Phương pháp nhận biết và phân biệt các chất hóa học (2024) chi tiết và đầy đủ nhất

1900.edu.vn gửi tới bạn đọc bài viết Phương pháp nhận biết và phân biệt các chất hóa học hay và chi tiết nhất. Bài viết sẽ giúp các bạn học sinh được nâng cao vận dụng khả năng phân tích, từ các tính chất cơ bản của các chất, bằng các dạng bài tập đưa vào. Mời bạn đọc tham khảo:

Phương pháp nhận biết và phân biệt các chất hóa học

I. Phương pháp giải bài tập nhận biết các chất hóa học

- Bước 1: Đầu tiên cần chiết (trích mẫu thử) các chất cần nhận biết vào các ống nghiệm (có đánh số cụ thể).

- Bước 2: Chọn thuốc thử thích hợp (tuỳ theo yêu cầu đề bài: thuốc thử tuỳ chọn, hạn chế hay không dùng thuốc thử nào khác).

- Bước 3: Cho vào các ống nghiệm ghi nhận các hiện tượng, sau đó rút ra kết luận đã nhận biết, phân biệt được hoá chất nào.

- Bước 4: Viết phương trình hóa học minh hoạ.

II. Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết các chất hóa học

- Để phân biệt hay nhận biết các chất hóa học, ta cần dựa vào phản ứng đặc trưng và xem xét các hiện tượng: Như có chất kết tủa tạo thành sau phản ứng, việc đổi màu dung dịch, giải phóng chất có mùi hoặc có hiện tượng sủi bọt khí. Hoặc để nhận biết các chất hóa học, bạn có thể sử dụng một số tính chất vật lý (nếu như bài cho phép) như nung ở nhiệt độ khác nhau, hay hoà tan các chất vào nước…

- Phản ứng hoá học được chọn để nhận biết là phản ứng đặc trưng đơn giản và có dấu hiệu rõ rệt. Trừ trường hợp đặc biệt, thông thường muốn nhận biết n hoá chất cần phải tiến hành (n - 1) thí nghiệm.

- Tất cả các chất được lựa chọn dùng để nhận biết các hoá chất theo yêu cầu của đề bài, đều được coi là thuốc thử.

- Lưu ý: Khái niệm phân biệt bao hàm ý so sánh (ít nhất phải có hai hoá chất trở lên) nhưng mục đích cuối cùng của phân biệt cũng là nhằm nhận biết tên của một số hoá chất nào đó.

III. Các dạng bài tập nhận biết các chất hóa học

Dạng 1. Bài tập nhận biết bằng thuốc thử tự chọn

* Cách nhận biết một số hợp chất

1. Dung dịch bazơ.

Ca(OH)2: Dùng CO2, SO2: Có kết tủa trắng (Nếu sục đến dư kết tủa tan ra).

Ba(OH)2: Dùng dịch H2SO4 → Kết tủa màu trắng.

2. Dung dịch axit.

HCl: Dùng dung dịch AgNO3 → Kết tủa trắng.

H2SO4: Dùng dung dịch BaCl2 → Kết tủa trắng.

HNO3: Dùng bột Cu và đun ở nhiệt độ cao → Dung dịch màu xanh, khí màu nâu đỏ thoát ra.

3. Dung dịch muối.

Muối clorua (-Cl): Dùng dung dịch AgNO3 → Kết tủa trắng

Muối sunfat: Dùng dung dịch BaCl2 → kết tủa trắng.

Muối cacbonat (=CO3): Dùng dung dịch axit (HCl, H2SO4 → Khí

Muối sunfua (=S): Dùng dung dịch Pb(NO3)2 → Kết tủa màu đen.

Muối photphat (PO4): Dùng dung dịch AgNO3 → Kết tủa màu vàng

4. Các oxit của kim loại.

Thường hòa tan vào nước → Chia làm 2 nhóm: Tan trong nước và không tan trong nước.

  • Nhóm tan trong nước cho tác dụng với CO2 (Nếu thử bằng quỳ tím →Xanh)

Nếu không có kết tủa: Kim loại trong oxit là kim loại kiềm (Hóa trị I).

Nếu có kết tủa: kim loại trong oxit là kim loại kiềm thổ (Hóa trị II).

  • Nhóm không tan trong nước cho tác dụng với dung dịch bazơ (NaOH).

Nếu tan trong dung dịch kiềm thì kim loại trong oxit là Al, Zn, Cr.

Nếu không tan trong dung dịch kiềm thì là kim loại khác.

Các oxit của phi kim: Cho vào nước thử bằng quỳ tím → Đỏ.

* Phương pháp giải bài tập nhận biết 

1. Nhận biết chất rắn

Khi nhận biết các chất rắn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Nếu đề yêu cầu nhận biết các chất ở thể rắn, hãy thử nhận biết theo thứ tự:

Bước 1: Thử tính tan trong nước.

Bước 2: Thử bằng dung dịch axit (HCl, H2SO4, HNO3…)

Bước 3: Thử bằng dung dịch kiềm.

Có thể dùng thêm lửa hoặc nhiệt độ, nếu cần.

Ví dụ minh hoạ: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất rắn riêng biệt sau:

a) BaO, MgO, CuO

b) CuO, Al, MgO, Ag

c) CaO, Na2O, MgO và P2O5

d) Na2O, CaO, Ag2O, Al2O3, Fe2O3, MnO2, CuO.

e) P2O5, Na2CO3, NaCl, MgCO3

f) NaOH, KNO3, CaCO3, MgO, P2O5, BaSO4

Hướng dẫn:

Trích mẫu thử cho vào các ống nghiệm riêng biệt để nhận biết:

a) BaO, MgO, CuO

Hoà tan 3 oxit kim loại bằng nước nhận biết được BaO tan tạo ra dung dịch trong suốt:

BaO + H2O → Ba(OH)2

Hai oxit còn lại cho tác dụng với dung dịch HCl, nhận ra MgO tạo ra dung dịch không màu, CuO tan tạo dung dịch màu xanh.

Phương trình hóa học xảy ra

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

b) CuO, Al, MgO, Ag

  • Dùng dung dịch NaOH nhận biết Al vì có khí bay ra:

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

  • Dùng dung dịch HCl nhận biết:

MgO tan tạo dung dịch không màu:

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

CuO tan tạo dung dịch màu xanh:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Còn lại Ag không phản ứng

c) CaO, Na2O, MgO và P2O5

Hoà tan 4 mẫu thử vào nước nhận biết được MgO không tan; CaO tan tạo dung dịch đục; hai mẫu thử còn lại tan tạo dung dịch trong suốt.

Thử giấy quì tím với hai dung dịch vừa tạo thành, nếu giấy quì tím chuyển sang đỏ là dung dịch axit chất ban đầu là P2O5; nếu quì tím chuyển sang xanh là bazơ chất ban đầu là Na2O.

Phương trình hóa học xảy ra

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

d) Na2O, CaO, Ag2O, Al2O3, Fe2O3, MnO2, CuO.

  • Hoà tan các mẫu thử vào nước nhận biết Na2O tan tạo dung dịch trong suốt; CaO tan tạo dung dịch đục.

Phương trình hóa học xảy ra

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

  • Dùng dung dịch HCl đặc để nhận biết các mẫu thử còn lại

Phương trình hóa học xảy ra

Ag2O + 2HCl → 2AgCl ↓ trắng + H2O

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O (dung dịch không màu)

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + H2O (dd màu vàng nhạt)

CuO + 2HCl → CuCl2 + 2H2O (dung dịch màu xanh)

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 vàng nhạt + 2H2O

e) P2O5, Na2CO3, NaCl, MgCO3

Hoà tan các mẫu thử vào nước nhận biết được MgCO3 vì không tan, 3 mẫu thử còn lại tan tạo dung dịch trong suốt.

Dùng giấy quì tím thử các dung dịch vừa tạo thành nhận biết được dung dịch Na2CO3 làm quì tím hoá xanh, dung dịch làm quì tím hoá đỏ là H3PO4 chất ban đầu là P2O5, dung dịch không đổi màu quì tím là NaCl.

f) NaOH, KNO3, CaCO3, MgO, P2O5, BaSO4

- Hoà tan các mẫu thử vào nước, ta chia thành hai nhóm:

+ Nhóm 1 tan: NaOH, KNO3, P2O5

+ Nhóm 2 không tan: CaCO3, MgO, BaSO4

- Dùng quì tím thử các dung dịch ở nhóm 1:

+ Dung dịch làm quì tím hoá xanh là NaOH

+ Dung dịch làm quì tím hoá đỏ là H3PO4 chất ban đầu là P2O5

+ Dung dịch không làm đổi màu quì tím là KNO3.

- Cho các mẫu thử ở nhóm 2 tác dụng với dung dịch HCl:

+ Mẫu thử có sủi bọt khí là CaCO3

+ Mẫu thử tan tạo dung dịch trong suốt là MgO

+ Mẫu thử không phản ứng là BaSO4.

- Phương trình hóa học xảy ra

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

2. Nhận biết dung dịch

Một số lưu ý:

Nếu phải nhận biết các dung dich mà trong đó có axit hoặc bazơ và muối thì nên dùng quì tím (hoặc dung dịch phenolphtalein) để nhận biết axit hoặc bazơ trước rồi mới nhận biết đến muối sau.

Nếu phải nhận biết các muối tan, thường nên nhận biết anion (gốc axit) trước, nếu không được thì mới nhận biết cation (kim loại hoặc amoni) sau.

Ví dụ minh hoạ: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch sau:

a) HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl.

b) HCl, H2SO4 NaCl, Na2CO3

c) NaOH, BaCl2, Ba(OH)2, NaCl

d) Na2SO4, K2CO3, BaCl2, AgNO3

e) KNO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3

Hướng dẫn:

Trích các mẫu thử để nhận biết

a) HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl.

- Dùng quì tím nhận biết HCl vì làm quì tím hoá đỏ, NaOH làm quì tím hoá xanh, Na2SO4 và NaCl không làm đổi màu quì tím.

- Dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết 2 dung dịch không làm đổi màu quì tím Na2SO4 phản ứng tạo kết tủa trắng, NaCl không phản ứng.

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4trắng + 2NaCl

b) HCl, H2SO4 NaCl, Na2CO3

- Dùng quỳ tím để nhận biết được 2 nhóm:

+ Nhóm 1 làm quỳ tím hóa đỏ:  HCl và H2SO4

+ Nhóm 2 không làm đổi màu quỳ tím NaCl và Na2CO3,

- Lấy mỗi chất một ít làm mẫu thử. Mỗi lần làm thí nghiệm thay mẫu thử mới. Cho HCl vào các mẫu thử nhóm số 2. Mẫu sủi bọt khí là Na2CO3.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑+ H2O

- Cho dung dịch BaCl2 vào nhóm I. Mẫu xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4.

BaCl2+ H2SO4→ BaSO4 ↓+ 2HCl

- Mẫu còn lại không có hiện tượng gì là HCl.

c) NaOH, BaCl2, Ba(OH)2, NaCl

- Dùng quì tím chia thành hai nhóm.

Nhóm 1: NaOH, Ba(OH)2 làm quì tím hoá xanh

Nhóm 2: BaCl2, NaCl không đổi màu quì tím

- Cho dung dịch Na2SO4 vào từng mẫu thử ở hai nhóm.

Nhóm 1: mẫu tạo kết tủa trắng là Ba(OH)2, NaOH không phản ứng.

Nhóm 2: mẫu tạo kết tủa trắng là BaCl2, NaCl không phản ứng.

- Phương trình hóa học:

Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 trắng + 2NaOH

BaCl2 + Na2SO4  → BaSO4 trắng + 2NaCl

d) Na2SO4, K2CO3, BaCl2, AgNO3

- Trích mẫu thử và đánh dấu thứ tự:

- Cho quỳ tím vào các mẫu thử:

+ Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ → nhận ra dung dịch AgNO3

+ Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa xanh → nhận ra dung dịch K2CO3

+ Mẫu thử nào không đổi màu → nhận ra các dung dịch Na2SO4, BaCl2

- Cho dung dịch BaCl2 vào 2 mẫu thử còn lại:

+ Mẫu thử nào nếu xuất hiện kết tủa trắng → nhận ra dung dịch Na2SO4

BaCl2+ Na2SO4→ BaSO4↓+ 2NaCl

(trắng)

+ Nếu không có hiện tượng gì xảy ra → nhận ra dung dịch BaCl2

e)  KNO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3

- Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

- Sử dụng dung dịch NaOH để nhận biết

+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa xanh, chất ban đầu là Cu(NO3)2

NaOH + Cu(NO3)2 → NaNO3 + Cu(OH)2

+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa đỏ nâu thì chất ban đầu là Fe(NO3)3

Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3

+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng sau đó hóa đen, thì chất ban đầu là AgNO

AgNO3 + NaOH → AgOH + NaNO

AgOH  → Ag2O + H2O

+ Dung dịch không có hiện tượng gì là KNO3

 

3. Nhận biết chất khí.

Lưu ý: Khi nhận biết một chất khí bất kì, ta dẫn khí đó lội qua dung dịch, hoặc sục khí đó vào dung dịch, hoặc dẫn khí đó qua chất rắn rồi nung… Không làm ngược lại.

Ví dụ minh hoạ: Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các khí đựng trong các bình riêng biệt sau:

a) CO, CO2, SO2

b) CO, CO2, SO2, SO3, H2

Hướng dẫn:

a) CO, CO2, SO2

- Dẫn các khí lần lượt qua Br2

+ Nếu nước bị mất màu thì là SO2

Phương trình phản ứng

SO2+ Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

- Dẫn các khí còn lại qua dd nước vôi trong

+ Nếu xuất hiện vẩn đục nước vôi trong là CO2

Phương trình phản ứng

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓+ H2O

+ Còn lại là CO

b) CO, CO2, SO2, SO3, H2

- Dẫn từng khí qua dung dịch BaCl2 → nhận được SO3 tạo kết tủa trắng

Phương trình hóa học xảy ra

SO3 + BaCl2 + H2O → BaSO4↓trắng + 2HCl

- Dẫn các khí còn lại qua dung dịch nước brom → nhận biết được SO2 làm mất màu nước brom.

Phương trình hóa học xảy ra:

SO2+ Br2+ 2H2O → 2HBr + H2SO4

- Các khí còn lại dẫn qua dung dịch nước vôi trong → nhận biết được CO2 làm đục nước vôi trong.

Phương trình hóa học xảy ra:

CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

- Hai khí còn lại đốt trong oxi rồi dẫn sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong. Nếu khí làm đục nước vôi trong là CO2 → chất ban đầu là CO, khí không phản ứng là H2O → chất ban đầu là H2.

Phương trình phản ứng:

2CO + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} 2CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Dạng 2. Bài tập nhận biết với thuốc thử hạn chế

Lưu ý:

Nếu đề yêu cầu chỉ dùng một thuốc thử: Ban đầu nên dùng dung dịch kiềm hoặc dùng axit. Nếu không được hãy dùng thuốc thử khác.

Nếu đề yêu cầu chỉ dùng quì tím thì lưu ý những dung dịch muối làm đổi màu quì tím

Ví dụ minh hoạ:

Ví dụ 1: Chỉ được dùng nước, hãy nhận biết các chất rắn sau: NaOH, Al2O3, BaCO3, CaO.

Hướng dẫn:

- Hoà tan các mẫu thử vào nước nhận biết CaO tan tạo dung dịch đục, NaOH tan tạo dung dịch trong suốt. Còn Al2O3 và BaCO3 không tan.

- Lấy dung dịch NaOH vừa nhận ra ở trên cho vào 2 mẫu thử không bị hoà tan trong nước Al2O3 tan, BaCO3 không tan.

- Phương trình hóa học xảy ra

CaO + H2O → Ca(OH)2

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O (Không yêu cầu HS viết).

Ví dụ 2: Chỉ được dùng một hoá chất, hãy nhận biết các dung dịch sau: NH4Cl, (NH4)2SO4, FeCl3, CuCl2, NaCl.

Hướng dẫn:

- Dùng dung dịch Ba(OH)2 để nhận biết:

  • Có khí mùi khai bay ra là NH4Cl
  • Có khí mùi khai và có kết tủa trắng là (NH4)2SO4
  • Có kết tủa đỏ nâu là FeCl3
  • Có kết tủa màu xanh là CuCl2
  • Không có phản ứng là NaCl

- Phương trình hóa học xảy ra

Ba(OH)2 + 2NH4Cl →BaCl2 + 2NH3 + 2H2O

Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 →BaSO4 ↓ + 2NH3 + 2H2O

3Ba(OH)2 + 2FeCl3 → 2Fe(OH)3 + 3BaCl2

Ba(OH)2 + CuCl2 → Cu(OH)2 ↓ + BaCl2

Ví dụ 3: Chỉ được dùng quì tím, hãy nhận biết các dung dịch sau: HCl, Na2CO3, CaCl2, AgNO3

Hướng dẫn:

- Thử các dung dịch trên bằng giấy quì tím.

- Nhận biết được Na2CO3 vì làm quì tím hoá xanh; CaCl2 không làm đổi màu quì tím; HCl và AgNO3 làm quì tím hoá đỏ.

- Dùng dung dịch CaCl2 vừa nhận biết ở trên cho vào 2 mẫu thử làm quì tím hoá đỏ, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là CaCl2, không phản ứng là HCl.

- Phương trình hóa học xảy ra:

CaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Ca(NO3)2

Dạng 3. Bài tập nhận biết không dùng thuốc thử bên ngoài

Lưu ý: Nếu đề yêu cầu không được dùng thuốc thử bên ngoài. Nên làm theo thứ tự các bước sau:

Bước 1: Cho từng chất tác dụng với nhau.

Ví dụ: Giả sử phải nhận biết n dung dịch hoá chất đựng trong n lọ riêng biệt. Tiến hành thí nghiệm theo trình tự:

  • Ghi số thứ tự 1, 2, …, n lên n lọ đựng n dung dịch hoá chất cần nhận biết.
  • Rót dung dịch mỗi lọ lần lượt vào các ống nghiệm đã được đánh cùng số.
  • Nhỏ 1 dung dịch vào mẫu thử của (n – 1) dung dịch còn lại.

Bước 2: Sau n thí nghiệm đến khi hoàn tất phải lập bảng tổng kết hiện tượng.

Bước 3: Dựa vào bảng tổng kết hi=ện tượng để rút ra nhận xét, kết luận đã nhận được hoá chất nào (có kèm theo các phương trình phản ứng minh hoạ).

Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các dung dịch bằng phương pháp hoá học.

a) Na2CO3, HCl, BaCl2

b) HCl, H2SO4, Na2CO3, BaCl2

c) MgCl2, NaOH, NH4Cl, BaCl2, H2SO4

Hướng dẫn:

a) Na2CO3, HCl, BaCl2

- Trích ra các mẫu thử cho vào các ống nghiệm và đánh số thứ tự tương ứng.

- Lần lượt cho một mẫu thử tác dụng với hai mẫu thử còn lại. Sau 6 lượt thí nghiệm, ta có kết quả như bảng sau:

 

Na2CO3

HCl

BaCl2

Na2CO3

   

↓ trắng

HCl

 

Ko phản ứng

Ko phản ứng

BaCl2

↓ trắng

   

- Dựa vào bảng trên, ta thấy ở lượt thí nghiệm nào tạo và có ↓ trắng thì chất nhỏ vào là Na2CO3, mẫu thử tạo ↓ là HCl, mẫu thử tạo ↓ trắng là BaCl2.

b) Tương tự, lần lượt cho một mẫu thử tác dụng với 3 mẫu còn lại. Sau 12 lượt thí nghiệm, ta có bảng như sau:

 

HCl

H2SO4

Na2CO3

BaCl2

HCl

       

H2SO4

       

Na2CO3

     

↓ trắng

BaCl2

 

↓ trắng

↓ trắng

 

- Dựa vào bảng trên, ta thấy ở lượt thí nghiệm nào có khí thoát ra, có kết tủa trắng và không phản ứng thì chất nhỏ vào là H2SO4, mẫu thử tạo khí là Na2CO3, mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2, mẫu thử không phản ứng là HCl.

d) Làm tương tự như trên, ta có bảng tổng kết sau:

 

MgCl2

NaOH

NH4Cl

BaCl2

H2SO4

MgCl2

 

↓ trắng

     

NaOH

↓ trắng

 

mùi khai

   

NH4Cl

 

mùi khai

     

BaCl2

       

↓ trắng

H2SO4

     

↓ trắng

 

- Dựa vào bảng trên, ta thấy ở lượt thí nghiệm nào có kết tủa trắng và có khí mùi khai bay ra thì chất nhỏ vào là NaOH, mẫu thử tạo kết tủa trắng là MgCl2, mẫu thử tạo khí mùi khai là NH4Cl.

- Lấy kết tủa trắng Mg(OH)2 vừa nhận biết được cho vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu nào làm tan kết tủa là H2SO4, mẫu còn lại không phản ứng là BaCl2.

- Phương trình hóa học xảy ra

MgCl2 + 2NaOH→ Mg(OH)2↓ + 2NaCl

NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

BaCl2 + H2SO4 →BaSO4 ↓+ 2HCl

Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

Ví dụ 2: Hãy phân biệt các chất sau chứa trong các lọ bị mất nhãn mà không dùng thuốc thử nào: NaHCO3, HCl, Ba(HCO3)2, MgCl2, NaCl.

Phương pháp: Đun nóng các mẫu thử có phản ứng tạo ra kết tủa bay hơi. Sau đó dùng chất Na2CO3 vừa mới sinh ra để nhận biết các chất còn lại.

Hướng dẫn:

- Trích mẫu thử.

- Đun nóng 5 dung dịch thấy có hiện tượng kết tủa trắng và bọt khí thoát ra đó là Ba(HCO3)2, mẫu thử có bọt khí bay ra là NaHCO3.

- Dùng dung dịch Na2CO3 vừa tạo thành làm thuốc thử nhỏ vào 3 mẫu thử còn lại nếu có khí bay ra đó là HCl, mẫu thử có kết tủa trắng là MgCl2, mẫu thử không có hiện tượng là NaCl.

- Các phương trình xảy ra:

Ba(HCO3)2 →BaCO3 + CO2 +H2O

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

NaCO3 + 2HCl → NaCl + CO2 + H2O

NaCO3 + MgCl2 → MgCO3 + 2NaCl

IV. Bài tập vận dụng (có đáp án)

1. Bài tập dạng 1: Nhận biết các chất bằng thuốc thử tự chọn

Câu 1. Có 7 oxit ở dạng bột gồm Na2O, CaO, Ag2O, Fe2O3, MnO2, CuO. Bằng những phản ứng đặc trưng hãy phân biệt các chất đó.

Hướng dẫn:

- Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

- Sử dung dung dịch HCl để nhận biết các mẫu thử trên

+ Mẫu thử nào tan và xuất hiện kết tủa màu trắng, thì mẫu ban đầu là Ag2O

Ag2O + 2HCl → 2AgCl + H2O

+ Mẫu thử nào tan và xuất hiện khí màu vàng lục, thì mẫu ban đầu là MnO2.

MnO2 + 4HCl (đặc) → MnCl2 + Cl2+ 2H2O

+ Mẫu thử nào tan và xuất hiện dung dịch có màu vàng nâu là Fe2O3.

Fe2O3 + 6HCl →  2FeCl3 + 3H2O

+ Mẫu thử nào tan và xuất hiện dung dịch có màu xanh là CuO

CuO + 2HCl →  CuCl2 + H2O

+ Mẫu thử nào tan và xuất hiện dung dịch không màu Na2O, CaO, Al2O3.

- Phương trình hóa học xảy ra

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

- Dùng nước có pha dung dịch phenolphtalein vào ba mẫu thử chất bột của Na2O,CaO, Al2O3.

+ Mẫu thử nào không tan là Al2O3

+ Mẫu thử nào tan và làm dung dịch phenolphtalein hóa hồng là CaO, Na2O

CaO + H2O → Ca(OH)2

Na2O + H2O → 2NaOH

- Dùng dung dịch H2SO4 vào dung dịch vừa tạo thành của CaO, Na2O

+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng thì ban đầu là CaO

Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O

+ Mẫu thử không hiện tượng thì ban đầu là Na2O.

Câu 2. Nêu cách phân biệt 4 chất lỏng chứa trong các lọ riêng biệt: HCl, H2SO4, HNO3, H2O

Hướng dẫn:

- Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

- Cho BaCl2 vào các mẫu thử

+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng ban đầu là H2SO4

H2SO4+ BaCl2 → BaSO4+ 2HCl

+ Mẫu thử không hiện tượng chất ban đầu là HCl, HNO3, H2O (1)

- Cho AgNO3 vào nhóm dung dịch (1)

+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng ban đầu là HCl

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

+ Mẫu thử không hiện tượng chất ban đầu là HNO3, H2O (2)

- Cho quỳ tím vào nhóm 2

+ Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ chất ban đầu là HNO

+ Mẫu thử không hiện tượng chất ban đầu là H2O

2. Bài tập dạng 2: Nhận biết các chất với thuốc thử hạn chế

Câu 1: Chỉ được dùng phenolphtalein hãy nhận biết 4 dung dịch bị mất nhãn: KOH, KCl, H2SO4, BaCl2.

Hướng dẫn:

- Thử các dung dịch trên bằng phenolphtalein nhận ra dung dịch KOH làm hồng phenolphtalein.

- Cho dung dịch KOH có màu hồng ở trên vào 3 mẫu thử còn lại nhận ra H2SO4 làm mất màu hồng.

- Lấy dung dịch H2SO4 vừa nhận ra ở trên cho vào 2 mẫu thử còn lại nhận ra BaCl2 có kết tủa, KCl không phản ứng.

- Phương trình hóa học xảy ra

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

Câu 2: Trình bày phương pháp hóa học phận biết các dung dịch sau chứa trong các lọ riêng biệt chỉ bằng quì tím: H2SO4, NaCl, NaOH, Ba(OH)2

Hướng dẫn:

+ Trích mẫu thử

+ Cho quì tím vào bốn mẫu thử trên, mẫu thử nào làm quì tím hóa xanh là NaOH, Ba(OH)2 (nhóm 1), mẫu thử không làm quì tím đổi màu là H2SO4, NaCl (nhóm 2)

Lấy từng chất ở nhóm 1 tác dụng với từng chất ở nhóm 2:

Nếu xuất hiện kết tủa màu trắng thì chất ở nhóm 1 là Ba(OH)2, chất ở nhóm 2 là H2SO4. Vậy chất còn lại trong nhóm 1 là NaOH, chất còn lại trong nhóm 2 là NaCl.

Nếu không có hiện tượng gì thì chất trong nhóm 1 là NaOH, vậy chất còn lại trong nhóm 1 là Ba(OH)2. Cho Ba(OH)2 tác dụng lần lượt với các chất trong nhóm 2 ,xuất hiện kết tủa màu trắng là H2SO4, không có hiện tượng là NaCl.

+ Viết phương trình phản ứng:

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O

Câu 3: Có 5 chất bột MgO, P2O5, BaO, Na2SO4, Al2O3. Chỉ dùng nước và một hóa chất tự chọn hãy phân biệt chúng.

Hướng dẫn:

- Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

- Cho nước lần lượt vào các mẫu thử trên, mẫu thử nào không tan trong nước là Al2O3, MgO. Ba mẫu thử tan trong nước tạo ra dung dịch là P2O5, BaO, Na2SO4.

- Cho quì tím vào 3 dung dịch vừa tạo ra, dung dịch nào làm quì tím hóa đỏ thì chất rắn hòa tan là P2O5, dung dịch nào làm quì tím hóa xanh thì chất rắn hòa tan là BaO, dung dịch không làm quì tím đổi màu là Na2SO4.

- Cho dung dịch Ba(OH)2 vừa mới tạo ra vào hai chất rắn còn lại, chất rắn nào tan là Al2O3, chất rắn còn lại là MgO

- Phương trình hóa học xảy ra

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

BaO + H2O → Ba(OH)2

Al2O3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + H2O

Câu 4: Dùng một hóa chất tự chọn hãy phân biệt các dung dịch sau: NaOH, H2SO4, ZnCl2, BaCl2, FeCl3, MgCl3

Hướng dẫn:

- Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

- Cho quì tím vào các mẫu thử trên, mẫu thử nào làm quì tím hóa xanh là NaOH, mẫu thử làm quì tím hóa đỏ là H2SO4, mẫu thử không đồi màu quì tím là, ZnCl2, BaCl2, FeCl3, MgCl2.

- Cho dung dịch NaOH dư vừa mới nhận biết được vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa màu trắng sau đó tan ra là ZnCl2, mẫu thử không có hiện tượng là BaCl2, mẫuthử xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu là FeCl3, mẫu thử xuất hiện kết tủa màu trắng là MgCl2.

- Phương trình hóa học xảy ra

ZnCl2 + 2NaOH → Zn(OH)2 + 2NaCl

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl

Câu 5. Chỉ dùng thêm 1 thuốc thử duy nhất( tự chọn) hãy phân biệt 4 dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: Na2CO3, Na2SO4, H2SO4, BaCl2.

Hướng dẫn:

- Trích một lọ một ít làm mẫu thử

- Kim loại duy nhất ta dùng : Fe

- Dùng sắt tác dụng lần lượt với các mẫu thử :

+ Có khí bọt thoát ra => Nhận biết được HCl

Phương trình hóa học xảy ra: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

- Sau đó dùng HCl tác dụng lần lượt với các mẫu thử còn lại

+ Có bọt khí thoát ra => nhận biết Na2CO3

Phương trình hóa học xảy ra: Na2CO3 + 2HCl → H2O + 2NaCl + CO2

- Sau đó dùng Na2CO3 tác dụng với 2 mẫu thử còn lại :

+ Xuất hiện kết tủa trắng => nhận biết Ba(NO3)2

Phương trình hóa học xảy ra

Na2CO3 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaCO3

+ Mẫu thử còn lại chứa Na2SO4

Câu 6. Phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ bị mất nhãn sau chỉ bằng dung dịch phenol phtalein: NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, NaCl

Hướng dẫn:

- Cho phenolphtalein vào

  • NaOH - chuyển sang hồng
  • H2SO4 - chuyển sang không màu
  • HCl - chuyển sang không màu
  • BaCl2 - ko có hiện tượng
  • NaCl - ko có hiện tượng

- Chia làm 2 nhóm

+ Nhóm 1: BaCl2, NaCl;

+ Nhóm 2: HCl, H2SO4

- Trộn lẫn 2 chất ở nhóm 1 thành 1 dd hỗn hợp X có BaCl2 và NaCl cho từng chất

- Ở nhóm 2 vào dung dịch hỗn hợp X chất tạo ktủa trắng là H2SO4 chất còn lại là HCl lấy H2SO4 thử từng chất ở nhóm 1 chất tạo ktủa trắng là BaCl2 chất còn lại là NaCl.

3. Bài tập dạng 3: Nhận biết các chất không được dùng thuốc thử bên ngoài

Câu 1: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3. Hãy phân biệt các dung dịch mà không dùng bất kỳ thuốc thử nào.

Hướng dẫn:

+ Trích mẫu thử.

+ Lần lượt cho 1 mẫu thử tác dụng với 3mẫu thử còn lại ta có kết quả như sau:

 

HCl

H2SO4

BaCl2

Na2CO3

HCl

-

-

-

CO2

H2SO4

   

BaSO4

CO2

BaCl2

-

BaCO3

-

BaCO3

Na2CO3

CO2

CO2

BaCO3

-

(Dấu – nghĩa là không xảy ra phản ứng hay xảy ra mà không có hiện tượng)

Dựa vào bảng trên ta thấy khi cho 1 mẩu thử nhỏ vào 3 mẫu thử kia sẽ xảy ra 1 trong 4 trường hợp. Trong các trường hợp trên, duy nhất chỉ có trường hợp 2 là chỉ phải tiến hành 1 lần đã phân biệt được các dung dịch, vì khi cho H2SO4 vào 3 mẫu thử còn lại, 1 mẫu dung dịch trong suốt không có hiện tượng gì là HCl, 1 mẫu có kết tủa trắng là BaCl2, mẫu có CO2 bay lên là Na2CO3.

Phương trình hóa học

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 +H2O

Câu 2: Không được dùng thêm thuốc thử , hãy phân biệt 3 dung dịch chứa trong 3 lọ mất nhãn: NaCl, AlCl3, NaOH.

Hướng dẫn:

+ Trích mẫu thử.

+ Lần lượt cho 1 mẫu thử tác dụng với 3mẫu thử còn lại ta có kết quả như sau

 

NaCl

AlCl3

NaOH

NaCl

-

-

-

AlCl3

-

-

↓Trắng

NaOH

-

↓Trắng

 

Dựa vào bảng trên ta thấy khi cho 1 mẫu thử nhỏ vừa đủ vào 2 mẫu thử còn lại ta thấy không lần nào xuất hiện kết tủa là NaCl, có kết tủa trắng thì 2 chất đó là AlCl3 và NaOH.

Sau đó lấy 1 trong 2 chất AlCl3 và NaOH cho tiếp vào nếu thấy kết tủa tan ra thì chất cho tiếp vào đó là NaOH, ngược lại nếu kết tủa không tan ra thì chất cho tiếp vào đó là AlCl3. Phương trình xảy ra.

AlCl3 + 3 NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + H2O

Câu 3. Trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ bị mất nhãn sau mà không dùng thuốc thử nào:

a. HCl, AgNO3, Na2CO3, CaCl2.

b.HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3.

Câu 4. Không dùng thuốc thử hãy phân biệt các chất sau chứa trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: NaOH, NH4Cl, BaCl2, MgCl2, H2SO4.

Câu 5: Không dùng thuốc thử hãy phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ bị mất nhãn sau: Na2CO3, HCl, BaCl2.

Hướng dẫn:

- Trích ra các mẫu thử cho vào các ống nghiệm và đánh số thứ tự tương ứng.

- Lần lượt cho một mẫu thử tác dụng với hai mẫu thử còn lại. Sau 6 lượt thí nghiệm, ta có kết quả như bảng sau:

 

Na2CO3

HCl

BaCl2

Na2CO3

   

kết tủa trắng

HCl

   

Ko phản ứng

BaCl2

kết tủa trắng

Ko phản ứng

 

Dựa vào bảng trên, ta thấy ở lượt thí nghiệm nào tạo kết tủa và có kết tủa trắng thì chất nhỏ vào là Na2CO3, mẫu thử tạo kết tủa là HCl, mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2.

Câu 6: Có 3 lọ không ghi nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch (có cùng nồng độ) KCl, KBr, KI. Hai thuốc thử có thể dùng đề xác định dung dịch chứa trong mỗi lọ là:

A. khí O2 và dung dịch NaOH.

B. khí Cl2 và hồ tính bột.

C. brom long và benzen.

D. tính bột và brom lỏng.

Đáp án B

Có 3 lọ không ghi nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch (có cùng nồng độ) KCl, KBr, KI. Hai thuốc thử có thể dùng đề xác định dung dịch chứa trong mỗi lọ là khí Cl2 và hồ tinh bột

Câu 7: Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?

A. Muối NaCl

B. Nước vôi trong

C. Dung dịch HCl

D. Dung dịch NaNO3

Đáp án B 

Dùng dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) để loại bỏ các khí trên vì đều xảy ra phản ứng

Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O

Ca(OH)2 + H2S → CaS + 2H2O

Ca(OH)2 + CO2→ CaCO3 + H2O

Ca(OH)2+ SO2→ CaSO3 + H2O

V. Bài tập tự luyện

1. Nhận biết các chất dựa vào tính chất vật lý

- Loại bài tập này có thể dựa vào tính chất vật lý khác nhau như: màu, mùi vị, tính tan.

- Các đặc trưng của các chất như: CO2 không cháy, sắt bị nam châm hút, Khí NH3 có mùi khai, khí H2S có mùi trứng thối...

Bài 1: Dựa vào tính chất vật lý hãy phân biệt 2 chất bột: AgCl và AgNO3.

BL: + Lấy một ít mỗi chất trên làm mẫu thử.

+ Cho 2 mẫu thử trên vào nước, chất bột nào tan trong nước là AgNO3, chất nào không tan trong nước là AgCl.

Bài 2: Phân biệt các chất bột: AgNO3, Fe và Cu dựa vào tính chất vật lý.

Bài 3: Phân biệt 3 chất khí: Cl2, O2, CO2 dựa vào tính chất vật lý của chúng.

Bài 4: Dựa vào tính chất vật lý hãy phân biệt các chất chứa trong lọ mất nhãn:

a) Bột sắt, bột lưu huỳnh, bột đồng oxit.

b) Khí CO2, khí H2S, khí NH3.

c) Khí H2, Cl2, H2S

d) Các chất bột trắng là: Đường, muối ăn, tinh bột.

e) Khí O2, Khí Cl2, khí N2.

f) Khí NH3, O2, Cl2, CO2

2. Nhận biết các chất dựa vào tính chất hóa học

Dạng 1: Nhận biết bằng thuốc thử tùy chọn.

a) Nhận biết các chất rắn:

Thường cho các chất rắn hòa tan vào nước sau đó nhận biết sản phẩm thu được.

Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất rắn sau:

a) CaO và Na2O

b) CaO và CaCO3

c) CaO và MgO

d) CaO và P2O5

e) Al và Fe.

f) Al, Fe và Ag

g) NaCl, NaNO3, BaCO3,BaSO4.

h) Na2CO3, MgCO3, BaCO3

Bài 2: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất bột trắng sau:

a) Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.

b) Tinh bột, glucozơ, saccarozơ.

b) Nhận biết các chất khí: Thường dẫn các khí đó vào thuốc thử để nhận biết.

Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí sau:

a) CO2 và O2

b) SO2 và O2

c) CO2 và SO2.

d) Cl2, HCl, O2.

e) CO2, Cl2, CO, H2

f) CO2, SO2, O2, NH3, C2H2, C2H4

Bài 2: Nhận biết các khí sau bằng phương pháp hóa học:

a) CO2, CH4 và C2H2

b) CH4 và C2H4.

c) CH4, C2H4, C2H2

d) CH4, CO2, C2H2, O2

c) Nhận biết các chất trong dung dịch: Thường lấy các chất đó cho vào thuốc thử.

Bài 1: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch sau:

a) HCl và H2SO4

b) HCl, H2SO4, HNO3.

c) HCl, H2SO4, HNO3, H2

d) HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4.

e) HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4, H2O

Bài 2: Phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:

a) NaCl và Na2SO4.

b) NaCl, Na2SO4, NaNO3.

c) Na2SO4 và CuSO4.

d) Na2SO4, CuSO4, NaCl.

e) CuSO4, AgNO3, NaCl

f) K2SO4 và Fe2(SO4)3.

g) K2SO4. FeSO4, Fe2(SO4)3

h) MgSO4, Na2SO4, FeSO4, CuSO4

i) FeSO4, Fe2(SO4)3, MgSO4

Bài 3: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch sau:

a) Na2SO4 và H2SO4

b) Na2SO4, H2SO4, NaCl.

c) NaCl, Na2SO4, H2SO4

d) NaCl, HCl, H2SO4

e) Na2SO4, H2SO4, HCl

f) Na2SO4, NaCl, H2SO4, HCl

Bài 4: Hãy nhận biết các ống nghiệm mất nhãn chứa một các dung dịch sau:

a) Na2CO3, NaOH, NaCl, HCl.

b) HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl, NaNO3.

c) NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2

d) Na2CO3, NH4NO3, HCl, FeCl2

e) NaCl, NaNO3, Na2SO4, Na2S, Na2CO3, Na2SO3

f) FeSO4; Fe2(SO4)3 và MgSO4

Bài 5: Nêu phương pháp hóa học để phân biệt 2 dung dịch: Glucozơ và rượu etylic.

Bài 6: Có 2 lọ mất nhãn đựng 2 dung dịch không màu: CH3COOH , C2H5OH. Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết 2 dung dịch trên.

Bài 7: Có 3 chất lỏng là: Rượu etylic, axit axetic, và dầu ăn tan trong rượu. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 2 chất lỏng trên phương pháp hóa học để nhận biết chúng.

Bài 8: Có 3 chất lỏng là: Rượu tylic, axit axetic và glucozơ. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 2 chất lỏng trên.

Bài 9: Có các chất lỏng (dung dịch) đựng riêng biệt trong mỗi lọ: CH3COOH , C6H6 , C2H5OH , C6H12O6. Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách nhận biết chất lỏng, viết phương trình phản ứng xảy ra.

Dạng 2: Nhận biết bằng thuốc thử quy định

- Trường hợp này không dùng nhiều thuốc thử mà chỉ dùng thuốc thử theo quy định của đề bài.

- Muốn vậy, ta dùng thuốc thử đó để tìm ra một trong số các lọ đã cho, lọ tìm được này chính là thuốc thử cho các lọ còn lại.

Bài 1: Chỉ dùng quỳ tím, hãy nhận biết các ống nghiệm mất nhãn chứa các dung dịch sau:

a) H2SO4, Na2SO4, BaCl2.

b) H2SO4, Na2SO4, BaCl2, NaCl.

c) NaOH, HCl, H2O

d) HCl, H2SO4, BaCl2

e) Na2SO4, H2SO4, NaOH

f) Na2SO4, Na2CO3, H2SO4, BaCl2

g) NaCl, H2SO4, NaOH

h) HCl, NaCl, Na2CO3, BaCl2.

Bài 2: Chỉ dùng thêm quỷ tím hãy phân biệt các dung dịch chứa tròn các lọ riêng biệt sau:

a) NaOH, AgNO3, HCl, HNO3, H2

b) Na2CO3, NaOH, HCl, Ba(OH)2.

c) H2SO4,NaOH, BaCl2, (NH4)2SO4

d) CuCl2, NaOH, NaCl, AlCl3.

e) Na2SO4, Na2CO3, NaCl, H2SO4, BaCl2, NaOH.

f) HCl, Na2CO3, AgNO3, BaCl2.

g) NaHSO4, Na2CO3, Na2SO3, BaCl2, Na2S

h) BaCl2,NH4Cl;(NH4)SO4;NaOH;Na2CO3

Bài 3: Chỉ được dùng thêm 1 thuốc thử khác, hãy nhận biết các chất sau:

a) Na2CO3, HCl, Ba(NO3)2

b) Na2SO4, Na2CO3, H2SO4, BaCl2.

c) Na2CO3, HCl, Ba(NO3)2, Na2SO4

d) Ba(OH)2, NH4Cl, HCl, (NH4)2SO4

e) FeCl2, FeCl3, NaOH, HCl.

f) Na2CO3, BaCl2, H2SO4.

g) H2SO4, Ba(NO3)2, KCl, Na2SO4

h) HCl, NaOH, AgNO3, CuSO4.

i) MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3

j) H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, MgSO4

k) HCl , H2SO4 , BaCl2

l) NH4HSO4, Ba(OH)2, BaCl2, HCl, NaCl và H2SO4

Bài 4: Chỉ dùng dung dịch HCl hãy phân biệt các chất sau:

a) NaCl, Na2CO3, BaSO4, BaCO3

b) Fe, FeO, Cu c) Cu, CuO, Zn.

d) NaCl, Na2CO3, MgSO4, NaOH

Bài 5: Chỉ dùng dung dịch brom hãy nhận biết các khí sau:

a) CH4 vàC2H4.

b) CH4 và C2H2

c) C2H4 và C2H2.

d) CO2, C2H4, C2H2

Bài 6: Chỉ dùng dung dịch NaOH hãy phân biệt các dung dịch:

a) NaCl, NH4Cl, MgCl2, FeCl3, AlCl3.

b) FeSO4; Fe2(SO4)3 và MgSO4

c) K2CO3, MgSO4, Al2(SO4)3, FeSO4 và Fe2(SO4)3

Bài 7: Chỉ dùng dung dịch H2SO4 hãy phân biệt các chất sau:

a) NaCl, Na2S, Na2SO3, Na2CO3.

b) Ba, BaO, Al, Al2O3

c) Mg, Zn, Fe, Ba.

Bài 8: Chỉ dùng một kim loại hãy phân biệt các dung dịch sau: Na2SO4, Na2CO3, HCl, Ba(NO3)2

Bài 9: Chỉ dùng thêm nước hãy nhận biết các chất sau: Na, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3.

Bài 10: Nhận biết các dung dịch sau NaHSO 4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2SO3, Ba(HCO3)2, bằng cách đun nóng và cho tác dụng lẫn nhau.

Bài 11: Trình bày cách nhận biết các chất sau đây bằng 2 thuốc thử: C2H4, C2H2, C2H6, CO2, SO2.

Dạng 3: Nhận biết không có thuốc thử khác.

- Trường hợp này bắt buộc phải lấy cho phản ứng với các lọ còn lại.

- Để tiện so sánh ta nên kẻ bảng phản ứng. Khi ấy ứng với mỗi lọ sẽ có những hiện tượng phản ứng khác nhau. Đây chính là cơ sở để phân biệt từng lọ.

Bài 1: Không dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các ống nghiệm mất nhãn đựng các dung dịch:

a) Na2CO3, HCl, BaCl2.

b) MgCl2, BaCl2, H2SO4, K2CO3.

c) Na2SO4, MgSO4, CuSO4,Ba(OH)2

d) NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH

e) NaOH, FeCl2, HCl, NaCl

f) CaCl2, HCl, Na2CO3, (NH4)2CO3

g) HCl, NaCl, Ba(OH)2, Ba(HCO3)2, Na2CO3

h) Cu(NO3)2, Ba(OH)2, HCl, AlCl3, H2SO4

n) HCl , NaOH , Na2CO3 , MgCl2

m) HCl , H2SO4 , Na2SO4 , BaCl2

Xem thêm các bài viết liên quan hay khác:

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!