Phản ứng cực khoái độc lập (ASMR) là gì? Yếu tố nào kích hoạt ASMR

Phản ứng cực khoái độc lập (Autonomous sensory meridian response-ASMR) chỉ cảm giác râm ran ở đầu và cổ sau những kích thích như các cử động lặp đi lặp lại hoặc tiếng thì thầm. Hầu hết mọi người mô tả cảm giác râm ran này tạo ra sự thư giãn và dễ chịu.

Video: ASMR là gì? NHỮNG LỢI ÍCH ASMR mang đến cho sức khỏe của con người - Bách hóa XANH.

Các nhà khoa học chỉ mới bắt đầu nghiên cứu ASMR gần đây và có rất nhiều điều họ chưa biết về nó. Các chuyên gia vẫn đang xem xét liệu ASMR có thể trở thành một phương pháp giúp những người mắc trầm cảm, lo lắng và mất ngủ hay không.

Cảm giác ấy như thế nào?

Đôi khi những người viết về ASMR gọi cảm giác đó là “cực khoái não bộ”. 

Cảm giác râm ran của ASMR không giống như cảm giác rùng mình (còn được gọi là "ớn lạnh") mà bạn trải qua khi nghe một bản nhạc hay. Các chuyên gia cho rằng sự khác biệt giữa hai loại cảm giác này là hoàn cảnh chúng xuất hiện. 

"Ớn lạnh" có xu hướng xuất hiện ở toàn thân và cùng một lúc. Còn cảm giác râm ran của ASMR bắt đầu ở đầu và cổ, và đôi khi nó di chuyển đến cánh tay và chân. Nó cũng có thể xuất hiện thành từng đợt hay theo nhịp. 

Yếu tố nào kích hoạt cảm giác ASMR?

Cảm giác dễ chịu mà ASMR mang lại có thể tăng lên sau một số kích thích nhất định: 

  • Âm thanh
  • Cảnh vật
  • Mùi
  • Kết cấu 

Yếu tố kích hoạt của mỗi người là khác nhau. Nhưng những yếu tố này thường êm ả, đồng thời có các chuyển động và âm thanh lặp đi lặp lại. Các ví dụ phổ biến bao gồm:

  • Chải tóc
  • Gấp khăn tắm
  • Lật trang tạp chí
  • Tiếng thì thầm
  • Mưa
  • Vỗ nhẹ
  • Âm thanh giòn, giống như tiếng lá giòn hoặc tiếng cắn vào quả táo
  • Các huyển động chậm 

Bạn cũng có thể có cảm giác này khi ai đó chú ý đến bạn, chẳng hạn như khi khám sức khỏe hoặc cắt tóc.

Tiếng thì thầm có thể gây ra cảm giác ASMR, nguồn: https://www.menshealth.com.Tiếng thì thầm có thể gây ra cảm giác ASMR, nguồn: https://www.menshealth.com.

 ASMR là một công cụ điều trị

Cảm giác thoải mái mà bạn nhận được từ ASMR có thể giúp bạn dễ ngủ. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rằng hầu hết mọi người thích xem các video chứa tiếng ồn và âm thanh đem lại cảm giác ASMR cho họ trước khi đi ngủ. 

Một nghiên cứu tương tự đã tìm hiểu cách ASMR thay đổi tâm trạng của bạn. Hầu hết mọi người cho biết kích hoạt cảm giác ASMR giúp họ giảm các triệu chứng trầm cảm. 

Tuy nhiên, đó chỉ là một giải pháp tạm thời. Phản ứng giảm dần sau vài giờ từ khi cảm giác râm ran xuất hiện.

Các nhà khoa học không biết tại sao ASMR lại xảy ra hoặc liệu nó có thể điều trị các tình trạng như căng thẳng, mất ngủ, lo lắng, rối loạn hoảng sợ hoặc trầm cảm hay không. Một phần là do mọi người có cảm giác ASMR khác nhau. 

Các nhà khoa học hy vọng sẽ thực hiện thêm nhiều nghiên cứu về não bộ trong quá trình xảy ra ASMR để có thêm thông tin về cảm giác này. 

Câu hỏi liên quan

Trong những năm gần đây, ASMR nổi lên như một xu hướng trị liệu tinh thần hiệu quả. Hàng loạt video hướng dẫn tạo ASMR nhận được sự phản hồi tích cực từ cộng đồng. Vậy cụ thể ASMR là gì? Có nên áp dụng thường xuyên không?
Xem thêm
ASMR đã và đang là một trào lưu phổ biến trong giới trẻ và được nhiều Youtuber cho ra đời với hình thức các video chứa tiếng nói thì thầm, tiếng nước chảy,… Nếu bạn đang có thắc mắc gì về trào lưu này thì hãy cùng tìm hiểu ASMR là gì?
Xem thêm
Từ vài năm qua, trên trang YouTube bùng nổ các đoạn video quay cảnh những người phụ nữ nói chuyện thì thầm hoặc gõ nhịp vào các vật dụng trong nhà. Điều kỳ lạ là nhiều người khi xem đột nhiên có cảm giác râm ran khó tả quanh đầu và gáy.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Hiệu ứng ASMR
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!