Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường | SBT Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

1900.edu.vn xin giới thiệu giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Câu 1 trang 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng nhất.

a) trang 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Điền vào chỗ trống

Cạnh tranh là ................ về kinh tế giữa các …………... nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

A. sự tranh đua/ chủ thể kinh tế

B. sự tranh giành/ chủ thể kinh tế

C. sự ganh đua/ nhà sản xuất

D. sự tranh giành/ nhà sản xuất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

b) trang 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là do

A. tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập.

B. tồn tại một chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập.

C. tồn tại nhiều doanh nghiệp tư nhân.

D. tồn tại nhiều doanh nghiệp do Nhà nước quản lí.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

c) trang 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?

A. Sự chênh lệch về trình độ nguồn nhân lực.

B. Sự khác biệt về nguồn vốn ban đầu.

C. Sự khác nhau về chi phí sản xuất.

D. Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

d) trang 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc làm nào dưới đây được pháp luật cho phép trong cạnh tranh?

A. Tích trữ hàng hoá để chờ tăng giá.

B. Khai báo không đúng mặt hàng kinh doanh.

C. Bỏ nhiều vốn để đầu tư kinh doanh.

D. Bỏ qua những quy định về môi trường trong sản xuất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

e) trang 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?

A. Bảo vệ môi trường tự nhiên

B. Đa dạng hoá các quan hệ kinh tế

C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

D. Nâng cao chất lượng cuộc sống.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 7 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em tán thành hay không tán thành với quan điểm nào dưới đây? Vì sao?

a. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa những người sản xuất kinh doanh.

b. Muốn cạnh tranh thành công phải tìm cách làm cho đối thủ cạnh tranh suy yếu.

c. Trong một cơ sở kinh doanh, cần tăng cường hợp tác kết hợp với tạo ra mỗi trường cạnh tranh giữa các nhân viên.

d. Cạnh tranh chỉ diễn ra ở lĩnh vực trao đổi, mua bán hàng hoá.

Lời giải:

a. Không tán thành, vì cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa những người sản xuất kinh doanh với nhau mà còn có thể diễn ra giữa những người tiêu dùng.

b. Không tán thành, vì cạnh tranh lành mạnh cần tôn trọng đối thủ, tìm cách vượt qua đối thủ, không phải là tìm cách làm cho đối thủ suy yếu.

c. Tán thành, vì các nhân viên trong một cơ sở kinh doanh cần tăng cường hợp tác với nhau để tạo ra sức mạnh nhưng cũng cần có cơ chế cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh để tạo động lực phát triển.

d. Không tán thành, vì cạnh tranh không chỉ diễn ra trong trao đổi, mua bán hàng hoá mà còn có thể diễn ra trong sản xuất.

Câu 3 trang 7 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết cạnh tranh có vai trò như thế nào trong các trường hợp sau đây:

a. Tổng công ty May G đầu tư mua sắm các thiết bị kĩ thuật may tiên tiến nhất A để cạnh tranh với các thương hiệu may nổi tiếng trên thế giới.

b. Tập đoàn X đưa ra thị trường sản phẩm điện thoại mới có tính năng nổi trội so với các sản phẩm cạnh tranh đang bán trên thị trường.

Lời giải:

- Trường hợp a) Cạnh tranh có vai trò thúc đẩy sự đầu tư của doanh nghiệp, làm doanh nghiệp phải thay đổi công nghệ để có thể theo kịp với thời đại

- Trường hợp b) Cạnh tranh thúc đẩy sự đổi mới, cải tiến, phải tạo ra những sản phẩm mới để không bị lùi về sau.

Câu 4 trang 7 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể kinh tế trong những trường hợp dưới đây:

a. Nhận thấy nhiều khách hàng thích mua sản phẩm thương hiệu V, bà S cũng làm ra sản phẩm tương tự và trưng biển bán sản phẩm thương hiệu V.

b. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp phân phối hàng hoá trong nước có xu hướng liên kết với nhau để cạnh tranh với các tập đoàn thương mại quốc tế.

c. Mới mở cửa hàng kinh doanh rau quả, bà B đã tìm cách tạo ra phong cách bán hàng chuyên nghiệp, chuẩn bị các mặt hàng tươi ngon, phong phú hơn các đối thủ cạnh tranh trong chợ.

d. Các cơ sở sản xuất trong làng nghề Q cạnh tranh nhau trong thu hút lao động có tay nghề cao, tìm kiếm đối tác để bán sản phẩm nhưng luôn hợp tác với nhau trong việc quảng bá hình ảnh của làng nghề ra thị trường trong nước và thế giới.

Lời giải:

Trường hợp a) Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lấy thương hiệu của người khác thành của mình để thu lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của đối thủ cạnh tranh là cơ sở thương hiệu V. Trường hợp sản phẩm của bà S kém hơn chất lượng sản phẩm thương hiệu V làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng đồng thời làm mất uy tín, lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu V,...

- Trường hợp b) Đây là việc làm cần thiết, muốn cạnh tranh với những tập đoàn phân phối lớn trên thế giới, các doanh nghiệp phân phối hàng hoá trong nước cần liên kết lại với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Trường hợp c) Đây là việc làm cần thiết, bà B đã ý thức được sự cần thiết phải cạnh tranh, nghiên cứu đối thủ và tìm cách tạo ra ưu thế so với đối thủ với phong cách bán hàng và các sản phẩm phong phú tươi ngon hơn.

- Trường hợp d) Đây là việc làm cần thiết, trong kinh doanh các cơ sở sản xuất vẫn cạnh tranh với nhau trên nhiều phương diện: thu hút lao động giỏi, tìm đối tác bán sản phẩm, tìm đối tác cung ứng nguồn nguyên vật liệu,... nhưng liên kết với nhau để quảng bá thương hiệu làng nghề là cùng giúp nhau cạnh tranh với các đối thủ khác ở bên ngoài làng nghề để cùng tồn tại và phát triển.

Câu 5 trang 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Giải đáp thắc mắc

a) trang 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Để chuẩn bị khai trương cửa hàng kinh doanh quần áo trẻ em, chị H đã tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ của những cửa hàng kinh doanh cùng mặt hàng với mình như: họ cung cấp sản phẩm với giá thấp hay cao, khách hàng của họ có đặc điểm gì?

Theo em, vì sao chị H phải làm như vậy?

Lời giải:

Khi tham gia thị trường, chị H phải quan tâm đến đối thủ cạnh tranh của mình là những cửa hàng cùng kinh doanh quần áo trẻ em, phân tích những sản phẩm họ đang bán (giá cả thế nào, khách hàng của họ là những ai?) để từ đó lên kế hoạch kinh doanh của mình cho phù hợp.

b) trang 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Là một doanh nghiệp nhỏ kinh doanh giày dép, nguồn vốn có hạn, Công ty A chọn cách chỉ tập trung đầu tư quảng bá một sản phẩm doanh nghiệp có thể cạnh tranh được với các tập đoàn lớn là giày nữ đế màu đỏ cỡ số 36.

Theo em, vì sao Công ty A thực hiện chiến lược này?

Lời giải:

Là một doanh nghiệp nhỏ, Công ty A phải tìm cách để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Việc tập trung vào một sản phẩm mình có thế mạnh, nhiều người tiêu dùng quan tâm là cách làm đúng, phù hợp với điều kiện kinh doanh cụ thể để tồn tại và phát triển.

Câu 6 trang 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy liệt kê những điều doanh nghiệp cần chú ý khi phân tích đối thủ cạnh tranh của mình.

Lời giải:

- Những điều doanh nghiệp cần chú ý khi phân tích đối thủ cạnh tranh của mình:

+ Sản phẩm và dịch vụ: Xem xét các sản phẩm, dịch vụ mà đối thủ cung cấp và so sánh chúng với sản phẩm và dịch vụ của mình. Điều này giúp xác định điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ.

+ Thị phần: Đánh giá thị phần mà đối thủ đang chiếm giữ trong ngành. Xem xét xem liệu họ đang tăng trưởng hay giảm đi và tìm hiểu nguyên nhân.

+ Chiến lược tiếp thị và quảng cáo: Xem xét các chiến lược tiếp thị và quảng cáo mà đối thủ áp dụng. Xác định xem liệu công ty đối thủ có đang sử dụng các chiến lược tiếp thị hiệu quả và làm thế nào để nâng cao phản hồi từ khách hàng.

+ Giá cả: Xem xét các mức giá mà đối thủ đang áp dụng và so sánh chúng với mức giá của doanh nghiệp mình. Tìm hiểu xem liệu giá cả có thể trở thành một lợi thế hoặc vấn đề cạnh tranh cho doanh nghiệp.

+ Khả năng cạnh tranh: Đánh giá khả năng cạnh tranh của đối thủ, bao gồm các yếu tố như sự đổi mới, tài chính, quy mô, quan hệ khách hàng và hợp tác với đối tác.

+ Phản hồi khách hàng: Xem xét phản hồi và đánh giá từ khách hàng về đối thủ. Điều này giúp hiểu được những gì khách hàng đánh giá cao và những điểm yếu của đối thủ.

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

Bài 3: Lạm phát

Bài 4: Thất nghiệp

Bài 5: Thị trường lao động và việc làm

Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Câu hỏi liên quan

Đáp án đúng là: C
Xem thêm
Đáp án đúng là: D
Xem thêm
Đáp án đúng là: A
Xem thêm
Đáp án đúng là: C
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường sbt KNTT
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!