trang 84).
A. học theo lễ nghi, phong tục, tập quán của nhà Hán.
B. bài trừ, không theo lễ nghi, phong tục, tập quán của nhà Hán.
C. sinh hoạt theo nếp sống riêng, không theo lễ nghi, phong tục, tập quán của nhà Hán.
D. duy trì nếp sống riêng, nhưng có tiếp thu và cải biến một số phong tục, tập quán cho phù hợp.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích: Trước sự đồng hoá về văn hoá của các triều đại phong kiến phương Bắc, người Việt đã duy trì nếp sống riêng, nhưng có tiếp thu và cải biến một số phong tục, tập quán cho phù hợp (SGK – trang 84).
Lời giải:
- Một số phong tục, tín ngưỡng, lễ hội của người Việt từ thời Văn Lang, Âu Lạc được gìn giữ và phát triển trong thời Bắc thuộc:
+ Tục ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình…
+ Tục làm bánh chưng, bánh giày trong các dịp lễ tết.
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; thờ cúng anh hùng dân tộc.
+ Hội làng (hội ngày mùa, đua thuyền, thi tài, đấu vật,...).
Lời giải:
Hình ảnh |
Những yếu tố văn hóa tiếp thu từ bên ngoài |
Những yếu tố văn hóa bản địa của người Việt |
Hình 16.1. Ấm gốm men có vòi hình đầu gà |
- Kĩ thuật gốm men của người Hán |
- Vòi ấm trang trí hình đầu gà, con vật gần gũi của người Việt. |
Hình 16.2. Trống đồng Tân Long |
- Hoa văn trang trí trên trống đồng: lá đề, chim phượng… |
- Kĩ thuật đúc đồng |
Hình 16.3. Chuông đồng Thanh Mai |
- Phật giáo. - Thân chuông có khắc chữ Hán. |
- Kĩ thuật đúc đồng. |
Hình 16.4. Bia Xá lợi tháp minh |
- Phật giáo. - Chữ Hán. |
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (Từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X)