Sách bài tập KHTN 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 38. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Bài 38.1 trang 116 sách bài tập KHTN 6: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Một hành tinh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao.

B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung. 

C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.

D. Quả táo rơi từ trên cây xuống. 

Lời giải:

- Trường hợp liên quan đến lực tiếp xúc: Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.

 Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Vì bàn tay của thủ môn tiếp xúc với của bóng và quả bóng chịu tác dụng của lực bàn tay.

- Các phương án A, B, D đều chịu tác dụng của lực hút Trái Đất là lực không tiếp xúc.

Chọn đáp án C.

Bài 38.2 trang 116 sách bài tập KHTN 6: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

A. Vận động viên nâng tạ. 

B. Người dọn hàng đầy thùng hàng trên sân. 

C. Giọt mưa đang rơi.

D. Bạn Na đóng đinh vào tường. 

Lời giải:

A: Tay của vận động viên tiếp xúc với tạ tác dụng một lực nâng tạ lên => liên quan lực tiếp xúc.

B. Tay của người dọn hàng tiếp xúc với thùng hàng tác dụng lực đẩy làm thùng hàng chuyển động => liên quan lực tiếp xúc.

C. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên giọt mưa không có sự tiếp xúc nào => liên quan lực không tiếp xúc

D. Búa tiếp xúc với đinh, tác dụng một lực đẩy làm đinh ngập sâu vào tường => liên quan lực tiếp xúc.

Chọn đáp án C.

Bài 38.3 trang 116 sách bài tập KHTN 6: Bạn An cho rằng, những vật chỉ tác dụng lên nhau khi nó tiếp xúc với nhau. An nói như thế có đúng không?

Lời giải:

Bạn An nói như thế là không đúng. Các vật không tiếp xúc với nhau vẫn có thể tác dụng lên nhau.

Ví dụ như: 

- Nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt: 

Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

- Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng:

Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Nhờ có lực hấp dẫn mà mặt trăng mới quay quanh được Trái Đất.

Bài 38.4 trang 116 sách bài tập KHTN 6: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?

a) Người thợ đóng cọc xuống đất.

b) Viên đá rơi. 

Lời giải:

a) Người thợ đóng cọc xuống đất là hoạt động xuất hiện lực tiếp xúc vì người thợ gây ra lực, lực này có điểm tiếp xúc giữa dụng cụ đóng cọc với cọc.

b) Viên đá rơi là do chịu tác dụng của lực hút Trái Đất => là hoạt động xuất hiện lực không tiếp xúc.

Bài 38.5 trang 116 sách bài tập KHTN 6: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc?

a) Bạn Lan dùng tay bẻ cong chiếc thước nhựa. 

b) Nam châm hút viên bi sắt.

Lời giải:

Hoạt động xuất hiện lực không tiếp xúc là: b) Nam châm hút viên bi sắt.

+ Vì nam châm gây ra lực không tiếp xúc với viên bi sắt chịu tác dụng của lực.

Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

+ Còn “a) Bạn Lan dùng tay bẻ cong chiếc thước nhựa”: bạn Lan gây ra lực có tiếp xúc vì tay của bạn Lan tiếp xúc với thước nhựa và tác dụng lực lên thước tại điểm tiếp xúc.

Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Xem thêm các bài giải SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc CTST
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!