Nốt ruồi là gì? Cách nhận biết nốt ruồi điển hình và không điển hình, phòng ngừa tổn thương ung thư

Nốt ruồi là những chấm nhỏ, màu nâu đen hay gặp ở da, xuất hiện do sự phát triển tập trung thành đám của các tế bào sắc tố. Hầu hết nốt ruồi xuất hiện từ nhỏ và thiếu niên. Uớc tính mỗi người thường có10 đến 40 nốt ruồi. Một số nốt ruồi có thể thay đổi hoặc biến mất dần theo thời gian.

Video nốt ruồi là gì và điều trị như thế nào

Đa phần, các nốt ruồi đều lành tính. Hiếm khi, chúng tiến triển thành ung thư. Theo dõi sự biến đổi của nốt ruồi và các mảng sắc tố khác là một bước quan trọng để phát hiện ung thư da, đặc biệt là ung thư hắc tố. 

Nốt ruồi hình thành như thế nào?

Nốt ruồi được hình thành khi các tế bào sắc tố phát triển thành từng đám. Tế bào sắc tố được phân bổ khắp da, có vai trò sản xuất ra melanin - sắc tố tự nhiên mang lại màu sắc cho làn da của bạn. 

Nhận biết nốt ruồi

Nốt ruồi điển hình là một đốm màu nâu. Tuy nhiên, nốt ruồi cũng có nhiều màu sắc, hình dạng và kích thước khác nhau: 

  • Màu sắc và cấu trúc. Nốt ruồi có màu nâu, nâu vàng, đen, đỏ, xanh hoặc hồng với cấu trúc bề mặt nhẵn, nhăn, phẳng hoặc gồ cao. Đôi khi, có lông mọc từ nốt ruồi. 
  • Hình dạng. Hầu hết các nốt ruồi có hình bầu dục hoặc hình tròn
  • Kích thước. Các nốt ruồi thường có đường kính nhỏ hơn 6 mm - tương đương kích thước tẩy đầu bút chì. Một số hiếm các trường hợp, nốt ruồi xuất hiện ngay khi vừa sinh ra (nốt ruồi bẩm sinh) có kích thước lớn, bao phủ các vùng rộng trên mặt, thân mình hoặc một chi.

Nốt ruồi xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, bao gồm da đầu, nách, dưới móng và kẽ ngón tay và ngón chân. Phần lớn, mọi người đều có từ 10 đến 40 nốt ruồi, trong đó có nhiều nốt ruồi mọc ở tuổi 50. Nốt ruồi có thể thay đổi về hình dạng hoặc mất dần theo thời gian. Đôi khi, sự thay đổi nội tiết tố của tuổi vị thành niên và thời kỳ mang thai khiến nốt ruồi trở nên sẫm màu hơn và to ra.

Nốt ruồi không điển hình có thể là dấu hiệu của ung thư hắc tố

Nốt ruồi không điển hình. Nguồn ảnh: webmd.com Nốt ruồi không điển hình. Nguồn ảnh: webmd.com 

 Tiêu chuẩn ABCDE giúp bạn xác định xem một nốt ruồi hoặc một đốm nhỏ trên da có khả năng là ung thư hắc tố hoặc các bệnh ung thư da khác hay không:

  • A (asymmetrial) là hình dạng không đối xứng. Một nửa của nốt ruồi không giống nửa còn lại.
  • B (border) là bờ tổn thương. Bờ không đều, có khía hoặc hình giống nhứ vỏ sò.
  • C (color) là màu sắc. Thay đổi màu sắc, có nhiều màu hoặc màu không đều.
  • D (diameter) là đường kính.  Nốt ruồi tăng kích thước trên 1/4 inch (khoảng 6 mm).
  • E (evolving) là tiến triển. Nốt ruồi thay đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc hoặc sự gồ cao, đặc biệt nếu một phần hoặc toàn bộ nốt ruồi chuyển sang màu đen. Nốt ruồi xuất hiện thêm các dấu hiệu và triệu chứng mới, chẳng hạn như ngứa hoặc chảy máu.

Ung thư hắc tố khác nhau rất nhiều về hình dạng. Một số xuất hiện tất cả các đặc điểm nêu ở trên, một số chỉ có một hoặc hai đặc điểm. 

Biến chứng và yếu tố nguy cơ

Ung thư hắc tố là biến chứng nghiệm trọng của nốt ruồi. Một số người có nguy cơ biến đổi ác tính cao hơn mức trung bình, bao gồm:

  • Nốt ruồi xuất hiện từ khi sinh ra còn được gọi là nốt ruồi bẩm sinh kích thước lớn (khi đường kính trên 5 cm). Tuy nguy cơ cao hơn nhưng một nốt ruồi lớn cũng hiếm khi trở thành ung thư và nếu xảy ra thì cũng hầu như không bao giờ xảy ra trước tuổi dậy thì.
  • Có nốt ruồi không điển hình. Còn được gọi là nốt ruồi loạn sản với đặc điểm hình dạng bất thường, kích thước lớn hơn nốt ruồi thông thường. Chúng thường liên quan đến di truyền. Về đặc điểm màu sắc bao gồm: trung tâm màu nâu sẫm và đường viền nhạt hơn, không đồng đều.
  • Có nhiều nốt ruồi. Có hơn 50 nốt ruồi bình thường trên cơ thể biểu hiện sự gia tăng nguy cơ ung thư hắc tố. Đã có hai nghiên cứu ủng hộ cho quan điểm này. Trong đó một nghiên cứu đưa ra kết quả, những người dưới 50 tuổi có từ 20 nốt ruồi trở lên trên cánh tay có nguy cơ mắc ung thư hắc tố cao hơn. Nghiên cứu còn lại cho thấy mối liên quan giữa số lượng nốt ruồi của phụ nữ và nguy cơ ung thư vú.

Nhiều nốt ruồi làm tăng nguy cơ ung thư hắc tố. Nguồn ảnh: miiskin.com

  • Có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư hắc tố. Nếu bạn từng bị ung thư hắc tố ác tính trước đó đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ cao hơn tiến triển thành nốt ruồi ác tính. Ngoài ra, một số típ nốt ruồi không điển hình gây ra ung thư hắc tố di truyền. 

Chẩn đoán nốt ruồi

Bác sĩ chẩn đoán nốt ruồi bằng cách quan sát tổn thương da. Việc lựa chọn khám da trong quá trình khám sức khỏe định kỳ như là một biện pháp dự phòng cho chính bản thân bạn. Hãy nói chuyện với bác sĩ để lên một lịch trình khám phù hợp. Trong khi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ da của cơ thể. 

Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng một nốt ruồi có khả năng ung thư, họ có thể lấy mẫu mô (sinh thiết da) để chẩn đoán xác định. 

Điều trị nốt ruồi

Hầu hết, các nốt ruồi không cần điều trị. 

Phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi

Nếu nốt ruồi được chẩn đoán là ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Hoặc nếu nốt ruồi xuất hiện tình trạng kích ứng khi cạo râu, bạn cũng có thể lựa chọn phương pháp điều trị này.

Phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi chỉ mất một thời gian ngắn tại các cơ sở điều trị ngoại trú. Bác sĩ sẽ gây tê vùng xung quanh nốt ruồi và cắt toàn bộ nốt ruồi cùng với một phần da lành nếu cần thiết. Phương pháp này có khả năng để lại sẹo vĩnh viễn.

Nếu bạn nhận thấy nốt ruồi xuất hiện trở lại, hãy tái khám bác sĩ sớm. 

Chăm sóc thẩm mỹ

Nếu nốt ruồi làm bạn cảm thấy tự ti, hãy thử trang điểm để che bớt nó. Nếu có một sợi lông mọc từ nốt ruồi, bạn có thể nhổ hoặc cắt sát bề mặt da. Hoặc nói chuyện với bác sĩ da liễu về việc loại bỏ vĩnh viễn lông và nốt ruồi.

Bất cứ khi nào bạn gây ra tình trạng kích ứng nốt ruồi, hãy giữ cho nó luôn sạch sẽ và đi khám bác sĩ nếu nốt ruồi không lành lại được. 

Biện pháp hạn chế sự phát triển của nốt ruồi

Các biện pháp sau đây có thể giúp hạn chế sự phát triển của nốt ruồi và biến đổi thành ung thư hắc tố ác tính. 

  • Theo dõi sự thay đổi

Thường xuyên kiểm tra, quan sát nốt ruồi trên cơ thể để phát hiện những thay đổi, có khả năng là dấu hiệu của một khối u ác tính. Tự kiểm tra mỗi tháng một lần, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư hắc tố. Soi gương, hãy kiểm tra từ đầu đến chân, bao gồm da đầu, lòng bàn tay và móng tay, nách, ngực, chân và bàn chân, lòng bàn chân và kẽ ngón chân, cả kể vùng sinh dục và kẽ mông.

Trao đổi với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ mắc ung thư hắc tố để xem liệu bạn có cần khám chuyên khoa da liễu định kỳ hay không.

  • Bảo vệ làn da của bạn

Thực hiện các biện pháp để bảo vệ da khỏi tia bức xạ (UV), chẳng hạn như ánh nắng mặt trời hoặc giường tắm nắng. Tia UV có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư hắc tố, cũng như trẻ em không được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời có khả năng hình thành nhiều nốt ruồi hơn.

  • Tránh thời gian nắng cao điểm. Đối với nhiều người ở Bắc Mỹ, tia nắng mặt trời mạnh nhất trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Lên lịch cho các hoạt động ngoài trời vào những thời điểm khác trong ngày, ngay cả vào những ngày nhiều mây hoặc vào mùa đông.
  • Sử dụng kem chống nắng quanh năm. Bôi kem chống nắng khoảng 30 phút trước khi ra ngoài trời, kể cả trong những ngày nhiều mây. Sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF ít nhất là 15. Thoa nhiều và thoa lại sau mỗi hai giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đang bơi hoặc đổ mồ hôi. Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng kem chống nắng chống thấm nước, phổ rộng với chỉ số SPF ít nhất là 30.

Thường xuyên bôi kem chống nắng để bảo vệ làn da. Nguồn ảnh: https: skincancer.org

  • Che đậy. Kính râm, mũ rộng vành, áo dài tay và quần áo bảo hộ khác giúp bạn tránh tia UV gây hại. Hãy thử tìm hiểu, xem xét các loại quần áo được làm bằng vải đặc biệt để tia UV.
  • Tránh đèn và giường tắm nắng. Do chúng phát ra tia UV và làm tăng nguy cơ ung thư da.

Khi nào đến gặp bác sĩ

Thăm khám gặp bác sĩ nếu nốt ruồi nhìn bất thường, phát triển hoặc thay đổi nhanh. 

Chuẩn bị cho cuộc hẹn với bác sĩ

Nếu bạn cảm thấy lo lắng về nốt ruồi, bác sĩ gia đình thường sẽ trả lời cho bạn biết nó có lành tính hay không hoặc sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa da liễu nếu cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu giúp chẩn đoán chính xác. 

Dưới đây là một số nội dung bạn có thể chuẩn bị cho cuộc hẹn. 

Bạn có thể làm gì?

  • Liệt kê bất kỳ thay đổi nào mà bạn nhận thấy hoặc bất kỳ triệu chứng mới nào bạn đang gặp phải. Bao gồm cả những điều nghe có vẻ không liên quan đến lý do khám.
  • Mang theo tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc thuốc bổ mà bạn đang dùng.
  • Nếu trước đây bạn đã từng bị ung thư hắc tố hoặc tẩy nốt ruồi, hãy lưu ý vị trí và ngày phẫu thuật trước đó. Nếu bạn có kết quả sinh thiết, hãy mang theo nó.
  • Không trang điểm hoặc sơn móng tay do những sản phẩm này gây khó khăn cho quá trình thăm khám của bác sĩ.
  • Liệt kê các câu hỏi.  

Đối với nốt ruồi, một số câu hỏi cơ bản cần hỏi bác sĩ bao gồm: 

  • Bác sĩ có nghĩ rằng nốt ruồi này có khả năng là ung thư?
  • Cách xử lý thích hợp nhất là gì?
  • Khi nào một nốt ruồi cần phải được kiểm tra?
  • Tôi có thể ngăn chặn sự xuất hiện của nhiều nốt ruồi?
  • Bác sĩ có bất kỳ tài liệu gì về vấn đền này mà tôi có thể mang về nhà không? Bác sĩ hãy giới thiệu những trang web đáng tin cậy viết về vấn đề này. 

Ngoài những câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong cuộc hẹn. 

Những vấn đề bác sĩ có thể hỏi

Bác sĩ có khả năng hỏi, như: 

  • Lần đầu tiên bạn nhận thấy nốt ruồi này là khi nào?
  • Bạn đã có nốt ruồi này từ lâu, hay là mới mọc?
  • Bạn có nhận thấy bất kỳ biến đổi nào ở nốt ruồi này, chẳng hạn như màu sắc hoặc hình dạng của nó?
  • Bạn đã từng phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi chưa? Nếu có, bạn có biết chẩn đoán nốt ruồi này là nốt ruồi không điển hình hay ác tính không?
  • Bạn có tiền sử gia đình bị nốt ruồi không điển hình, ung thư hắc tố ác tính hoặc các bệnh ung thư khác không?

Bạn đã từng bị bỏng nắng hoặc thường xuyên tiếp xúc với bức xạ tia UV chẳng hạn như từ giường tắm nắng chưa? 

Xem thêm: 

Câu hỏi liên quan

Tiến triển tự nhiên của một nốt ruồi lành tính. Nốt ruồi thường trải qua một vòng đời khoảng 50 năm và thay đổi dần dần. Thông thường, chúng bắt đầu phẳng và giống như tàn nhang, sau đó to dần lên theo thời gian.
Xem thêm
Nếu nốt ruồi của bạn có diện tích nhỏ, nông, nhạt màu thì sau ít nhất 3 ngày vết thương sẽ có dấu hiệu lành lại.
Xem thêm
Một số cách tẩy nốt ruồi bạn có thể tham khảo: Cách tẩy nốt ruồi bằng tỏi; bằng gừng; muối i-ốt; vỏ chuối chín; kem đánh răng...
Xem thêm
Không chà xát hoặc gãi; Giữ vùng da mới tẩy nốt ruồi khô trong 24h đầu; Vệ sinh vết thương hàng ngày; Sử dụng kem/ thuốc kháng khuẩn để sát trùng da...
Xem thêm
Giữ ẩm vết thương; Vệ sinh vết thương; Sử dụng thuốc hoặc kem dưỡng; Sử dụng kem chống nắng...
Xem thêm
Top các địa chỉ tẩy nốt ruồi an toàn, uy tín: Bệnh viện Da liễu Trung ương; Bệnh viện Da liễu Hà Nội; VIỆN THẨM MỸ Y KHOA DR.HẢI LÊ...
Xem thêm
Bạn cần lựa chọn sản phẩm kem đánh răng có thương hiệu nổi tiếng, với màu trắng không pha trộn các màu khác. Vì như vậy mới đảm bảo an toàn cũng như hạn chế tình trạng da bị kích ứng và cho ra hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm
Trên thực tế, có nên tẩy nốt ruồi ở mặt không còn dựa vào quan niệm của từng người, từng vị trí và tình trạng của nốt ruồi.
Xem thêm
Tẩy nốt ruồi tại nhà bằng kem đánh răng; bằng vỏ chuối; bằng gừng và mật ong; bằng quả dứa...
Xem thêm
Nốt ruồi là những đốm xuất hiện trên da. Chúng thường có màu nâu, đen hoặc đỏ. Bề ngoài, chúng thường nhô cao hay phẳng, trơn láng hoặc thô ráp, một số còn có lông mọc tại nốt ruồi. Vì nhiều lý do khác nhau, một số nốt ruồi ở các vị trí trên cơ thể có thể làm xấu đi làn da và giảm thẩm mỹ. Do đó, tẩy nốt ruồi xuất hiện là một sự lựa chọn của nhiều người để tăng thẩm mỹ cho bản thân. Vậy tẩy nốt ruồi bao lâu thì lành? Cách tẩy nốt ruồi tại nhà như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Nốt ruồi
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!