Giải SBT Giáo dục công dân lớp 6 Bài 2: Yêu thương con người
Củng cố
Lời giải:
Lòng yêu thương con người là một phẩm chất tốt đẹp của con người.
- Tình yêu thương con người mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống; giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
- Người được nhận tình yêu thương sẽ cảm thấy ấm áp, hạnh phúc.
- Người thể hiện tình yêu thương với người khác cảm thấy vui vẻ, đồng cảm, được mọi người yêu quý, kính trọng.
- Đối với xã hội, tình yêu thương con người làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gần gũi, gắn bó; góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, xã hội lành mạnh và tốt đẹp hơn.
Lời giải:
- Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Biểu hiện của yêu thương con người: Quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình; động viên, giúp đỡ khi gặp khó khăn…; các bạn hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện; thầy cô động viên, dìu dắt, dạy bảo các em học sinh; học sinh biết ơn, kính trọng thầy cô…; mọi người yêu thương, cảm thông, chia sẻ với nhau; cùng nhau giúp đỡ người dân ở các vùng miền khó khăn…
- Biểu hiện trái với yêu thương con người: hận thù, mâu thuẫn, căm ghét nhau, nói xấu nhau, hãm hại nhau…
Lời giải:
Câu chuyện bé Nguyễn Hải An, 7 tuổi ở Hà Nội qua đời vì bệnh u thần kinh đệm cầu não lan tỏa - đã tình nguyện tặng hiến tặng giác mạc để trao ánh sáng cho những người khác khiến hàng triệu trái tim rung động. Bé Hải An ra đi nhẹ nhàng vào đầu giờ chiều ngày 22/2/2018 khi mới bước vào tuổi thứ 7 được 3 tháng do mắc u thần kinh đậm cầu não lan tỏa. Đây là căn bệnh ung thư hiếm có ở trẻ em, điều trị vô cùng khó khăn. Trong những ngày điều trị, mẹ và bé đã đi tới quyết định sẽ hiến mô tạng cho các bạn nhỏ kém may mắn hơn. Nhưng do quy định chỉ nhận tạng của người đủ 18 tuổi trở lên, nên bệnh viện chỉ có thể nhận giác mạc của bé. Hai giác mạc này sẽ giúp ít nhất hai bệnh nhân mù lòa có thể nhìn thấy ánh sáng. Chiều tối cùng ngày, các bác sĩ của Bệnh viện Mắt trung ương đã đến tận nhà để nhận giác mạc và chứng kiến những lời âu yếm của mẹ bé dành cho con gái: "Con hãy tặng ánh sáng của mình cho những bạn nhỏ khác nhé!". 4 ngày sau, giác mạc của Hải An đã được ghép cho 2 bệnh nhân là cụ bà 73 tuổi và một bệnh nhân nam 42 tuổi. Hải An tuy rời xa chúng ta nhưng cô bé tiếp tục sống thêm một lần nữa. Sau tấm gương của bé Hải An, nhiều người đến Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người để đăng ký hiến tạng. Số lượng cuộc gọi tới đường dây nóng, thư điện tử của trung tâm để xin tư vấn về thủ tục đăng ký hiến tạng cũng tăng gấp nhiều lần bình thường.
Lời giải:
- Em chăm sóc ông bà khi ông bà bị ốm.
- Em giúp em nhỏ học bài, giúp mẹ quét nhà, mở cửa cho bố khi bố đi làm về…
- Em ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
- Em lấy tiền tiết kiệm ủng hộ đồng bào lũ lụt ở miền Trung…
=> Khi làm việc đó em cảm thấy vui vẻ, ấm áp, hạnh phúc.
Lời giải:
Bài tập 6 trang 9 SBT Giáo dục công dân 6: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Mới 11 tuổi bé Ái bị bệnh u thần kinh đệm cầu não lan tỏa - đây là căn bệnh hiếm ở trẻ em và rất khó điều trị. Trong thời gian nằm viện mẹ đọc báo và biết thông tin về việc hiến tạng. Chứng kiến nhiều bạn có hoàn cảnh đáng thương đang nằm viện nên cô bé quyết định nói với mẹ về ý nguyện của mình. Người mẹ của bé dù rất thương con nhưng cuối cùng đã quyết định gọi điện đến Trung tâm điều phối quốc gia về cấy ghép bộ phận cơ thể người, bày tỏ nguyện vọng hiến tạng của con gái mình.
Những ai biết đến cô bé đều bùi ngùi xúc động. Các cô chú ngành y tế đều khâm phục suy nghĩ và quyết định của cô bé. Thế nhưng, do chưa đủ 18 tuổi, bé Ái chỉ có thể hiến tặng giác mạc. Món quà của bé đã mang lại ánh sáng cho hai người mà Ái chưa từng quen biết hay gặp mặt.
Câu chuyện hiến giác mạc của Ái không chỉ thể hiện lòng nhân ái của em mà còn lan tỏa cho mỗi người chúng ta về tình yêu thương, sự chia sẻ giữa con người với con người trong cuộc sống.
Câu hỏi:
1. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về việc làm của bạn Ái?
