Sách bài tập KHTN 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Nguyên tố hóa học

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3 từ đó học tốt môn KHTN 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 8

Bài 3.1 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Số … là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học”.

A. electron.                     

B. proton.

C. neutron.                      

D. neutron và electron.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Số proton là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học.

Bài 3.2 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hiện nay, số nguyên tố hóa học trong tự nhiên là

A. 110.                 

B. 102.                  

C. 98.                    

D. 82.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Hiện nay có 98 nguyên tố hóa học trong tự nhiên.

Bài 3.3 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7: Kí hiệu hóa học của kim loại calcium là

A. Ca.                    B. Zn.                   

C. Al.                     D. C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Kí hiệu hóa học của kim loại calcium là: Ca.

Bài 3.4 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có …

A. cùng số neutron trong hạt nhân.

B. cùng số proton trong hạt nhân.

C. cùng số electron trong hạt nhân.

D. cùng số proton và neutron trong hạt nhân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.

Bài 3.5 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hoàn thành bảng sau:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài 3.6 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7: Khi thổi một quả bóng bay bằng hơi thở của chúng ta thì bóng bay chỉ bay là là trên nền nhà, nhưng nếu bơm vào bóng một chất khí X thì bóng bay sẽ bay lên cao nếu ta không giữ chặt. Em hãy tìm hiểu thông tin chất khí nói trên và những ứng dụng khác của khí này trong đời sống.

Lời giải:

Chất khí X là khí helium.

Trong đời sống, helium có nhiều ứng dụng như: sử dụng làm nhiên liệu để làm mát do nhiệt độ thấp. Độ dẫn nhiệt đặc biệt rất cao trong sản xuất chất bán dẫn. Helium được sử dụng trong việc tạo ra màn hình LCD, trong quá trình chế tạo các chip bán dẫn …

Bài 3.7 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong đời sống, chúng ta biết rằng, kim cương với vẻ ngoài sáng bóng, lấp lánh và có độ cứng lớn nhất trong tự nhiên, còn than chì (graphite) có màu đen, bóng và mềm. Chúng có tính chất trái ngược nhau nhưng lại thuộc cùng nguyên tố X.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Em hãy tra cứu từ sách vở, tạp chí hay internet để:

a) Tìm hiểu nguyên tố này là gì, tên gọi và kí hiệu hóa học được viết như thế nào;

b) Giới thiệu vài ứng dụng trong đời sống của hai vật thể nêu trên.

Lời giải:

a) Kim cương và than chì (graphite) có tính chất trái ngược nhau nhưng lại thuộc cùng nguyên tố carbon, kí hiệu hóa học là C.

b) Một số ứng dụng của kim cương: làm đồ trang sức, chế tạo mũi dao cắt kim loại, cắt kính …

Một số ứng dụng của than chì: làm nhiên liệu, chế tạo điện cực, bút chì …

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 9

Bài 3.8 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7: Biết rằng 4 nguyên tử magnesium nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X. Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Theo bài ra ta có:

(NTK Mg). 4 = (NTK X).3

⇔ 24 . 4 = (NTK X).3 ⇔ NTK X = 32 (amu).

Vậy nguyên tố X là lưu huỳnh (sulfur), kí hiệu là S.

Bài 3.9 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho biết sơ đồ nguyên tử của bốn nguyên tố như sau:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của 4 nguyên tố.

Lời giải:

a) Nguyên tố beryllium, kí hiệu là Be.

b) Nguyên tố boron, kí hiệu là B.

c) Nguyên tố magnesium, kí hiệu là Mg.

d) Nguyên tố phosphorus, kí hiệu là P.

Bài 3.10 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho biết sơ đồ hai nguyên tử như hình dưới đây:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Nêu sự giống và khác nhau về thành phần hạt nhân của hai nguyên tử.

b) Giải thích vì sao nói được hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.

Lời giải:

a) Sự giống và khác nhau về thành phần hạt nhân của hai nguyên tử:

- Giống nhau: Đều có 2 proton trong hạt nhân.

- Khác nhau: Số neutron của mỗi nguyên tử là khác nhau (một nguyên tử có 2 neutron; một nguyên tử có 1 neutron).

b) Hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì có cùng số proton trong hạt nhân.

Nguyên tố hóa học này là helium. Kí hiệu He.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 10

Bài 3.11 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7: Các em hãy tìm hiểu về sự kì diệu của các nguyên tố hóa học bằng video clip hoặc đọc sách “Sự kì diệu của các nguyên tố hóa học” của tác giả Robert Winston. Từ đó, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ về đề tài “Mô tả vai trò của các nguyên tố hóa học trong cuộc sống con người”.

Lời giải:

Nguyên tố là sự khởi đầu và kết thúc của vạn vật. Các nguyên tố hóa học có vai trò rất quan trọng đối với sự sống và phát triển của con người. Bốn nguyên tố carbon (C), oxygen (O), hydrogen (H) và nitrogen (N) chiếm khoảng 96% trọng lượng cơ thể người, các nguyên tố phosphorous (P), lưu huỳnh (sulfur, S), calcium (Ca) và potassium (K) …  chiếm xấp xỉ 4%. Một số nguyên tố hóa học tồn tại trong cơ thể người với hàm lượng rất nhỏ nhưng lại là nguyên tố cần thiết cho con người như Fe (iron); I (iodine)…

Bài 3.12 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7: Muối ăn được dùng hàng ngày và có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Em hãy tìm hiều thành phần hóa học của muối ăn (gồm các nguyên tố hóa học nào) và nêu cách sử dụng muối ăn như thế nào cho khoa học và tốt cho sức khỏe.

Lời giải:

- Muối ăn đã được chế biến có thành phần bao gồm 2 nguyên tố chủ yếu là sodium và chlorine.

Trong muối có chứa natri (sodium) – chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Muối thường được loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua tuyến mồ hôi và đi tiểu và được đưa vào cơ thể từ muối có trong thực phẩm chúng ta ăn. Cách sử dụng muối ăn khoa học:

+ Chỉ nên ăn dưới 6 gam muối mỗi ngày. Đối với người cao huyết áp, tim mạch chỉ nên dùng tối đa 2 – 4 gam muối/ ngày.

+ Trẻ em, người già và phụ nữ có thai nên dùng ở tỉ lệ thấp hơn. Sử dụng muối không đúng liều lượng có thể gây ra nhiều bệnh tật nên thận trọng không ăn quá nhạt hoặc quá mặn.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Phương pháp học tập môn Khoa học tự nhiên

Bài 2: Nguyên tử

Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Câu hỏi liên quan

Đáp án đúng là: B
Xem thêm
Đáp án đúng là: A
Xem thêm
Chất khí X là khí helium.
Xem thêm
Đáp án đúng là: B
Xem thêm
Đáp án đúng là: C
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Nguyên tố hóa học CTST
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!