Rối loạn đông máu: Phân loại, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Rối loạn đông máu đề cập đến các tình trạng ảnh hưởng đến cách cơ thể kiểm soát quá trình đông máu. Thông thường, nếu máu của một người không đông hoặc tăng đông hơn bình thường, họ có thể gặp biến chứng do chảy máu quá nhiều sau chấn thương hoặc phẫu thuật hoặc biến chứng tắc mạch khiến máu không lưu thông được.

Video BỆNH RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU NÊN XEM VÀ PHÒNG NHÉ

Rối loạn đông máu khiến cơ thể hình thành quá nhiều hoặc quá ít cục máu đông. Chúng thường do đột biến gen và thường có thể điều trị được bằng thuốc. Rối loạn đông máu có thể gây chảy máu nhiều nếu cơ thể không thể hình thành cục máu đông đúng cách. Trong những trường hợp khác, chúng có thể khiến cơ thể tạo ra cục máu đông quá dễ dàng và làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

Bài viết này sẽ thảo luận về các loại rối loạn đông máu, nguyên nhân và phương pháp điều trị chúng.

Định nghĩa rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu là khi cơ thể gặp vấn đề trong việc kiểm soát cục máu đông. Đông máu đề cập đến quá trình hình thành cục máu đông - cơ thể chúng ta dựa vào quá trình quan trọng này để giúp ngăn chảy máu quá nhiều từ mạch máu bị thương.


Nguồn ảnh pinterest.comRối loạn đông máu

Tiểu cầu là các mảnh tế bào có trong máu giúp quá trình đông máu bằng cách tập trung tại vị trí chấn thương. Chúng kết hợp với protein trong huyết tương để tạo thành cục máu đông và ngăn chặn chảy máu từ vết thương. Điều này làm cho đông máu trở thành một cơ chế bảo vệ tự nhiên quan trọng chống lại chấn thương. Tuy nhiên, một số người bị rối loạn đông máu có thể dẫn đến đông máu quá nhiều hoặc quá ít.

Phân loại rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu là khi cơ thể không thể hình thành cục máu đông đúng cách. Những tình trạng này thường là do các vấn đề với các yếu tố đông máu -  là các protein giúp hình thành cục máu đông. Điều này có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều do không hình thành đủ cục máu đông hoặc tắc nghẽn do sản xuất quá nhiều.

Ví dụ về rối loạn đông máu trong đó cơ thể không hình thành đủ cục máu đông bao gồm bệnh hemophilia và bệnh von Willebrand. Tăng đông máu là tình trạng có quá nhiều cục máu đông, có thể làm gián đoạn lưu thông máu và tăng nguy cơ mắc các vấn đề như huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi.

Mọi người có thể mắc rối loạn đông máu di truyền hoặc mắc phải. Điều này có nghĩa là họ có thể được di truyền bệnh từ cha mẹ của họ hoặc phát triển bệnh trong suốt cuộc đời, thường là từ một tình trạng khác hoặc một loại thuốc ảnh hưởng đến các yếu tố đông máu.

Các rối loạn đông máu thường gặp

Có nhiều loại rối loạn đông máu:

  • Hemophilia: Một rối loạn di dẫn tới giảm khả năng đông máu. Nó gây chảy máu nhiều, sưng tấy và bầm tím. Các loại phổ biến nhất là Hemophilia A và B, khi đó máu của người bệnh thiếu một số protein tham gia quá trình đông máu.
  • Bệnh von Willebrand: Một rối loạn di truyền khác ngăn cản quá trình đông máu do không đủ yếu tố von Willebrand - một loại protein đông máu. Nữ giới thường mắc bệnh này nặng hơn nam giới do mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc khi sinh.
  • Chảy máu liên quan đến bệnh gan: Những người bị xơ gan tăng nguy cơ rối loạn chảy máu hoặc huyết khối.
  • Chảy máu do thiếu vitamin K: Cơ thể cần vitamin K để tham gia hình thành cục máu đông. Trẻ sơ sinh sinh ra với mức vitamin K thấp, nếu không được bổ sung có thể gặp tình trạng thiếu hụt vitamin K, có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, một số người thiếu các yếu tố đông máu khác có thể gây chảy máu quá mức, chẳng hạn như yếu tố I, II hoặc V. Một số người cũng có thể bị rối loạn tiểu cầu, đây là tình trạng hiếm gặp mà cơ thể sản xuất quá nhiều, quá ít hoặc rối loạn chức năng tiểu cầu.

Những người ở bị tăng tình trạng đông máu có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch. Rối loạn này gây ra các cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu, nó có thể vỡ ra và đi vào phổi. Trong một số trường hợp hiếm, những người ở trạng thái tăng đông máu có thể gặp phải cục máu đông gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Triệu chứng của cả hai loại

Những người bị rối loạn đông máu có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Chảy máu quá nhiều dù đã băng ép
  • Dễ bầm tím
  • Có máu trong nước tiểu hoặc phân
  • Chảy máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi sinh con
  • Chảy máu dưới da
  • Đỏ và sưng quanh cơ thể
  • Chảy máu cuống rốn ở trẻ sơ sinh

Một số nguyên nhân cũng có thể gặp các triệu chứng bổ sung. Ví dụ, bệnh gan có thể gây ra mệt mỏi, suy nhược và chán ăn.

Các vị trí có thể gặp chảy máu ở người mắc hemophilia. Nguồn ảnh 123rf.comCác vị trí có thể gặp chảy máu ở người mắc hemophilia. 

Ngoài ra, những người ở trạng thái tăng đông có thể gặp triệu chứng tùy thuộc vào sự hiện diện và vị trí của cục máu đông. Ví dụ, một cục máu đông gần tim hoặc phổi có thể gây đau ngực, khó thở hoặc khó chịu xung quanh phần trên cơ thể. Những triệu chứng này có thể chỉ ra một cơn nhồi máu cơ tim hoặc thuyên tắc phổi.

Triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu thường bao gồm đau, sưng và đổi màu da xung quanh khu vực có cục máu đông.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Yếu tố di truyền là nguyên nhân gây ra nhiều loại rối loạn đông máu. Người bệnh thừa hưởng những thay đổi di truyền này từ cha mẹ ruột hoặc mắc phải sau sinh. 

Ví dụ, hemophilia là một bệnh thường di truyền từ cha hoặc mẹ. Đó là do một đột biến trên nhiễm sắc thể X ảnh hưởng đến các yếu tố đông máu VIII hoặc IX. Nam giới sở hữu một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y, trong khi nữ giới có hai nhiễm sắc thể X. Do chỉ có một bản sao của nhiễm sắc thể X, nam giới có nguy cơ cao hơn mắc bệnh hemophilia.

Hầu hết những người mắc bệnh von Willebrand di truyền một đột biến ảnh hưởng đến việc sản xuất yếu tố von Willebrand. Trong một số ít các trường hợp, đột biến có thể xảy ra tự phát hoặc do một vấn đề y tế khác mà không có tiền sử gia đình về tình trạng này.

Nguyên nhân của rối loạn đông máu không phải lúc nào cũng rõ ràng. Ví dụ, thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh có thể là do trẻ không được tiêm vitamin K khi mới sinh, mắc các bệnh về gan hoặc tiêu hóa, hoặc có cha hoặc mẹ ruột sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như isoniazid.

Một số yếu tố nguy cơ gây rối loạn đông máu có thể bao gồm:

  • Tuổi, chẳng hạn như trẻ sơ sinh thiếu vitamin K hoặc người lớn tuổi bị bệnh hemophilia A
  • Tiền sử gia đình có mắc rối loạn đông máu
  • Nam giới
  • Các tình trạng y tế khác, chẳng hạn như ung thư, bệnh tự miễn dịch hoặc bệnh gan
  • Truyền máu
  • Béo phì
  • Nhiễm trùng
  • Thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc làm loãng máu hoặc interferon alfa
  • Phẫu thuật
  • Thuốc có bản chất là hormone, chẳng hạn như thuốc tránh thai
  • Mang thai và sinh con
  • Không hoạt động thể chất và ngồi trong thời gian dài
  • Thiết bị y tế làm tăng lưu lượng máu

Chẩn đoán rối loạn đông máu

Các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và khai thác bệnh sử để chẩn đoán rối loạn đông máu. Họ cũng sẽ hỏi về các thành viên trong gia đình có bất kỳ rối loạn đông máu nào không, điều này có thể gợi ý về sự di truyền của tình trạng tương tự. Khám sức khỏe cũng sẽ giúp xác định các triệu chứng có thể nhìn thấy, chẳng hạn như bầm tím và sưng tấy.