2. Em sẽ phấn đấu và rèn luyện bản thân như thế nào để có tấm lòng nhân ái?
Lời giải:
1. Việc làm của Ái là một hành động nhân văn cao đẹp, bạn đã có thể mang lại hạnh phúc cho những người bất hạnh.
2. Em sẽ cố gắng học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để có thể giúp đỡ nhiều người hơn, làm được nhiều việc có ích cho xã hội.
Bài tập 7 trang 9 SBT Giáo dục công dân 6: Chọn câu trả lời đúng.
Câu 1: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về lòng yêu thương con người?
A. Yêu thương con người có nghĩa là chỉ cần yêu thương ông bà, bố mẹ và những người thân của mình.
B. Yêu thương con người có nghĩa là luôn mong điều tốt lành cho mọi người.
C. Yêu thương con người có nghĩa là chỉ giúp đỡ những người đã từng giúp mình.
D. Yêu thương con người có nghĩa là chỉ quan tâm đến những người có thể đem lại lợi ích cho mình.
Câu 2. Hành vi nào dưới đây là biểu hiệu của lòng yêu thương con người?
A. Giúp đỡ tù nhân trốn khỏi trại giam
B. Thờ ơ, lảng tránh trước nỗi đau khổ của người khác.
C. Tha thứ cho những người đã có lỗi lầm để họ tiến bộ.
D. Ganh tị, giành giật quyền lợi cho mình
Câu 3: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tình yêu thương con người?
A. Hải thường đến thăm trại trẻ mồ côi vào cuối tuần.
B. An đã giận Tùng vì Tùng không cho chép bài trong giờ kiểm tra.
C. Tuấn đã kêu cứu mọi người để bảo vệ em nhỏ khỏi bị bắt có.
D. Hoa thường giúp đỡ những người khuyết tật.
Lời giải:
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: B
Luyện tập
Lời giải:
Bài tập 9 trang 10 SBT Giáo dục công dân 6: Chọn phương án giải quyết phù hợp với tình huống sau:
Hân và Nam là học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở X. Một hôm, hai bạn đang trên đường đi học về thì thấy hai thanh niên đi ngược chiều đâm ngã một người phụ nữ rồi bỏ chạy. Hân và Nam thấy người phụ nữ bị thương nặng. Theo em, Hân và Nam có thể lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây thể hiện tình yêu thương con người?
A. Tiếp tục đi về vì việc xảy ra không liên quan đến mình.
B. Cố gắng tìm cách đưa người phụ nữ đó vào trạm y tế gần nhất.
C. Kêu cứu và tìm kiếm sự giúp đỡ.
D. Đuổi theo hai thanh niên kia để bắt họ chịu trách nhiệm.
Lời giải:
Theo em, Hân và Nam có thể lựa chọn cách ứng xử B hoặc C.
Bài tập 10 trang 11 SBT Giáo dục công dân 6: Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trên đường đi học về, Hùng và các bạn thường gặp một bác bị mù đi bán tăm tre. Hôm ấy, Hùng và các bạn chứng kiến cảnh bác ấy bị hai anh thanh niên trêu chọc. Họ cố tình va vào bác làm bác ngã lăn ra, túi tăm tre văng tung toé trên đường. Hai anh thanh niên còn mắng bác là để không có mắt và bỏ đi. Thấy vậy, Hùng và các bạn vội chạy đến đỡ bác dậy, nhặt gậy và tăm giúp bác, hỏi han, động viên bác,...
Câu hỏi:
- Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh của những người như bác bán tăm tre bị mù?
- Hãy nêu nhận xét của em về thái độ, việc làm của hai anh thanh niên, của Hùng cùng các bạn học sinh với bác bán tăm tre bị mù.
- Nếu được nói chuyện với hai anh thanh niên trên, em sẽ nói gì với họ?
Lời giải:
- Em thấy hoàn cảnh của những người như bác bán tăm tre rất khổ sở và đáng thương.
- Hai anh thanh niên là những kẻ ý thức kém, thô lỗ, không có tình thương người. Hùng và các bạn là những người tốt bụng, biết yêu thương con người.
- Nếu được nói chuyện với 2 anh thanh niên em sẽ khuyên họ không nên làm vậy, phải xin lỗi bác bán tăm và đối xử tốt với những người khiếm khuyết.
Vận dụng
Lời giải:
- Có người không ghét mình nhưng sẽ có người ghét mình.
- Giải thích: Việc được người khác yêu quý hay ghét là một điều hiển nhiên. Mình không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Vì vậy hãy sống và đối xử tốt nhất với mọi người nếu có thể, để không hổ thẹn với lương tâm, sống có ích cho gia đình và xã hội.
Lời giải:
Sau khi Tấm trở về với vua, quay lại cung thì mẹ con nhà Cám đã có thái độ ăn năn, hối cải. Sau khi nhận ra mọi lỗi lầm của mình, mẹ con Cám tới gặp Tấm để xin lỗi Tấm. Sau khi nghe xong thì lòng Tấm nguôi ngoai và quyết định tha lỗi cho hai mẹ con Cám. Từ đó về sau, Tấm sống hạnh phúc bên vua và chu cấp một phần giúp Cám chăm sóc người mẹ già ở quê.
Xem thêm các bài giải SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: