Sách bài tập Địa lí lớp 6 Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Câu 1 trang 15 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Hãy chú thích tên các hành tinh trong sơ đồ sau:
Lời giải:
(1) Thủy tinh; (2) Kim tinh; (3) Trái Đất; (4) Hỏa tinh; (5) Mộc tinh; (6) Thổ tinh; (7) Thiên vương tinh; (8) Hải Vương tinh.
Câu 2 trang 15 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Lựa chọn đáp án đúng.
Trái Đất là hành tinh thứ mấy tính theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
A. Thứ 2. B. Thứ 3. C. Thứ 4. D. Thứ 5.
Lời giải:
Chọn B.
SGK/116, lịch sử và địa lí cơ bản 6.
Câu 3 trang 15 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Mặt Trời là một hệ hành tinh, gồm nhiều thiên thể.
b) Hệ Mặt Trời là một hệ sao, với nhiều sao có khả năng tự phát sáng.
c) Hệ Mặt Trời là một hệ sao trong dải ngân hà, có tám hành tinh.
d) Mặt Trời là một ngôi sao tự phát ra ánh sáng nằm trong hệ Mặt Trời.
Lời giải:
- Các câu sai: a, b.
- Các câu đúng: c, d.
SGK/116, lịch sử và địa lí cơ bản 6.
a) Ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh.
b) Bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực.
c) Sơ đồ hệ Mặt Trời trong SGK.
d) Sự tích bánh chưng, bánh giầy.
Lời giải:
Để thuyết phục người khác rằng: Trái Đất có dạng hình khối cầu -> Em sử dụng các dẫn chứng: a, b.
SGK/117, lịch sử và địa lí cơ bản 6.
Lời giải:
- Công thức:
C = r2 x π
C : Chu vi
R : Bán kính hình tròn
Π : pi = 3,14
- Áp dụng công thức: C = 63782 x 3,14 = 127.731.695,76 km.
Câu 6 trang 16 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Cho bảng số liệu sau:
Hãy nhận xét về kích thước của Trái Đất so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.
Lời giải:
- Trái Đất có kích thước lớn thứ 5 trong các hành tinh trong hệ Mặt Trời (510 triệu km2), sau các hành tinh: Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.
- Kích thước Trái Đất chỉ bằng 120,4 lần Mộc tinh và 83,7 lần Thổ tinh nhưng lớn gấp 6,8 lần Thủy tinh và 3,5 lần Hỏa tinh.
Dựa vào kiến thức đã học về hình dạng Trái Đất để giải thích cho hiện tượng đó.
Lời giải:
Do Trái Đất có dạng hình cầu nên chúng ta chí nhìn xa được ở một khoảng cách nhất định. Vì vậy, khi đứng ở bờ biển quan sát một con tàu từ xa vào bờ, đầu tiên ta chỉ nhìn thấy ống khói, sau đó là một phần của thân tàu, cuối cùng ta mới nhìn thấy toàn bộ con tàu. Nghĩa là lúc đó, con tàu đang vào bờ và gần dần với nơi quan sát nên tầm nhìn càng rộng, tàu càng vào trong tầm nhìn (quan sát) của ta.
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ
Bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả