Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta như thế nào?

Ô nhiễm không khí dường như gây ra hoặc góp phần gây hại tới sức khỏe. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe có thể từ khó thở nhẹ đến các vấn đề tim mạch nghiêm trọng như là bệnh tim và đột quỵ.

Video Điều gì xảy ra khi ta sống trong bầu không khí ô nhiễm

Các loại khí độc hại và hạt bụi nhỏ trong không khí đến từ nhiều nguồn, ví dụ như khói thải từ xe cộ, khói do đốt than hoặc đốt nhiên liệu, khói thuốc lá.

Có nhiều cách để hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe, chẳng hạn như tránh những khu vực đông xe cộ qua lại. Tuy nhiên, sự thay đổi đáng kể phụ thuộc vào việc cải thiện chất lượng không khí trên quy mô toàn cầu.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về việc ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe.

Vậy ô nhiễm không khí là gì?

Không khí bị ô nhiễm khi có chứa các phần tử nhỏ (tự nhiên hoặc nhân tạo).

Lượng chất ô nhiễm tăng đồng nghĩa với việc ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến mọi người ở ngoài trời mà thậm chí còn ảnh hưởng ngay cả khi chúng ta ở trong nhà.

Ô nhiễm không khí ngoài trời ví dụ như:

  • Các hạt bụi do đốt cháy than và khí đốt
  • Khí độc, như oxit nitơ hoặc lưu huỳnh dioxit
  • Khói thuốc lá
  • Khí ozone tầng thấp

Ô nhiễm không khí trong nhà ví dụ như:

  • Các hóa chất gia dụng
  • Khí độc như carbon monoxide hoặc radon
  • Vật liệu xây dựng, chẳng hạn như chì hoặc amiăng
  • Phấn hoa
  • Nấm mốc
  • Khói thuốc lá

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các chất ô nhiễm gây ra rủi ro cao nhất đối với sức khỏe là:

  • Bụi (chứa các hạt dạng rắn lơ lửng và các giọt chất lỏng)
  • Nito dioxit
  • Lưu huỳnh dioxit
  • Khí ozone 

Tiếp xúc ngắn 

Tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm (chẳng hạn khí ozone tầng thấp) trong một khoảng thời gian ngắn có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp vì phần lớn các chất ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể qua đường thở.

Tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm trong thời gian ngắn có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp và suy giảm chức năng phổi. Nếu một người bị hen suyễn, nó cũng có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.

Tiếp xúc với lưu huỳnh dioxide có thể gây hại cho mắt và đường hô hấp, cũng như gây kích ứng da.

Tiếp xúc lâu dài

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiếp xúc lâu dài với không khí bị ô nhiễm và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gặp phải. Kết quả thu nhận được cho thấy phụ nữ gặp phải các vấn đề khi sinh và thậm chí đứa trẻ tử vong sớm.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Đường thở bị tắc nghẽn trong COPD ( nguồn ảnh: https://www.providencemedical.com.au/)

Tiếp xúc với các chất ô nhiễm dạng hạt có thể gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Theo WHO, ô nhiễm không khí gây ra 43% số ca COPD và tử vong trên toàn thế giới.

COPD là một nhóm các bệnh gây ra khó thở, như khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính. Những bệnh này làm tắc nghẽn đường thở và khiến người bệnh cảm thấy khó thở.

COPD không thể chữa khỏi, nhưng điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ung thư phổi

Theo WHO, ô nhiễm không khí gây ra 29% tổng số trường hợp mắc và tử vong vì ung thư phổi.

Các hạt bụi góp phần đáng kể gây ra con số 29% này vì kích thước nhỏ cho phép chúng đến được đường hô hấp dưới.

Bệnh tim mạch

Nghiên cứu cho thấy sống ở vùng có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn có thể làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ. Ô nhiễm không khí có thể gây ra đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Một bài đánh giá năm 2018 có lưu ý rằng: Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu ước tính ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra 19% ca tử vong do tim mạch vào năm 2015. Nó cũng là nguyên nhân của khoảng 21% ca tử vong do đột quỵ và 24% ca tử vong do bệnh mạch vành.

Sinh non

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng, việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể khiến phụ nữ mang thai nhiều khả năng bị sinh non.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nguy cơ sinh non giảm đi khi hạn chế tiếp xúc với nguồn không khí bị ô nhiễm.

Các chất ô nhiễm cụ thể ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Theo nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, ô nhiễm không khí ngoài trời là tác nhân gây bệnh ung thư.

Không khí bị ô nhiễm chứa các hạt bụi và hóa chất riêng biệt, mỗi loại có ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe.

Hạt bụi

Bụi gồm các hạt khác nhau trong không khí kết hợp lại.

Do các hạt này có kích thước nhỏ nên chúng có thể đi đến phổi và làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi cũng như tim mạch.

Chúng cũng có thể làm nặng các triệu chứng ở những người bị hen suyễn.

Khí ozone mặt đất

Các chất ô nhiễm phản ứng với ánh sáng mặt trời để tạo ra khí ozone trên mặt đất. Khói (bao gồm phần lớn là khí ozone) là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng của bệnh hen suyễn.

Cacbon monoxit

Theo một bài báo năm 2016, nếu mức carbon monoxide thấp hơn 2% thì khí này dường như không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên nếu lớn hơn mức 40%, carbon monoxide có thể gây tử vong.

Các triệu chứng của ngộ độc carbon monoxide có thể bao gồm:

  • Cảm thấy yếu 
  • Chóng mặt
  • Tức ngực
  • Nôn mửa
  • Lú lẫn
  • Đau đầu 

Nếu bạn nghi ngờ rằng mình đang bị ngộ độc carbon monoxide thì nên di chuyển đến khu vực có không khí trong lành và tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Lưu huỳnh dioxit

Lưu huỳnh dioxide là một sản phẩm phụ của quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch như than và dầu.

Nó có thể gây kích ứng mắt và làm nhiễm trùng đường hô hấp cũng như các bệnh tim mạch.

Nito dioxit

Nito dioxit có trong khí thải xe cộ, lò sưởi, bếp gas, dầu hỏa…

Tiếp xúc với nitơ điôxít có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp. Thông thường, hít phải khí này gây ra thở khò khè hoặc ho, cũng có thể dẫn đến đau đầu, kích ứng cổ họng, đau ngực và sốt.

Vậy làm thế nào chúng ta có thể giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm?

Mọi người có thể giảm tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí bằng cách hạn chế thời gian ở những nơi có chất lượng không khí kém. Điều quan trọng là phải nhận thức được các chất gây ô nhiễm không khí có thể có ở cả ngoài trời và trong nhà.

Ô nhiễm không khí ngoài trời

Chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân đều có thể giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí. Giảm lượng khí thải từ các phương tiện giao thông và mức độ ô nhiễm trong bầu khí quyển có thể cải thiện chất lượng không khí.

Bạn cũng có thể kiểm tra chất lượng không khí hiện tại bằng cách sử dụng trang web AirNow. Dịch vụ chính phủ này giám sát chất lượng không khí trên khắp Hoa Kỳ.

Trang web này cung cấp thông tin về mức độ ô nhiễm không khí, nó mã hóa màu sắc theo ảnh hưởng tiềm ẩn của chúng đối với sức khỏe. Nếu xếp hạng là màu cam trở lên, mọi người có thể bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách:

  • Tránh đi bộ bên cạnh những con đường đông đúc
  • Tập thể dục ít thời gian hơn ở ngoài trời hoặc tập trong nhà để thay thế
  • Ở trong nhà cho đến khi chất lượng không khí được cải thiện

Ô nhiễm không khí trong nhà

Bạn có thể giảm ô nhiễm không khí trong nhà bằng cách giữ cho phòng ốc sạch sẽ và thông thoáng.

Bụi, nấm mốc và phấn hoa đều có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp.

Khí radon có thể tích tụ trong những ngôi nhà được xây dựng trên đất có mỏ uranium. Khí này có thể gây ung thư phổi.

Một người có thể kiểm tra radon trong nhà bằng cách sử dụng bộ kiểm tra radon hoặc thuê chuyên gia để đo. 

Bộ dụng cụ kiểm tra Radon có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng hoặc mua trực tuyến.

Bạn có thể sử dụng máy dò carbon monoxide để theo dõi mức carbon monoxide trong nhà hoặc nơi làm việc.

Máy dò carbon monoxide có thễ dễ mua được tại các cửa hàng hoặc mua trực tuyến.

Tóm tắt

Ô nhiễm không khí có thể gây hại cho sức khỏe. Nó có thể gây ra các tình trạng bệnh lý hô hấp và tim mạch.

Giảm thiểu khả năng gặp các vấn đề sức khỏe bằng cách kiểm tra chất lượng không khí trong khu vực địa phương và nhận biết được bất kỳ tình trạng sức khỏe nào mắc phải.

Carbon monoxide có thể gây tử vong. Nếu một người nghĩ rằng bị ngộ độc carbon monoxide, họ nên đến nơi có không khí trong lành và tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Câu hỏi liên quan

Theo một số nghiên cứu thì thời điểm bụi PM2.5 (loại bụi mịn có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet) nhiều nhất là vào khoảng từ 20h trở đi. Chính vì thế, dù vào thời điểm vào trong ngày mọi người cũng phải bảo vệ sức khỏe bản thân.
Xem thêm
Cây Trầu Bà Cây Nha Đam Cây Tuyết Tùng
Xem thêm
AQI (Air Quality Index) là một chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày. Đây chính là một thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí. Các chỉ số này sẽ cho biết không khí xung quanh ta là sạch hay ô nhiễm và ô nhiễm đến mức độ nào.
Xem thêm
Máy lọc không khí Sharp KC-G40EV-W Máy lọc không khí Hitachi EP-PZ50J Máy lọc không khí SHARP DW-E16FA-W
Xem thêm
Chất gây ô nhiễm không khí có thể có mùi hoặc không có mùi. Khi có mùi khó chịu, chắc chắn vùng đó đang ở mức ô nhiễm. Nhưng ngay cả mùi thơm cũng không có nghĩa là không khí trong lành.
Xem thêm
1.Lọc không khí bằng phương pháp sinh học 2. Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học 3. Máy lọc không khí
Xem thêm
Thực tế, không khí trong nhà mà bạn hít thở là một loại hỗn hợp khí nguy hiểm bao gồm các chất kích thích, chất gây ung thư, hóa chất gây hại, chất gây độc thần kinh, mạt bụi nhà, chất gây dị ứng và vi trùng…
Xem thêm
Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu có quan hệ mật thiết với nhau. Cũng như việc thúc đẩy biến đổi khí hậu, nguyên nhân chính gây ra khí thải CO2 – khai thác và đốt nhiên liệu hóa thạch – cũng là một nguồn chính gây ô nhiễm không khí.
Xem thêm
Máy lọc không khí hoạt động trên mô hình lọc cơ học để làm sạch không khí. Máy lọc không khí tĩnh điện có thể giúp loại bỏ các chất ô nhiễm tích điện và thu gom chúng vào đĩa.
Xem thêm
Khi lựa chọn dầu động cơ, bạn nên quan tâm đến phân loại tính năng của dầu do Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API) ban hành. Sự phân loại này sẽ cho bạn biết liệu dầu có đáp ứng các tiêu chuẩn do API đưa ra để đáp ứng một số yêu cầu nhất định, chẳng hạn như loại động cơ sử dụng, hiệu suất, khí thải và có hiệu quả sử dụng nhiên liệu hay không.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ô nhiễm không khí
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!