Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
a) “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”.
(Bà Triệu)
b)“Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh!”
(Lịch sử nước ta - Hồ Chí Minh)
c) Uống nước nhớ nguồn.
d) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
e) Thương người như thể thương thân.
Trả lời:
a) Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm.
b) Truyền thống đoàn kết.
c) Truyền thống biết ơn.
d) Truyền thống biết ơn.
e) Truyền thống yêu thương con người.
A. Tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật truyền thống của dân tộc như: chèo, tuồng, hát xẩm, đờn ca tài tử,...
B. Kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo.
C. Lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử, khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
D. Tích cực tham gia các lễ hội truyền thống của quê hương.
E. Sáng tác các tác phẩm thơ ca, nhạc, hoạ... ca ngợi những vị anh hùng dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước.
Trả lời:
- Những thái độ, hành vi thể hiện thống dân tộc Việt Nam là: A, B, D, E.
Câu 3 trang 6 sách bài tập GDCD 8: Em hãy nhận xét quan điểm dưới đây:
Trong thời đại cách mạng công nghệ như hiện nay, việc cập nhật khoa học công nghệ tiên tiến mới là cần thiết và quan trọng, còn truyền thống dân tộc là những giá trị đã cũ, không nhất thiết phải giữ gìn, phát huy.
Câu hỏi 1 trang 6 sách bài tập GDCD 8: Em có đồng tình với quan điểm đó không? Vì sao?
Trả lời:
Em không đồng ý với quan điểm đó vì mặc dù việc cập nhật khoa học công nghệ tiên tiến là cần thiết, nhưng việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc cũng rất quan trọng.
Trả lời:
Truyền thống chính là gốc rễ của mỗi con người, là nền tảng cho lòng tự hào, tự tôn và chính nhờ có truyền thống mà người dân mỗi dân tộc có những nét khác biệt, riêng có. Việc bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.
Câu 4 trang 6 sách bài tập GDCD 8: Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Để chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 - 11, nhóm bạn của K muốn tập một điệu chèo quê hương nhưng K cho rằng loại hình nghệ thuật đó đã lạc hậu, nên tập các bản nhạc, bài nhảy hiện đại sẽ hấp dẫn hơn.
Trả lời:
Quan điểm của bạn K không phù hợp với truyền thống của dân tộc Việt Nam. Em nên nói với K rằng những làn điệu chèo quê hương là truyền thống văn hoá quý báu của dân tộc, cần được bảo tồn và phát huy. Hơn nữa, thay vì chê bai lạc hậu, là thế hệ trẻ sáng tạo, học sinh hoàn toàn có thể làm mới làn điệu chèo truyền thống của quê hương bằng cách thêm những nét độc đáo, hiện đại mà vẫn giữ được những giá trị quý báu vốn có.
Câu hỏi 2 trang 6 sách bài tập GDCD 8: Em có đồng tình với bạn P không? Vì sao?
b) Đầu năm, P rủ các bạn đi xem bói để xem vận mệnh năm nay của mình như thế nào, thi cử có đỗ đạt không và bạn cho rằng đó cũng là một nét đẹp của truyền thống dân tộc.
Trả lời:
Không đồng tình với bạn P vì xem bói là mê tín dị đoan, không phải là nét đẹp truyền thống của dân tộc. Vận mệnh tốt hay xấu và việc thi cử đỗ đạt là do sự nỗ lực, chăm chỉ học tập của bản thân.
Tên truyền thống |
Thái độ, việc làm phù hợp |
Thái độ, việc làm không phù |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Qua đó, hãy quan sát và nhận xét những thái độ, việc làm của những người xung quanh phù hợp/chưa phù hợp với truyền thống dân tộc.
Trả lời:
Tên truyền thống |
Thái độ, việc làm phù hợp |
Thái độ, việc làm không phù |
Cần cù lao động |
- Chăm chỉ, nỗ lực làm việc hết mình để hoàn thành các công việc, nhiệm vụ được giao. - Luôn tự giác, tích cực trong lao động không cần ai phải nhắc nhở. |
- Lười biếng, ỷ lại vào người khác, thích hưởng thụ,… - Làm việc một cách hời hợt, qua loa, đại khái,… |
Hiếu học |
- Luôn chủ động tìm tòi, học hỏi để mở rộng và nâng cao vốn hiểu biết. - Tích cực, tự giác trong học tập, không cần ai phải nhắc nhở. - Tập trung chú ý nghe giảng. - Luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ học tập được giao. |
- Thụ động, lười nhác; không chịu học hỏi kiến thức mới. - Cần có người nhắc nhở mới chịu học tập. - Nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học. - Thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách qua loa hoặc ỷ lại vào người khác. |
Hiếu thảo |
- Lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ. - Quan tâm, chăm sóc và phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. - Giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc làm phù hợp với lứa tuổi. |
- Vô lễ, thiếu sự tôn trọng, xúc phạm ông bà, cha mẹ. - Thiếu sự quan tâm, yêu thương hoặc ngược đãi ông bà, cha mẹ. - Ỷ lại, lười biếng, không giúp đỡ ông bà, cha mẹ |
… |
… |
… |
Trả lời:
(*) Câu chuyện tham khảo (về truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động).
GIÁO SƯ - BÁC SĨ NÔNG HỌC LƯƠNG ĐỊNH CỦA - MỘT NHÀ KHOA HỌC, MỘT TRÍ THỨC TIÊU BIỂU TRONG THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH
Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của là một người con ưu tú của làng Đại Ngãi, quận Kế Sách (nay là thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng). Ông là nhà trí thức gắn bó với đồng ruộng để tạo ra các giống lúa mới. Những đóng góp của ông đã góp phần bảo đảm lương thực để cuộc chiến đấu giành độc lập và tự do của dân tộc ta đi đến thắng lợi. Ông luôn cần mẫn làm việc và đã nghiên cứu lai tạo thành công một số giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt. Cùng với những ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của đã đề xướng các mô hình canh tác “bờ vùng, bờ thửa”, “cấy nông tay thẳng hàng, “đảm bảo mật độ” được hàng triệu nông dân áp dụng thành công trên diện rộng, tạo ra một cuộc cách mạng trong nông nghiệp. Cuộc đời của nhà bác học nông dân Lương Định Của gắn liền với con đường lúa gạo Việt Nam. Suốt đời, ông luôn lặng lẽ cần cù, sáng tạo nhằm tôn vinh hạt ngọc Việt. Năm 1952, theo lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng tiếng gọi của quê hương, Lương Định Của cùng vợ con đã trở về Việt Nam với mong muốn dùng hết khả năng của mình để đóng góp vào sự phát triển của quê hương. Ông còn có công lớn trong giáo dục, đào tạo nhiều thế hệ học trò trở thành cán bộ đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học nông nghiệp.
Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1967, được truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1975 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt I năm 1996. Kể từ sau ngày thống nhất đất nước năm 1975 đến nay, cây lúa Việt Nam luôn đạt năng suất cao. Thành tựu này ngoài mồ hôi, công sức của những người nông dân chân lấm tay bùn, còn có sự cống hiến trí tuệ và tấm lòng của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của.
(*) Vận dụng vào việc phát triển bản thân:
- Chăm chỉ, nỗ lực làm việc hết mình để hoàn thành các công việc, nhiệm vụ được giao.
- Luôn tự giác, tích cực trong lao động không cần ai phải nhắc nhở.
Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo