Phản ứng P + KClO3 → KCl + P2O5
1. Phương trình phản ứng P ra P2O5
6P + 5KClO3 → 5KCl + 3P2O5
2. Cân bằng phản ứng P + KClO3 → KCl + P2O5
Xác định số oxi hóa thay đổi
Phương trình phản ứng hóa học
6P + 5KClO3→ 5KCl + 3P2O5
P đóng vai trò là chất khử
3. Điều kiện phản ứng P tác dụng với KClO3
Nhiệt độ cao
4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
4.1. Bản chất của P (Photpho)
- Trong phản ứng trên P là chất khử.
- P vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá nên P khử được một số hợp chất có tính oxi hoá mạnh.
4.2. Bản chất của KClO3 (Kali clorat)
- Trong phản ứng trên KClO3 là chất oxi hoá.
- KClO3 là hợp chất có tính oxi hoá mạnh tác dụng được với nhiều phi kim tạo muối như S, P, Mg.
5. Tính chất hóa học của P
P vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
5.1. Tính khử
a. Khử phi kim mạnh hơn:O2, Cl2, S...
- Khử O2 :
Photpho trắng tác dụng với oxi ở điều kiện thường, phản ứng tỏa năng lượng ở dạng ánh sáng → gây ra hiện tượng phát quang hóa học
Photpho đỏ chỉ tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao
- Khử : (photpho triclorua)
(photpho pentaclorua)
b. Khử một số hợp chất có tính oxi hóa mạnh
5.2. Tính oxi hóa
* P oxi hóa các kim loại hoạt động tạo ra photphua kim loại
6. Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Cho phản ứng: P + KClO3 → P2O5 + KCl. Hệ số cân bằng của phương trình phản ứng này từ trái qua phải lần lượt là:
A. 2, 1, 1, 1
B. 4, 3, 2, 3
C. 8, 1, 4, 1
D. 6, 5, 3, 5
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 2. Photpho thể hiện tính oxi hóa ở phản ứng nào sau đây?
A. 2P + 5Cl2 2PCl5
B. 2P + 5O2 2P2O5
C. P + 5HNO3⟶ H3PO4 + 5NO2+ H2O
D. 3Ca + 2P Ca3P2
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 3. Trong phản ứng của photpho với (1) Ca, (2) O2, (3) Cl2, (4) KClO3. Những phản ứng trong đó photpho thể hiện tính khử là
A. (1), (2), (4).
B. (1), (3).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (3).
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 4. Đốt cháy photpho trong khí clo dư, phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng ta thu được hợp chất nào?
A. PCl3
B. PCl5
C. PCl2
D. PCl6
Lời giải:
Đáp án: B