Sách bài tập KHTN 6 (Cánh diều) Bài 15: Khóa lưỡng phân

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Khóa lưỡng phân sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 15. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 15: Khóa lưỡng phân

Bài 15.1 trang 40 sách bài tập KHTN 6: Xây dựng khóa lưỡng phân không dựa trên đặc điểm nào dưới đây?

A. Đặc điểm hình dạng

B. Đặc điểm kích thước

C. Đặc điểm kích thích và phản ứng

D. Đặc điểm cấu trúc

Lời giải:

Đáp án: C

Đặc điểm kích thích phản ứng cần tiếp xúc trực tiếp mà không thể quan sát thông qua hình ảnh nên không sử dụng để xây dựng khóa lưỡng phân.

Bài 15.2 trang 40 sách bài tập KHTN 6: Một khóa lưỡng phân có mấy lựa chọn ở mỗi nhánh?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Đáp án: A

Mỗi khóa lưỡng phân có hai lựa chọn ở mỗi nhánh nên người ta cần chia các sinh vật cần phân chia thành hai nhóm.

Bài 15.3 trang 40 sách bài tập KHTN 6: Các nhà khoa học sử dụng khóa lưỡng phân để

A. phân chia sinh vật thành từng nhóm

B. xây dựng thí nghiệm

C. xác định loài sinh sản vô tính hay hữu tính

D. dự đoán thế hệ sau

Lời giải:

Đáp án: A

Các nhà khoa học sử dụng khóa lưỡng phân với mục đích phân chia sinh vật thành các nhóm để dễ tìm kiếm và xác định quan hệ họ hàng với các loài sinh vật khác.

Bài 15.4 trang 40 sách bài tập KHTN 6: Công cụ nào không hữu ích trong việc xác định các đặc điểm của sinh vật khi xây dựng khóa lưỡng phân?

A. Kính lúp cầm tay

B. Kính viễn vọng

C. Kính hiển vi

D. Thước mét

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 15.5 trang 40 sách bài tập KHTN 6: Cho bảng khóa lưỡng phân sau:

Các bước

Đặc điểm

Tên cây

1.a

1.b

Lá không xẻ thành nhiều thùy

(Đi tới bước 2)

Lá xẻ thành nhiều thùy hoặc lá xẻ thành nhiều lá con

(Đi tới bước 3)

2.a

2.b

Lá có mép lá nhẵn

Bèo nhật bản

Lá có mép răng cưa

Cây ô rô

3.a

3.b

Lá xẻ thành nhiều thùy, các thùy xẻ sâu

Cây sắn

Lá xẻ thành nhiều thùy là những lá con, xếp dọc hai bên cuống lá

Cây hoa hồng

Theo khóa lưỡng phân trên, cây có lá không xẻ thành nhiều thùy và mép lá răng cưa là

A. cây sắn                      B. Cây hoa hồng

C. Cây ô rô                     D. Bèo nhật bản

Lời giải:

Đáp án: C

Sau khi hoàn thành bước 1 ta có nhóm cây có lá không xẻ thành nhiều thùy là bèo nhật bản và cây ô rô, trong đó, lá có mép răng cưa là cây ô rô.

Bài 15.6 trang 41 sách bài tập KHTN 6: Xây dựng khóa lưỡng phân phân loại các loài động vật sau: rắn, cá sấu, rùa, nhện, kiến, dơi.

Lời giải:

Bước

 

Tên động vật

1

a. Có cánh

Dơi

b. Không có cánh

Đi tới bước 2

2

a. Có chân

Đi tới bước 3

b. Không có chân

Rắn

3

a. Có xương sống

Đi tới bước 4

b. Không xương sống

Đi tới bước 5

4

a. Có mai

Rùa

b. Không có mai

Cá sấu

5

a. Có 3 đôi chân

Kiến

b. Có nhiều hơn 3 đôi chân

Nhện

Bài 15.7 trang 41 sách bài tập KHTN 6: Xây dựng khóa lưỡng phân phân loại các loài hoa: hoa sen, hoa cúc vàng, hoa hồng, hoa tigon.

Lời giải:

Bước

 

Tên thực vật

1

a. Sống dưới nước

Hoa sen

b. Sống trên cạn

Đi tới bước 2

2

a. Có gai

Hoa hồng

b. Không có gai

Đi tới bước 3

3

a. Có tua cuốn

Hoa tigon

b. Không có tua cuốn

Hoa cúc vàng

Bài 15.8 trang 41 sách bài tập KHTN 6: Xây dựng khóa lưỡng phân phân loại một số đồ dùng có trong lớp học của em.

Lời giải:

- Tên đồ dùng: Bảng đen, phấn, sách giáo khoa, bàn ghế.

- Bảng khóa lưỡng phân:

Bước

 

Tên đồ dùng

1

a. Là tài liệu học tập

Sách giáo khoa

b. Không là tài liệu học tập

Đi tới bước 2

2

a. Được làm từ gỗ

Bàn ghế

b. Không được làm từ gỗ

Đi tới bước 3

3

a. Được chế tạo từ đá vôi

Phấn

b. Không được chế tạo từ đá vôi

Bảng đen

Xem thêm các bài giải SBT KHTN 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Bài 14: Phân loại thế giới sống

Bài 16: Virus và vi khuẩn

Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật

Bài 18: Đa dạng nấm

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Khóa lưỡng phân CD
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!