Nếu bác sĩ nghi ngờ rối loạn đông máu, họ sẽ chỉ định các xét nghiệm bổ sung để xác định chẩn đoán. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm D-dimer, kiểm tra huyết khối tĩnh mạch
  • Công thức máu toàn phần
  • Xét nghiệm thời gian thromboplastin hoặc prothrombin một phần, đo thời gian hình thành cục máu đông
  • Xét nghiệm yếu tố đông máu để xác định bất kỳ yếu tố đông máu nào bị thiếu
  • Kiểm tra yếu tố von Willebrand
  • Xét nghiệm di truyền để xác định các gen có thể gây rối loạn đông máu
  • Chuẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm hoặc chụp CT, để kiểm tra các cục máu đôngTop of Form

Điều trị rối loạn đông máu

Phương pháp điều trị tốt nhất sẽ tùy thuộc vào loại rối loạn đông máu, mức độ nghiêm trọng của nó và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Các phương pháp điều trị thường nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng. Các bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều loại thuốc sau:

  • Thuốc chống tiêu sợi huyết để điều trị chảy máu sau khi sinh hoặc phẫu thuật
  • Thuốc tránh thai để giảm lượng máu kinh
  • Desmopressin
  • Thuốc ức chế miễn dịch
  • Bổ sung vitamin K
  • Chất chống đông để giảm nguy cơ đông máu ở những người có tình trạng tăng đông máu
  • Thuốc ức chế thrombin hoặc thuốc làm tan huyết khối

Các bác sĩ cũng có thể đề nghị các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như liệu pháp thay thế yếu tố đông máu. Đó là việc thay thế các yếu tố đông máu bị thiếu bằng cách sử dụng máu hiến hoặc tổng hợp.

Những người gặp phải cục máu đông có thể cần được xử trí cấp cứu. Bác sĩ có thể loại bỏ cục huyết khối bằng cách sử dụng một ống mềm để làm vỡ cục máu đông – sau đó chèn thiết bị lọc vào các tĩnh mạch sâu để bắt cục máu đông trước khi chúng di chuyển đến phổi hoặc tim.

Khi nào cần đi khám?

Việc tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng rối loạn đông máu là điều cần thiết. Hậu quả của việc hình thành quá ít hoặc quá nhiều cục máu đông có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị.

Một số rối loạn đông máu xuất hiện khi sinh và bác sĩ có thể xác định vấn đề ngay lập tức. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ sàng lọc tình trạng rối loạn đông máu nếu có một số yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như cha mẹ ruột bị bệnh hemophilia.

Điều quan trọng là phải tìm ra các triệu chứng và hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu có dấu hiệu của rối loạn đông máu. Ví dụ, chảy máu nhiều, sưng tấy và dễ bầm tím đều là dấu hiệu của rối loạn chảy máu.

Huyết khối tĩnh mạch cũng có thể nhanh chóng trở thành mối đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, điều quan trọng là mọi người phải đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu họ nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo, chẳng hạn như sưng, đau.

Tóm tắt

Rối loạn đông máu ảnh hưởng đến khả năng hình thành cục máu đông của cơ thể - chúng gây ra quá ít hoặc quá nhiều cục máu đông, cả hai đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Một số rối loạn đông máu có tính chất di truyền. Tuy nhiên, mọi người cũng có thể mắc phải chúng trong suốt cuộc đời do một số loại thuốc hoặc tình trạng bệnh lý khác.

Bất kỳ ai có dấu hiệu rối loạn đông máu nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Các phương pháp điều trị thường bao gồm một hoặc nhiều loại thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh, trong khi một số người có thể cần các phương pháp điều trị bổ sung, chẳng hạn như sử dụng yếu tố đông máu thay thế.

Câu hỏi liên quan

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đông máu gồm: Fibrinogen, Prothrombin, Thromboplastin mô, Ca++, Proaccelerin, Proconvertin,...
Xem thêm
Đông máu nội mạch lan tỏa hay đông máu rải rác trong lòng mạch (Disseminated Intravascular Coagulation – DIC) là một dạng rối loạn hoạt động của hệ thống đông cầm máu theo dòng chảy huyết khối – xuất huyết và là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau.
Xem thêm
Các xét nghiệm thăm dò chức năng đông máu gồm: Đếm số lượng tiểu cầu nhờ xét nghiệm tổng phân tích máu, Xét nghiệm PT – Prothrombin time, Xét nghiệm APTT – thời gian Thromboplastin từng phần được hoạt hoá,...
Xem thêm
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị nào chữa được bệnh máu khó đông bởi đây là bệnh có tính di truyền, chúng ta chỉ có thể khắc phục và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
Xem thêm
Rối loạn đông máu là tình trạng bị thiếu hụt các yếu tố đông máu dẫn đến việc máu chảy mà không đông lại như bình thường.
Xem thêm
Có 3 nhóm thuốc chống đông máu chính được sử dụng trên lâm sàng với bản chất và cơ chế tác dụng khác nhau: Heparin, Thuốc kháng vitamin K, Thuốc chống kết tập tiểu cầu
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Đông máu
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!