Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Tất cả những điều cần biết

Rối loạn tăng động giảm chú ý (attention deficit hyperactivity disorder - ADHD) là một rối loạn sức khỏe tâm thần có thể gây ra các hành vi hiếu động và bốc đồng trên mức bình thường. Những người bị ADHD cũng có thể gặp khó khăn khi tập trung sự chú ý vào một nhiệm vụ duy nhất hoặc ngồi yên trong thời gian dài. ADHD là chẩn đoán được Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) công nhận. Cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc ADHD.

Các triệu chứng của ADHD

Khó tập trung, dễ bị phân tâm, khó ngồi yên là những triệu chứng phổ biến của ADHD. (nguồn: in.pinterest.com)Khó tập trung, dễ bị phân tâm, khó ngồi yên là những triệu chứng phổ biến của ADHD. (nguồn: in.pinterest.com)

Một loạt các hành vi có liên quan đến ADHD. Những triệu chứng phổ biến hơn bao gồm:

  • Khó tập trung 
  • Đãng trí hoặc gặp vấn đề trong việc tập trung, hoàn thành một nhiệm vụ
  • Dễ bị phân tâm
  • Khó ngồi yên
  • Làm gián đoạn mọi người khi họ đang nói chuyện

Video nhận biết trẻ em bị 'Tăng động, giảm chú ý'

Các triệu chứng xuất hiện phụ thuộc vào loại ADHD mắc phải. Nếu một người bị ADHD, họ có thể có một số hoặc tất cả các triệu chứng này. 

Phân loại ADHD

Để giúp các chẩn đoán ADHD nhất quán hơn, APA đã phân chia bệnh thành 3 loại, bao gồm:

  • Giảm chú ý
  • Tăng động / bốc đồng
  • Phối hợp cả hai dạng trên 

Giảm chú ý 

Như tên cho thấy, những người mắc loại ADHD này rất khó để tập trung, hoàn thành công việc và làm theo hướng dẫn. Các chuyên gia cũng cho rằng nhiều trẻ mắc chứng ADHD giảm chú ý có thể không nhận được chẩn đoán chính xác vì không có xu hướng phá rối lớp học. Loại này phổ biến nhất ở các bé gái bị ADHD.

Tăng động / bốc đồng

Những người có loại ADHD này chủ yếu thể hiện hành vi hiếu động và bốc đồng. Điều này có thể bao gồm việc bồn chồn, làm mọi người bị gián đoạn khi đang nói chuyện và không thể đợi đến lượt mình. Mặc dù triệu chứng giảm chú ý đáng lo ngại ít hơn ở loại ADHD này, nhưng những người mắc vẫn có thể khó tập trung vào công việc.

Phối hợp hai loại trên

Đây là loại ADHD phổ biến nhất. Người mắc bệnh biểu hiện cả các triệu chứng của giảm chú ý và tăng động. Chúng bao gồm không có khả năng chú ý, xu hướng bốc đồng, mức độ hoạt động và năng lượng trên mức bình thường.

Loại ADHD mắc phải sẽ quyết định cách điều trị. Và do ADHD có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy cách điều trị cũng có thể thay đổi. 

ADD so với ADHD

Bạn có thể đã nghe các thuật ngữ “ADD”, “ADHD” và tự hỏi sự khác biệt giữa chúng là gì.

ADD (attention deficit disorder), hay rối loạn thiếu tập trung, là một thuật ngữ đã lỗi thời. Trước đây nó được dùng để mô tả những người có vấn đề về sự chú ý nhưng không quá tăng động. Loại ADHD giảm chú ý hiện được sử dụng thay cho ADD.

ADHD là tên bao quát hiện tại cho bệnh này. Thuật ngữ ADHD trở thành chính thức vào tháng 5 năm 2013, khi APA phát hành Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần, ấn bản lần thứ 5 (DSM-5). Sổ tay hướng dẫn này là những gì bác sĩ được khuyến nghị khi đưa ra chẩn đoán các bệnh lý sức khỏe tâm thần. 

ADHD ở người lớn

ADHD không được điều trị ở người lớn có thể có tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. (nguồn: mdlinx.com)ADHD không được điều trị ở người lớn có thể có tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. (nguồn: mdlinx.com)

Hơn 60% bệnh nhân là trẻ em bị ADHD vẫn biểu hiện các triệu chứng khi trưởng thành. Nhưng đối với nhiều người, các triệu chứng ADHD giảm hoặc ít thường xuyên hơn khi họ già đi.

Việc điều trị là rất quan trọng. ADHD không được điều trị ở người lớn có thể có tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. Các triệu chứng như khó quản lý thời gian, hay quên và thiếu kiên nhẫn có thể gây ra các vấn đề trong công việc, gia đình và trong tất cả các loại mối quan hệ. 

ADHD ở trẻ em

Có 1 trong 10 trẻ từ 5 - 17 tuổi được chẩn đoán ADHD, khiến đây là một trong những chứng rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ em phổ biến nhất ở Hoa Kỳ.

Đối với trẻ em, ADHD thường liên quan đến các vấn đề ở trường. Trẻ ADHD thường gặp khó khăn trong môi trường lớp học được kiểm soát.

Các bé trai có nguy cơ được chẩn đoán ADHD cao hơn gấp đôi so với các bé gái. Điều này có thể là do các bé trai có xu hướng biểu hiện các triệu chứng tăng động thái quá. Mặc dù một số bé gái bị ADHD có thể có các triệu chứng tăng động thái quá, nhưng nhiều bé thì không. Trong nhiều trường hợp, bé gái mắc chứng ADHD có thể:

  • Thường xuyên mơ mộng
  • Nói nhiều hơn là tăng động

Nhiều triệu chứng của ADHD có thể là những hành vi điển hình thời thơ ấu, vì vậy khó có thể biết được đâu là liên quan đến ADHD và đâu là không. 

Nguyên nhân của ADHD

Mặc dù ADHD rất phổ biến, các bác sĩ và nhà nghiên cứu vẫn không chắc chắn nguyên nhân nào gây ra bệnh này. Nó được cho là có nguồn gốc thần kinh. Di truyền cũng có thể đóng một vai trò nào đó.

Một nghiên cứu cho thấy rằng việc giảm dopamine là một yếu tố gây ra ADHD. Dopamine là một chất hóa học trong não giúp dẫn truyền tín hiệu từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác, đóng một vai trò trong việc kích hoạt các phản ứng cảm xúc và vận động.

Nghiên cứu khác cũng chỉ ra có sự khác biệt về cấu trúc trong não. Kết quả cho biết rằng những người mắc chứng ADHD có lượng chất xám ít hơn. Mà chất xám bao gồm các vùng não giúp:

  • Phát biểu
  • Tự kiểm soát
  • Quyết định
  • Kiểm soát cơ bắp

Các nhà nghiên cứu vẫn đang nghiên cứu các nguyên nhân tiềm ẩn của ADHD, chẳng hạn như hút thuốc khi mang thai. 

Chẩn đoán ADHD

Để chẩn đoán, hãy cung cấp cho bác sĩ những ghi chú và quan sát về hành vi của trẻ.(nguồn: simipsychologicalgroup.com)Để chẩn đoán, hãy cung cấp cho bác sĩ những ghi chú và quan sát về hành vi của trẻ.(nguồn: simipsychologicalgroup.com)

Không có một bài kiểm tra hay xét nghiệm riêng lẻ nào có thể cho biết ai đó có mắc ADHD hay không. Một nghiên cứu gần đây đã nêu bật lợi ích của một bài kiểm tra mới để chẩn đoán ADHD ở người lớn, nhưng nhiều bác sĩ lâm sàng cho rằng không thể chẩn đoán ADHD chỉ dựa vào đó.

