Sách bài tập KHTN 7 (Cánh diều) Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu từ đó học tốt môn KHTN 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu

Giải SBT Khoa học tự nhiên trang 3

Bài 1 trang 3 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một nhóm học sinh lớp 7 tìm hiểu về “Độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau của cùng một người”.

a) Hãy sắp xếp các nội dung sau đây theo tiến trình tìm hiểu tự nhiên ở hình 1.SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu - Cánh diều (ảnh 1)

Hình 1

- Một bạn đi bộ 20 bước, một bạn đo chiều dài các bước chân của bạn đi bộ. Bạn còn lại ghi các số đo vào trong vở. Lặp lại hai lần nữa.

- Mỗi người có độ dài chân xác định. Độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau của cùng một người có bằng nhau không?

- Với cùng một người, độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau sẽ bằng nhau.

- Từ số liệu thu được thấy rằng độ dài của một bước chân ở mỗi lần đi bộ không bằng nhau.

Lần đi bộ

Độ dài bước chân (cm)

1

36,5

2

36

3

37

b) Viết báo cáo kết quả tìm hiểu của nhóm học sinh trên.

Lời giải:

a) Tiến trình như sau:

Quan sát, đặt câu hỏi:

- Mỗi người có độ dài chân xác định. Độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau của cùng một người có bằng nhau không?

Xây dựng giả thuyết:

- Với cùng một người, độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau sẽ bằng nhau.

Kiểm tra giả thuyết:

- Một bạn đi bộ 20 bước, một bạn đo chiều dài các bước chân của bạn đi bộ. Bạn còn lại ghi các số đo vào trong vở. Lặp lại hai lần nữa.

Lần đi bộ

Quãng đường đi 20 bước (m)

1

7,3

2

7,2

3

7,4

Phân tích kết quả:

- Từ số liệu thu được thấy rằng độ dài của một bước chân ở mỗi lần đi bộ không bằng nhau.

Lần đi bộ

Độ dài bước chân (cm)

1

36,5

2

36

3

37

b) Học sinh có thể tham khảo mẫu báo cáo sau:

Tên báo cáo:

ĐỘ DÀI MỖI BƯỚC CHÂN TRONG CÁC LẦN ĐI BỘ KHÁC NHAU

          Tên người báo cáo: ……………………………………………..

Mục đích

Tìm hiểu xem quãng đường đi được và độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau có luôn bằng nhau không.

Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp

- Thước dây, vở ghi, bút.

- Một bạn đi bộ 20 bước, một bạn đo chiều dài 20 bước chân của bạn đi bộ. Bạn còn lại ghi các số đo vào vở.

- Đo 3 lần với cùng một bạn đi bộ.

Kết quả và thảo luận

Kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Lần đi bộ

Quãng đường đi 20 bước (m)

1

7,3

2

7,2

3

7,4

Từ bảng thấy rằng quãng đường mỗi lần đi không bằng nhau.

Tính được độ dài mỗi bước chân trong mỗi lần đi bộ như kết quả ở bảng sau:

Lần đi bộ

Độ dài bước chân (cm)

1

36,5

2

36

3

37

Kết luận

Với cùng một người đi bộ, độ dài bước chân trong các lần đi không bằng nhau.

Bài 2 trang 3 SBT Khoa học tự nhiên 7:

a) Đề xuất và thực hiện một tiến trình tìm hiểu về: “Ảnh hưởng của ánh sáng đến kích thước của quả cà chua”.

b) Đề xuất cách dùng dây chỉ và thước thẳng có độ chia nhỏ nhất là 1 mm để đo chu vi quả cà chua.

Lời giải:

a) Tùy theo điều kiện cụ thể để chọn dụng cụ cho phù hợp với thí nghiệm.

Có thể tham khảo tiến trình sau đây:

Quan sát, đặt câu hỏi

- Thông qua quan sát các cây trong vườn, nhận thấy rằng những cây được nhận nhiều ánh sáng Mặt Trời có vẻ phát triển hơn những cây nhận được ít ánh sáng Mặt Trời.

- Lượng ánh sáng Mặt Trời mà cây cà chua nhận được có ảnh hưởng đến kích thước của quả cà chua không?

Xây dựng giả thuyết

- Suy luận: Cây cà chua cần ánh sáng Mặt Trời để tạo ra thức ăn thông qua quá trình quang hợp, nhiều ánh sáng hơn nghĩa là nhiều thức ăn hơn.

- Từ đây đưa ra giả thuyết: Cây cà chua nhận được đủ ánh sáng Mặt Trời sẽ phát triển tốt hơn và quả của nó có kích thước lớn hơn quả của cây cà chua không nhận đủ ánh sáng Mặt Trời.

Kiểm tra giả thuyết

Trồng 10 cây cà chua non có hình dạng, kích thước gần giống nhau vào 10 chậu chứa lượng đất bằng nhau. Để 5 chậu cây ở nơi không có ánh sáng Mặt Trời, 5 chậu cây ở nơi có ánh sáng Mặt Trời. Giữ ẩm đất.

- Khi cây có quả, giữ lại mỗi cây từ 2 đến 3 quả, đo chu vi quả cà chua của cây mỗi ngày.

- Ghi số liệu vào bảng:

Số thứ tự cây cà chua ở nơi đủ ánh sáng mặt trời

Chu vi quả cà chua (cm)

Quả số 1

Quả số 2

Quả số 3

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

5

 

 

 

Số thứ tự cây cà chua ở nơi không có ánh sáng mặt trời

Chu vi quả cà chua (cm)

Quả số 1

Quả số 2

Quả số 3

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

5

 

 

 

 Phân tích kết quả

Từ các bảng trên rút ra kết luận quả cà chua ở loại cây nào sẽ có chu vi lớn hơn.

b) Đề xuất cách dùng dây chỉ và thước thẳng có độ chia nhỏ nhất là 1 mm để đo chu vi quả cà chua:

Dùng dây chỉ (mềm, không co giãn) quấn quanh quả cà chua 1 vòng, rồi đo chiều dài sợi dây chỉ bằng thước thẳng ta được chu vi quả cà chua.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Nguyên tử

Bài 2: Nguyên tố hóa học

Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!