Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Nam châm điện
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 56
Bài 21.1 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nam châm điện có cấu tạo gồm
A. một lõi kim loại bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện.
B. một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện.
C. một lõi vật liệu bất kì bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện.
D. một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn không có lớp vỏ cách điện.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Nam châm điện có cấu tạo gồm một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện.
Bài 21.2 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nếu ta thay nam châm thẳng bằng nam châm hình chữ U có lõi sắt cùng loại và giữ nguyên dòng điện thì
A. lực hút sẽ yếu đi.
B. lực hút sẽ mạnh lên.
C. lực hút không thay đổi vì dòng điện không
D. từ trường trong lõi sắt sẽ yếu đi vì phải chia làm hai. thay đổi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Nếu ta thay nam châm thẳng bằng nam châm hình chữ U có lõi sắt cùng loại và giữ nguyên dòng điện thì lực hút sẽ mạnh lên.
Bài 21.3 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nam châm điện có lợi thế hơn so với nam châm vĩnh cửu do nam châm điện
A. không phân chia cực Bắc và cực Nam.
B. mất từ tính khi không còn dòng điện chạy qua.
C. nóng lên khi có dòng điện chạy qua.
D. có kích cỡ nhỏ hơn nam châm vĩnh cửu.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Nam châm điện có lợi thế hơn so với nam châm vĩnh cửu do nam châm điện mất từ tính khi không còn dòng điện chạy qua.
Bài 21.4 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nam châm điện nào dưới đây có lực từ mạnh nhất? (với ampe (A) là đơn vị đo cường độ dòng điện và n là số vòng dây).
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Lực từ của nam châm phụ thuộc vào số vòng cuốn dây, số vòng cuốn càng nhiều thì lực từ càng mạnh.
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 57
Bài 21.5 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi ta đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua?
Lời giải:
Một thanh thép khi ta đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua thì thanh thép sẽ trở thành một nam châm.
Bài 21.6 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một cần cẩu điện có thể tạo lực từ lớn và nâng được các container nặng đến hàng chục tấn. Theo em, làm thế nào để tăng lực từ của cần cẩu điện này?
Lời giải:
Để tăng độ mạnh của lực hút, người ta tăng độ mạnh (cường độ) của dòng điện.
Bài 21.7 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một học sinh thực hiện thí nghiệm được mô tả như hình dưới dây. Học sinh này kết luận nam châm điện có thể hút được quả cân bằng đồng thau. Theo em, kết luận đó có đúng không? Giải thích vì sao.
Lời giải:
Kết luận này không đúng vì nam châm hút miếng thép đỡ quả cân chứ không phải hút quả cân bằng đồng thau.
Bài 21.8 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy kể tên một số thiết bị có ứng dụng nam châm điện.
Lời giải:
Một số thiết bị có sử dụng nam châm điện là rơle, chuông điện, …
Bài 21.9 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một học sinh làm một nam châm điện đơn giản như sau:
Vật liệu: Một đinh sắt dài 10 cm, dây điện nhỏ dài 2 m (có vỏ bọc), ba viên pin, công tắc điện, một số ghim giấy bằng sắt.
- Dùng dây điện quấn xung quanh đinh sắt khoảng 30 vòng.
- Dùng nguồn điện gồm 1 viên pin mắc vào hai đầu dây dẫn, quan sát số ghim giấy mà đinh sắt hút được.
- Thay bằng nguồn điện gồm 2 viên pin, so sánh số ghim giấy mà đinh sắt hút được so với hai trường hợp trên.
Từ thí nghiệm, học sinh này rút ra kết luận: Lực từ của nam châm điện càng mạnh khi dòng điện qua ống dây dẫn quấn quanh đinh sắt càng lớn.
Em có đồng ý với kết luận trên hay không?
Lời giải:
Kết luận của học sinh là đúng. Em có đồng ý với kết luận trên.
Bài 21.10 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho hai ống dây như nhau, một ống có lõi sắt và một ống không có lõi sắt. Cho dòng điện có cùng cường độ đi qua hai ống dây. Dựa vào đường sức từ trường mô tả ở hình dưới đây, em hãy giải thích vì sao nam châm điện cần có lõi sắt.
Lời giải:
Đường sức từ ở cuộn dây có lõi sắt sít nhau hơn nên có từ trường mạnh hơn từ trường của cuộn dây không có lõi sắt. Do đó lực từ ở cuộn dây có lõi sắt cũng mạnh hơn. Vì vậy, nam châm điện cần phải có lõi sắt để tăng tác dụng từ.
Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 19: Từ trường
Bài 20: Từ trường Trái Đất - sử dụng la bàn
Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Bài 23: Quang hợp ở thực vật
Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh
Câu hỏi liên quan
Kết luận của học sinh là đúng. Em có đồng ý với kết luận trên.
Xem thêm
Một số thiết bị có sử dụng nam châm điện là rơle, chuông điện, …
Xem thêm
Một thanh thép khi ta đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua thì thanh thép sẽ trở thành một nam châm.
Xem thêm
Đáp án đúng là: B
Nam châm điện có lợi thế hơn so với nam châm vĩnh cửu do nam châm điện mất từ tính khi không còn dòng điện chạy qua.
Xem thêm
Để tăng độ mạnh của lực hút, người ta tăng độ mạnh (cường độ) của dòng điện.
Xem thêm
Kết luận này không đúng vì nam châm hút miếng thép đỡ quả cân chứ không phải hút quả cân bằng đồng thau.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Nam châm điện sbt
Được cập nhật 19/02/2024
206 lượt xem