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ đánh giá bất kỳ triệu chứng nào mà một người đã mắc phải trong 6 tháng trước đó. Bác sĩ có thể sẽ thu thập thông tin từ giáo viên hoặc các thành viên trong gia đình và sử dụng danh sách kiểm tra, thang đánh giá để xem xét các triệu chứng. Họ cũng sẽ khám để kiểm tra các vấn đề sức khỏe khác.

Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn hoặc con bị ADHD, hãy trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán. Đối với con bạn, bạn cũng có thể nói chuyện với giáo viên. Trường học thường xuyên đánh giá trẻ em về các vấn đề có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của chúng.

Để chẩn đoán, hãy cung cấp cho bác sĩ những ghi chú và quan sát về bản thân hoặc hành vi của trẻ. Nếu nghi ngờ ADHD, họ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia ADHD như bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc thần kinh. 

Điều trị ADHD

Điều trị ADHD thường bao gồm các liệu pháp hành vi, thuốc hoặc kết hợp cả hai.

Các loại liệu pháp bao gồm liệu pháp tâm lý hoặc liệu pháp trò chuyện. Với liệu pháp trò chuyện, người bệnh sẽ thảo luận về việc ADHD ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào và cách giúp kiểm soát nó. Một loại liệu pháp khác là liệu pháp hành vi. Liệu pháp này có thể giúp người bệnh có cách theo dõi và quản lý hành vi của mình.

Thuốc cũng có thể rất hữu ích khi đang sống chung với ADHD. Thuốc điều trị ADHD tác động đến các chất hóa học trong não theo cách cho phép người bệnh kiểm soát tốt hơn các cảm xúc và hành động của mình.

Thuốc ADHD

Hai loại thuốc chính được sử dụng để điều trị ADHD là thuốc kích thích và thuốc không kích thích.

Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương (CNS) là loại thuốc điều trị ADHD được kê đơn phổ biến nhất. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách tăng lượng dopamine và norepinephrine trong não, ví dụ như methylphenidate (Ritalin) và chất kích thích dạng amphetamine (Adderall).

Nếu chất kích thích không có tác dụng với bệnh nhân hoặc gây ra các tác dụng phụ phiền toái, bác sĩ có thể đề xuất loại thuốc không kích thích. Một số loại thuốc không kích thích hoạt động bằng cách làm tăng mức norepinephrine trong não. Những loại thuốc này bao gồm atomoxetine (Strattera) và một số thuốc chống trầm cảm như bupropion (Wellbutrin).

Thuốc điều trị ADHD có thể có nhiều lợi ích, cũng như tác dụng phụ. 

Biện pháp tự nhiên

Thiền định có tác động tích cực đến quá trình chú ý và suy nghĩ, cũng như đối với chứng lo âu và trầm cảm. (nguồn: mcislanguages.com)Thiền định có tác động tích cực đến quá trình chú ý và suy nghĩ, cũng như đối với chứng lo âu và trầm cảm. (nguồn: mcislanguages.com)

Bên cạnh thuốc, một số biện pháp khắc phục đã được đề xuất để giúp cải thiện các triệu chứng ADHD. Để bắt đầu, việc tuân theo một lối sống lành mạnh có thể giúp bệnh nhân kiểm soát các triệu chứng ADHD. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kì (CDC) khuyến cáo những điều sau đây:

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng
  • Hoạt động thể chất ít nhất 60 phút mỗi ngày
  • Ngủ nhiều
  • Giới hạn thời gian sử dụng điện thoại, máy tính và TV hàng ngày

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng yoga, thái cực quyền và dành thời gian ở ngoài trời có thể giúp làm dịu tâm trí hoạt động quá mức và các triệu chứng ADHD.

Thiền chánh niệm là một lựa chọn khác. Nghiên cứu ở người lớn và thanh thiếu niên đã chỉ ra rằng thiền định có tác động tích cực đến quá trình chú ý và suy nghĩ, cũng như đối với chứng lo âu và trầm cảm.

Tránh một số chất gây dị ứng và phụ gia thực phẩm cũng có thể là cách để giúp giảm các triệu chứng ADHD. 

ADHD có phải là một khuyết tật không?

Mặc dù ADHD là một rối loạn phát triển thần kinh, nó không được coi là thiểu năng trí tuệ. Tuy nhiên, các triệu chứng ADHD có thể khiến người mắc bệnh khó học hơn. Ngoài ra, ADHD cũng có thể xảy ra ở một số người bị thiểu năng trí tuệ.

Để giúp giảm bớt bất kỳ ảnh hưởng nào đến việc học của trẻ, giáo viên có thể vạch ra các hướng dẫn riêng cho học sinh mắc ADHD. Điều này có thể bao gồm việc dành thêm thời gian cho các bài tập và bài kiểm tra hoặc có hình thức khen thưởng cá nhân.

Mặc dù về mặt bệnh học ADHD không phải là một khuyết tật, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến suốt đời. 

ADHD và trầm cảm

Có tới 31% người trưởng thành được chẩn đoán ADHD cũng bị trầm cảm. (nguồn: heraldnet.com)Có tới 31% người trưởng thành được chẩn đoán ADHD cũng bị trầm cảm. (nguồn: heraldnet.com)

Nếu mắc ADHD, bệnh nhân cũng có nhiều khả năng bị trầm cảm. Trên thực tế, tỷ lệ trầm cảm nặng ở trẻ ADHD cao hơn 5 lần so với trẻ không mắc ADHD. Và có tới 31% người trưởng thành được chẩn đoán ADHD cũng bị trầm cảm.

Điều này có thể khiến bạn cảm thấy giống như một cú đúp không công bằng, nhưng hãy biết rằng các phương pháp điều trị có tác dụng cho cả hai bệnh. Ví dụ như liệu pháp trò chuyện có thể giúp điều trị cả hai. Ngoài ra, một số loại thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như bupropion, đôi khi có thể giúp giảm bớt các triệu chứng ADHD.

Tất nhiên, không phải nếu mắc ADHD thì chắc chắn sẽ bị trầm cảm, nhưng điều quan trọng phải biết là khả năng có thể xảy ra đồng thời của cả hai bệnh.

Lời khuyên 

Bệnh nhân ADHD nên được đưa ra một lịch trình cụ thể. Đối với người lớn, sử dụng các danh sách, thời gian biểu và đặt lời nhắc là những cách tốt để có tổ chức hơn. Đối với trẻ em, hãy viết xuống các yêu cầu hàng ngày được giao như bài tập về nhà hay nơi cất các đồ dùng (đồ chơi, ba lô, sách vở…).

Tìm hiểu thêm thông tin về bệnh cũng có thể giúp bệnh nhân biết cách kiểm soát nó. Các tổ chức như Trẻ em và Người lớn bị Rối loạn Thiếu chú ý hoặc Hiệp hội Rối loạn Thiếu chú ý có cung cấp các lời khuyên để kiểm soát bệnh cũng như các nghiên cứu mới nhất về bệnh. Bác sĩ có thể hướng dẫn thêm về cách kiểm soát các triệu chứng ADHD cho bệnh nhân. 

Kết luận

Đối với trẻ em và người lớn, ADHD không được điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, như ảnh hưởng đến trường học, công việc và các mối quan hệ. Điều trị là quan trọng để giảm bớt những tác động tiêu cực của bệnh.

Nhưng cần lưu ý là nhiều người với ADHD vẫn có cuộc sống viên mãn và thành công. Một số thậm chí còn nói về những lợi ích của bệnh này.

Nếu nghi ngờ bản thân hoặc trẻ có thể bị ADHD, bạn nên đi khám. Bác sĩ có thể giúp xác định xem bạn và con có mắc ADHD hay không. Với những ai bị ADHD, bác sĩ sẽ lập ra kế hoạch điều trị để người bệnh kiểm soát các triệu chứng và sống tốt hơn với ADHD.

Câu hỏi liên quan

Bơi lội giúp đốt cháy năng lượng dư thừa ở trẻ ADHD Thiền và Yoga Bài tập rèn luyện sức bền Bài tập đếm ngược từ 10 – 0 Âm nhạc và khiêu vũ
Xem thêm
Điều trị ADHD bằng thuốc để giảm các triệu chứng cốt lõi của ADHD là kém chú ý, tăng động và bốc đồng. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt một số loại thuốc điều trị ADHD bao gồm chất kích thích (methylphenidate và amphetamine) và chất không kích thích. Khi ADHD cùng tồn tại với các tình trạng khác như lo lắng, trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực, các loại thuốc khác có thể được kê đơn, như thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống loạn thần.
Xem thêm
Các bước chẩn đoán hội chứng ADHD ở người lớn bao gồm: Khám thực thể: Khám thực thể để giúp loại trừ các nguyên nhân có thể khác có các triệu chứng tương tự. Thu thập thông tin: Bạn sẽ được hỏi về bất kỳ vấn đề sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh của bạn, gia đình và tiền sử xuất hiện các triệu chứng bệnh. Thang đánh giá ADHD hoặc các bài kiểm tra tâm lý: Giúp thu thập và đánh giá thông tin về các triệu chứng bạn đang mắc phải
Xem thêm
Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ Tập thói quen sắp xếp và tổ chức hợp lý Hít thở chậm Giảm thiểu phiền nhiễu Đốt cháy năng lượng dư thừa
Xem thêm
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là hội chứng xảy ra do rối loạn trong quá trình phát triển thần kinh. Hội chứng này ảnh hưởng đến cả trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành nhưng triệu chứng thường khởi phát sớm (trước khi vào lớp 1). Người bị tăng động giảm chú ý thường có khả năng tập trung kém, rất khó để duy trì sự chú ý, hành vi tăng động, bốc đồng, hấp tấp và hiếu động quá mức.
Xem thêm
Có ba dạng của tăng động, giảm chú ý: Chủ yếu là vô tâm: Phần lớn các triệu chứng rơi vào tình trạng không tập trung. Chủ yếu là hiếu động / bốc đồng: Phần lớn các triệu chứng là hiếu động và bốc đồng. Kết hợp: Đây là sự pha trộn của các triệu chứng không tập trung và các triệu chứng hiếu động / bốc đồng. Vô tâm
Xem thêm
Thường phải vật lộn trong lớp học, điều này có thể dẫn đến kết quả học tập thấp. Đồng thời, trẻ phải đối mặt với sự phán xét, kì thị của những đứa trẻ và người lớn khác. Có xu hướng gặp nhiều tai nạn và thương tích hơn tất cả các trẻ em không bị ADHD. Có xu hướng lòng tự trọng thấp. Gặp khó khăn khi giao tiếp và khó được sự chấp nhận từ bạn bè, người lớn. Có nguy cơ lạm dụng rượu, ma túy và gây ra các hành vi phạm pháp khác.
Xem thêm
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn tăng động, giảm chú ý Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Xem thêm
Hội chứng ADHD ở người lớn gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Trẻ nhỏ mắc chứng bệnh này chịu sự quản lý của gia đình nên ảnh hưởng lớn nhất là khả năng phát triển và kết quả học tập. Tuy nhiên ở người lớn, ADHD gây ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống. Người mắc chứng bệnh này thường có tính cách khó chịu, hay tức giận nên khó có bạn bè thân thiết và thường không giữ được mối quan hệ tốt đẹp với gia đình.
Xem thêm
Thiếu tập trung Quá tập trung Không có tổ chức Hay quên
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: ADHD
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!