Rau muống: Loại rau dân dã với nhiều lợi ích

Rau muống gắn bó với chúng ta từ thủa ấu thơ cho tới bây giờ. Món ăn từ rau muống rất phong phú như: Rau muống luộc, rau muống xào tỏi, rau muống nấu canh hến, rau muống nấu ốc, rau muống xào thịt trâu… có khoảng hơn 35 món từ rau muống.

Giới thiệu về cây rau muống

Rau muống tên khoa học: Ipomoea reptans.

Thuộc họ: bìm bìm Convollulaceae.

Đặc điểm mọc bò dưới nước hoặc trên cạn, thân rỗng ruột, dày, có hoa và quả ra hạt. Hoa hay kết quả mùa thu, một số nơi lấy hạt gieo cho vụ sau. Cây sinh sản vô tính bằng phương pháp dâm cành, hoặc hữu tính bằng hạt. Cây phát triển mạnh vào mùa hè, người dân dùng làm thức ăn nấu canh.

Ở Việt Nam, rau muống được chia thành hai loại phổ biến là rau muống trắng và rau muống tía. Rau muống trắng thường được trồng trên cạn, gieo trồng theo luống. Rau muống tía thường mọc hoang dưới nước, có thân đỏ nên còn được gọi là rau muống đồng, rau muống ruộng hay rau muống đỏ.

Giá trị dinh dưỡng của rau muống

Loại rau xanh này chứa nhiều dưỡng chất và ít calorie, do đó rất tốt cho người muốn giảm cân.

Trong 100g rau chứa:

  • Nước: 86g
  • Calorie: 19kcal (2% DV – daily value- lượng khuyến nghị hằng ngày)
  • Carbohydrate: 3,14g (2% DV)
  • Đường: 9,85
  • Protein: 2,6g (4,5% DV)
  • Chất béo: 0,2g (1% DV)
  • Cholesterol: 0mg
  • Chất xơ: 2,1g (5,5% DV)

Vitamin

  • Thiamin (B1): 0,03mg
  • Folat (B9): 57 microgam
  • Niacin (B3): 0,90mg
  • Axít pantothenic (B5): 0,141mg
  • Riboflavin: 0,10 mg
  • Vitamin A: 6.300 IU (210% DV)
  • Vitamin C: 55mg (92% DV)                         

Các chất khác       

  • Sắt: 1,67mg (21% DV)
  • Kali: 312mg
  • Natri: 113mg
  • Canxi: 77mg
  • Phốt pho: 39mg
  • Magiê: 71mg (18% DV)
  • Kẽm: 0,18mg
  • Đồng: 0,023mg

Tác dụng của rau muống

12 tác dụng khủng của rau muống mà bạn chưa biết

Với những giá trị dinh dưỡng của rau muống thì việc sử dụng một cách hợp lý sẽ đem lại tác dụng như sau:

Giảm cholesterol

Rau muống là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn giảm cân và lượng cholesterol tự nhiên. Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột đã chứng minh rau muống còn giúp hạn chế triglycoside (chỉ số mỡ máu).

Hỗ trợ điều trị vàng da và các vấn đề về gan

Theo Medical Health Guide, rau muống được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị vàng da và các vấn đề về gan.

Một nghiên cứu đã chứng minh rằng loại rau này giúp chống lại các hóa chất gây hại và quá trình oxy hóa nhờ enzym giải độc, đồng thời loại bỏ các gốc tự do.

Điều trị thiếu máu

Sắt là khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là các tế bào máu đỏ. Vì vậy, hàm lượng sắt cao trong lá rau muống rất có lợi cho những người bị thiếu máu cũng như phụ nữ mang thai. 

Điều trị chứng khó tiêu và táo bón

Rau muống giàu chất xơ, hỗ trợ điều trị các rối loạn tiêu hóaRau muống giàu chất xơ, hỗ trợ điều trị các rối loạn tiêu hóaDo giàu chất xơ, rau muống giúp hỗ trợ và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên. Đặc tính nhuận tràng của loại rau này mang nhiều lợi ích cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón.

Thậm chí, nước luộc rau cũng có thể chữa các bệnh này. Ngoài ra, rau muống còn được sử dụng để điều trị nhiễm giun đường ruột rất hiệu quả.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn rau muống thường xuyên kích thích phát triển các chất đề kháng chống lại bệnh tiểu đường. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ mang thai.

Bảo vệ tim

Rau muống chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, C và beta-carotene. Chúng đóng vai trò quan trọng, giúp làm giảm các gốc tự do, chống oxy hóa cholesterol.

Bên cạnh đó, folate trong rau muống giúp chuyển đổi homocysteine, một loại hóa chất khi ở mức độ cao có khả năng gây đau tim hoặc đột quỵ.

Khoáng chất magiê trong rau muống giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim.

Ngăn ngừa ung thư

Rau muống bao gồm 13 hợp chất chống oxy hóa khác nhau, thích hợp để phòng ngừa ung thư (trực tràng, dạ dày, vú, da).

Các chất này có tác dụng loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, giúp thay đổi điều kiện sinh sôi của các tế bào ung thư và tăng cường môi trường tế bào tự nhiên.

Có lợi cho mắt

Rau muống rất giàu carotenoid, vitamin A và lutein, những dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ đôi mắt. Nó cũng làm tăng nồng độ glutathione, hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

Tăng cường miễn dịch

Ăn rau muống thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thúc đẩy xương phát triển, góp phần tăng cường sức khỏe bằng cách trung hòa và loại bỏ độc tố.

Lợi ích sức khỏe khác

Ngoài những lợi ích nêu trên, rau muống còn có hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh, đau răng, chảy máu mũi…

Nó cũng là loại thuốc an thần cho những người mất ngủ hoặc khó ngủ, thúc đẩy nôn trong trường hợp bị ngộ độc. Bên cạnh đó, bạn có thể hạ sốt bằng cách sử dụng thấm nước ép rau muống vào miếng gạc lạnh.

Bầu có ăn rau muống được không?

Theo các chuyên gia, rau muống mang lại rất nhiều lợi ích cho các bà bầu cũng như sản phụ sau sinh. Tuy nhiên cần phải có chế độ ăn một cách điều độ.

Rau muống rất tốt cho phụ nữ mang thaiRau muống rất tốt cho phụ nữ mang thai

Khi mang thai, chị em phụ nữ ăn rau muống sẽ có lợi cho sức khỏe, cung cấp giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho cả mẹ và bé. Cụ thể như sau:

  • Bà bầu ăn rau muống giúp bổ máu: Rau muống dồi giàu sắt, vì vậy khi mang thai nếu ăn rau muống phù hợp thì sẽ giúp mẹ bầu bổ sung hàm lượng sắt tự nhiên cho cơ thể, hạn chế tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai.
  • Giúp kích thích tiêu hóa: Khi mang thai, tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mẹ bầu. Trong rau muống có chứa nhiều chất xơ, giúp tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa. Vì vậy, bà bầu ăn rau muống là phương thuốc hiệu quả giúp giảm và phòng chống rối loạn tiêu hóa.
  • Phòng bệnh tiểu đường thai kỳ: Trong rau muống có chứa dưỡng chất giống insulin, ăn rau muống điều độ sẽ giúp bà bầu cân bằng lượng đường trong máu, phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Thanh nhiệt cơ thể cho mẹ bầu, ổn định huyết áp trong quá trình mang thai: Dưỡng chất trong rau muống có công dụng ổn định huyết áp cũng như thanh nhiệt giải độc cơ thể, vì vậy ăn rau muống giúp hạn chế chứng đau đầu ở bà bầu, tốt cho sức khỏe hệ tim mạch của cả mẹ và bé.

Bà bầu và phụ nữ sau sinh đều có thể ăn rau muống, nếu ăn rau muống đúng cách ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ thì đều sẽ không ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Nước ép rau muống thải độc

Ngoài các tác dụng kể trên, trong Đông y còn đề cao tác dụng đánh giá cao tác dụng chống độc, giải độc của rau muống.

Nước ép rau muống có tác dụng chống độc, thải độcNước ép rau muống có tác dụng chống độc, thải độcTrong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS Đỗ Tất Lợi nói rằng đây là thứ rau làm mất tác dụng của những thuốc đã uống và nhất là dùng để giải các chất độc. Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống.

Trong "Những cây rau làm thuốc", PTS Võ Văn Chi còn liệt kê ra các chứng ngộ độc có thể dùng rau muống để hóa giải như ngộ độc thức ăn, ngộ độc lá ngón, thạch tín, nấm độc, ngộ độc thuốc...

Cách dùng để giải độc: Lấy toàn cây hoặc cả rễ từ 500 - 1000g giã ra, vắt lấy nước uống. Có thể dùng phối hợp với đậu xanh 120g, rễ cam thảo bắc 30g sắc lên uống thì kết quả tốt hơn.

Ngoài ra, nước ép rau muống cũng cực kỳ tốt cho làn da. Uống nước ép rau muống sẽ giúp trẻ hóa da nhờ khả năng loại bỏ các độc tố có hại ra khỏi cơ thể. Trong rau muống chứa nhiều vitamin A, C, carotenoid và lutein, là những khoáng chất quan trọng làm da sáng và săn chắc hơn.

Lưu ý khi ăn rau muống

Rau được xem là an toàn và không có tác dụng phụ được báo cáo. Dù vậy, vẫn cần nghiên cứu thêm để kết luận.

  • Nếu dùng sống: Cần rửa kỹ để tránh bị nhiễm khuẩn. Trong rau muống có thể có nhiều loại kí sinh trùng, đặc biệt là sán lá ruột lớn Fasciolopsis buski, nguy cơ xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống (rau muống chẻ, nộm rau muống) hoặc chế biến chưa chín kĩ.
  • Do là cây bán thủy sinh, nên nếu rau muống được trồng ở nguồn nước ô nhiễm hoặc nước bị nhiễm kim loại nặng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của rau, có thể gây ngộ độc.
  • Khi đang dùng thuốc đông y, không nên ăn quá nhiều rau muống vì có thể làm giảm tác dụng của bài thuốc (giống như tác dụng của đậu xanh).
  • Loại rau này có thể có tác dụng phụ là giảm lượng đường trong máu. Do đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc tiểu đường.

Trong rau muống có thể có nhiều loại kí sinh trùngTrong rau muống có thể có nhiều loại kí sinh trùng

Những người không nên ăn rau muống

Người bị gout, sỏi thận

Những người đang mắc chứng bệnh gout, viêm nhiễm đường tiết niệu nguyên nhân do sỏi thận và người huyết áp cao không nên ăn rau muống. Vì trong thành phần của rau muống có chứa các axit oxalic, chất này làm ảnh hưởng nhiều trên sự ức chế hấp thu của canxi và kẽm.

Đồng thời, còn dễ hình thành và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến hình thành sỏi thận và khiến cho sỏi càng ngày càng to và trầm trọng hơn.

Người đang bị vết thương mềm

Đối với người đang có vết thương mềm sẽ rất dễ bị để lại sẹo nếu ăn rau muống cùng thịt bò. Lý do là vì hai thực phẩm này sẽ kích thích tăng sinh tế bào gây ra hiện tượng sẹo lồi trên da.

Người điều trị ngoại khoa nội khoa

Rau muống cũng nằm trong danh sách những thực phẩm cần phải kiêng đối với những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa vì sẽ gây ra những sẹo lồi gây mất thẩm mỹ cũng như kéo dài thời gian điều trị.

Thuốc sẽ không có tác dụng nếu như người bệnh đang sử dụng thuốc Đông y để điều trị. Việc bạn ăn rau muống sẽ vô tình làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc đang điều trị. 

Người đau xương khớp

Đối với người đang bị bệnh đau nhức xương khớp, việc ăn rau muống sẽ khiến chỗ đau càng thêm cảm giác bị tê nhức.

Những người đang uống thuốc Đông y       

Thuốc sẽ không có tác dụng nếu như người bệnh đang sử dụng thuốc Đông y để điều trị. Việc bạn ăn rau muống sẽ vô tình làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc đang điều trị.

Người bụng dạ yếu, dễ dị ứng

Đối với những người có bụng dạ yếu, dễ dị ứng khi ăn rau muống có chứa loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn có tên là Fasciolopsis buski, đặc biệt trong trường hợp ăn rau còn sống, hoặc nấu chưa được chín kĩ.

Người bị tiêu chảy

Vì rau muống thường bị nhiễm nhiều loại ký sinh trùng do chúng thường được trồng, thả ở những nơi ao hồ. Vì vậy, triệu chứng tiêu chảy có thể sẽ nguy hiểm, nặng hơn gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài nếu như người bệnh ăn rau muống được trồng ở nơi ao hồ.

Người hay bị ngộ độc

Rau muống thường chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu nên đây là loại rau nằm trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm. Người tiêu dùng có thể bị ngộ độc mãn tính vì ăn phải các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép

Câu hỏi liên quan

Ít calo và chất béo Vitamin C Vitamin B Khoáng chất (Fe, K, Mg, K…)
Xem thêm
Chọn nguyên liệu: Rau muống 500 gr(khoảng 1 bó) Trứng gà 2 quả Tỏi 4 tép Dầu ăn 1 muỗng canh Gia vị thông dụng 1 ít(Đường/ bột ngọt/ hạt nêm/ tiêu xay) Sơ chế nguyên liệu Xào rau muống với trứng
Xem thêm
Hiện nay, không có bất kỳ nghiên cứu hay nguồn tin chính thống nào khẳng định: uống thuốc tây không được ăn rau muống. Vì vậy, câu trả lời cho vấn đề: Uống thuốc tây ăn rau muống có được không? là: CÓ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi ăn, có những lưu ý mà mọi người nên biết. Cùng tiếp tục theo dõi trong phần 2 dưới đây nhé.
Xem thêm
Người đang có vết thương: Những người đang có vết thương trên da tuyệt đối không nên ăn rau muống, bởi chúng có khả năng kích thích sinh tế bào gây sẹo, làm tình trạng vết thương của bạn xấu đi. Thậm chí, ăn rau muống sẽ khiến cho chỗ da non đang mọc bị ngứa nhiều hơn. Vì thế, hãy chỉ nên ăn rau muống khi vết thương của bạn đã lành hoàn toàn. Người mắc bệnh gout, sỏi thận: Nếu bạn nằm trong nhóm người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, huyết áp cao, hãy hạn chế hoặc không ăn rau muống nếu có thể. Hãy theo dõi cơ thể khi ăn rau muống - khi thấy có những biểu hiện bất thường, cần dừng lại ngay. Người mắc bệnh viêm khớp: Nếu bạn thường xuyên đau nhức xương khớp hay mắc bệnh viêm khớp, hãy bỏ qua rau muống trong thực đơn hàng ngày. Những dưỡng chất có trong loại rau này có khả năng khiến cơn đau nhức khớp của bạn trầm trọng hơn, gây khó chịu, mệt mỏi. Người đang sử dụng thuốc Đông y: Khi đang trong quá trình điều trị hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y, bạn tuyệt đối không nên ăn rau muống. Dinh dưỡng rau muống có khả năng làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc Đông y khiến bệnh lâu khỏi. Người có hệ tiêu hóa yếu: Ký sinh trùng sán lá có tên Fasciolopsis buski được tìm thấy trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn gỏi rau muống hoặc rau chưa chín. Với những người có hệ tiêu hóa yếu, hãy hạn chế ăn rau muống sống vì loại ký sinh trùng này có thể gây nên các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, dị ứng…
Xem thêm
Mặc dù rau muống rất phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết rau muống bao nhiêu calo? Rau muống có mức độ giá trị cao, trong 100gr rau muống có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: chất xơ, vitamin C, vitamin B6,… và đặc biệt là sắt. Nhưng lượng calo trong 100gr này chỉ chứa 30 calo, vì vậy không ít người chọn loại rau này trong thực đơn giảm cân.
Xem thêm
Khu phong trừ thấp. Tiêu ung nhọt, tán kết. Rễ trị phong thấp tê mỏi. Thông tiểu tiện. Chữa phù thũng. Trị rắn cắn, trị ung nhọt. Dùng ngoài đắp lên các vết loét, mụn nhọt đang mưng mủ, trị bỏng. Chữa bệnh ngoài da, viêm da dị ứng. Chữa trĩ, trĩ xuất huyết. Hạt, lá chữa người mệt mỏi, căng thẳng.
Xem thêm
Trong rau muống có thể có nhiều loại kí sinh trùng, đặc biệt là sán lá ruột lớn Fasciolopsis buski, nguy cơ xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống (rau muống chẻ, nộm rau muống) hoặc chế biến chưa chín kĩ. Do là cây bán thủy sinh, nên nếu rau muống được trồng ở nguồn nước ô nhiễm hoặc nước bị nhiễm kim loại nặng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của rau, có thể gây ngộ độc. Khi đang dùng thuốc đông y, không nên ăn quá nhiều rau muống vì có thể làm giảm tác dụng của bài thuốc (giống như tác dụng của đậu xanh).
Xem thêm
Trong rất nhiều loại rau thì rau muống là món ưa thích của nhiều người bởi nó dễ ăn, giòn ngọt mà giá cả phải chăng. Nhưng nhiều người thường thắc mắc “bà bầu ăn rau muống có được không” vì sợ con sinh ra bị rốn lồi hay chậm lành vết thương,... Thực chất, rau muống có chứa rất nhiều acid folic tự nhiên tốt cho sức khỏe. Vì vậy, bà bầu nên sử dụng để bổ sung acid folic trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên nhằm hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu của thai kỳ nếu thể trạng của mẹ không được tốt thì tuyệt đối không nên ăn rau muống.
Xem thêm
Theo những chia sẻ ở trên thì rau muống có nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ sau sinh. Thế nhưng, nếu vừa sinh xong mà ăn rau muống liền thì có thể hình thành sẹo lồi ở những vết thương trên cơ thể. Phụ nữ sinh thường sẽ phải khâu tầng sinh môn, còn những mẹ sinh mổ sẽ có vết thương ở bụng. Chỉ cần là vết thương thì khi mẹ ăn rau muống thường sẽ để lại sẹo lồi. Nguyên nhân là vì rau muống có chứa các chất dinh dưỡng khi ăn vào sẽ tác động lên mô da và kích thích tăng sinh các sợi collagen. Các sợi này lại sắp xếp một cách rất lộn xộn, tạo thành các mô lồi lõm không như mô da ban đầu. Theo thời gian, các mô lồi lõm này sẽ hình thành các mô cứng và trở thành sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. Do đó, nếu mẹ sau sinh ăn rau muống thì sẽ khiến vết thương lâu lành hơn và thậm chí là gây ngứa rát.
Xem thêm
Rau muống có vị ngọt, tính hàn, giúp giải nhiệt và giải độc hiệu quả, bên cạnh đó nó còn giúp bạn tăng cường sức đề kháng. Trong rau muống còn chứa nhiều chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, tiêu sưng, giảm căng tức thành tĩnh mạch, giúp hạn chế bị phù thủng, ngăn ngừa quá trình hình thành nên các búi trĩ. Với những bệnh nhân bị trĩ ra máu, thì việc bổ sung thêm sắt là điều rất cần thiết. Rau muống có chứa nhiều chất sắt, vì thế người mặc bệnh trĩ nên ăn rau muống để không bị thiếu máu, dẫn đến tình trạng chóng mặt và mệt mỏi,... Vì thế, để giảm những cơn đau và ngăn ngừa tình trạng hình thành nên các búi trĩ, thì bạn bên bổ sung rau muống vào thực đơn của mình nha.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Rau muống (rau củ quả)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!