Sách bài tập Địa lí lớp 6 Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả
Câu 1 trang 19 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Lựa chọn đáp án đúng.
a) Trong quá trình chuyển động tự quay và chuyển động xung quanh Mặt Trời, trục Trái Đất có đặc điểm là
A. luôn tự điều chỉnh hướng nghiêng cho phù hợp.
B. luôn giữ nguyên độ nghiêng và không đổi hướng.
C. luôn giữ hướng nghiêng nhưng độ nghiêng thay đổi.
D. hướng nghiêng và độ nghiêng thay đổi theo mùa.
b) Bán cầu Nam của Trái Đất ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời vào ngày
A. 22 tháng 12. B. 21 tháng 3. C. 22 tháng 6. D. 23 tháng 9.
Lời giải:
a) Chọn B.
b) Chọn A.
SGK/112, lịch sử và địa lí cơ bản 6.
Câu 2 trang 20 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Cho sơ đồ sau:
Em hãy cho biết:
- Hình dạng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Hướng chuyển động.
- Thời gian chuyển động hết một vòng.
- Góc nghiêng của trục so với mặt phẳng quỹ đạo.
- Hướng của trục trong quá trình chuyển động.
Lời giải:
- Hình dạng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: hình elip.
- Hướng chuyển động: từ tây sang đông.
- Thời gian chuyển động hết một vòng: 365 ngày 6 giờ.
- Góc nghiêng của trục so với mặt phẳng quỹ đạo: 66033’.
- Hướng của trục trong quá trình chuyển động: không đổi.
đường phân chia sáng tối, Xích đạo, chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam và chú thích bán cầu Bắc, bán cầu Nam.
Lời giải:
Học sinh có thể tham khảo hình dưới đây để hoàn thiện bài tập
Thời gian bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, lúc đó Việt Nam là mùa nào?
Lời giải:
- Thời gian bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, lúc đó ở Việt Nam là mùa hạ.
- Thời gian bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, lúc đó ở Việt Nam là mùa đông.
Câu 5 trang 21 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Lời giải:
|
Từ ngày 21 - 3 đến 23 - 9 |
Từ 24 - 9 đến 20 - 3 năm sau |
||||
Góc chiếu |
Nhiệt độ |
Mưa |
Góc chiếu |
Nhiệt độ |
Mưa |
|
Bán cầu Bắc |
Lớn |
Cao |
Nóng |
Nhỏ |
Thấp |
Lạnh |
Bán cầu Nam |
Nhỏ |
Thấp |
Lạnh |
Lớn |
Cao |
Nóng |
vĩ độ thấp chia thành bốn mùa quanh năm lạnh đới ôn hoàn
Ở các vĩ độ cao (đới lạnh) hầu như (1) ..... Ở các (2)............... (đới nóng) hầu như quanh năm nóng. Ở các vĩ độ trung bình (3) .................... một năm (4)..... xuân, hạ, thu, đông.
Lời giải:
Ở các vĩ độ cao (đới lạnh) hầu như (1) quanh năm lạnh. Ở các (2) vĩ độ thấp (đới nóng) hầu như quanh năm nóng. Ở các vĩ độ trung bình (3) đới ôn hòa một năm (4) chia làm bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
Câu 7 trang 21 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Ở Xích đạo luôn có độ dài ngày - đêm bằng nhau.
b) Ngày 22 tháng 6 ở vùng cực Nam có hiện tượng ngày dài 24 giờ.
c) Ở cực trong năm có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm.
d) Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9, mọi nơi trên Trái Đất đều có độ dài ngày-đêm bằng nhau.
Lời giải:
- Các câu đúng: a, c.
- Các câu sai: b, d.
SGK/123, lịch sử và địa lí 6 cơ bản.
Câu 8 trang 21 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Lời giải:
|
Từ ngày 22 - 3 đến 22 - 9 |
Từ 24 - 9 đến 20 - 3 năm sau |
||
Mùa |
So sánh độ dài ngày - đêm |
Mùa |
So sánh độ dài ngày - đêm |
|
Bán cầu Bắc |
Nóng |
Ngày dài hơn đêm |
Lạnh |
Đêm dài hơn ngày |
Bán cầu Nam |
Lạnh |
Đêm dài hơn ngày |
Nóng |
Ngày dài hơn đêm |
Mẹ của An đi mua sắm thêm nhiều đồ ấm cho bố An mang đi công tác. Theo em, sự chuẩn bị như vậy có hợp lí hay không, vì sao?
Lời giải:
Vào tháng 12 là thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên nhận được lượng nhiệt nhiều -> Bán cầu Nam đang là mùa hè -> Niu Di-len thuộc bán cầu Nam nên việc mẹ An chuẩn bị nhiều đồ ấm cho bố An mang đi công tác ở Niu Di-len là không hợp lí.
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
A. Mùa trên Trái Đất.
B. Ngày - đêm dài ngắn theo mùa.
C. Thời vụ sản xuất nông nghiệp.
D. Sự chênh lệch ngày - đêm khác nhau ở các vĩ độ.
Lời giải:
Chọn B.
SGK/124, lịch sử và địa lí 6 cơ bản.
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
Bài 9: Xác định phương hướng ngoài thực địa
Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo
Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi